Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Quản xe hợp đồng bằng bến ảo, được không?

Quách Đồng: Thứ năm 29/02/2024, 15:36 (GMT+7)

Một số ý kiến cho rằng, thay vì dựa vào các thông số: số lượng chuyến xuất bến trùng lặp trong tháng, điểm đi, điểm đến, hợp đồng với hành khách... có thể yêu cầu các nhà xe, doanh nghiệp vận tải đón khách bằng bến ảo, được đăng ký và quản lý rõ ràng, cụ thể được không?

Bộ GTVT đang chủ trì soạn thảo nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô, trong đó, trọng tâm nhất ở quy định về xe khách hợp đồng, nhằm chấn chỉnh tình trạng xe hợp đồng trá hình.

Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng, thay vì dựa vào các thông số: số lượng chuyến xuất bến trùng lặp trong tháng, điểm đi, điểm đến, hợp đồng với hành khách... có thể yêu cầu các nhà xe, doanh nghiệp vận tải đón khách bằng bến ảo, được đăng ký và quản lý rõ ràng, cụ thể được không? Mô hình bến ảo như thế nào?


Thường xuyên di chuyển từ Hà Nội đi Nam Định và ngược lại, chị Nguyễn Thúy Nhung (ở Đống Đa, Hà Nội) luôn chọn xe tiện chuyến hoặc xe hợp đồng đưa đón tận nhà. Theo chị Nhung, dù giá cước có cao hơn, song tiện lợi và đỡ mất thời gian hơn so với việc ra bến xe:

"Nhà tôi không gần bến xe nên khó khăn trong việc dến bến xe các thứ. Thay vì việc đó thì tôi gọi và khi người ta đến đón sẽ tiện cho việc di chuyển. Tôi cảm thấy khá ok và nó tốt hơn xe khách ở ngoài vì số lượng khách nó cũng ít hơn".

Tuy vậy, cũng có ý kiến băn khoăn khi việc đón trả khách của xe hợp đồng khiến tình trạng ùn tắc tại các đô thị thêm nghiêm trọng:

"Đường này đã không to rồi, nhưng những chiếc xe đó vẫn cố đi vào. Hai chiếc xe, khách lên và xuống là đã tắc khiến những người đi bộ, xe máy phải dừng lại để chờ đợi, bí tắc giao thông, không thể đi được".

"Quan trọng là ý thức tham gia giao thông thôi, bình thường các xe trả khách như thế mà dừng đỗ nhanh, lúc đó khả năng đường nó tắc, và nhiều xe, lượng xe tham gia giao thông đông".

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết, hiện cả nước chỉ có hơn 17.000 xe tuyến cố định, nhưng có tới 237.000 xe hợp đồng. Việc nở rộ xe hợp đồng, cùng với việc đón trả khách không đúng nơi quy định, hình thành các bến cóc, ngày càng đe dọa nguy cơ mất ATGT và ùn tắc giao thông tại các đô thị.

Bởi vậy, để quản lý xe hợp đồng một cách hiệu quả, Bộ GTVT đã đề xuất: Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải có bộ phận đảm bảo ATGT; siết chặt việc quản lý xe kinh doanh vận tải theo hướng, giảm tần suất chuyến đi tối đa trong một tháng tại 1 điểm từ 30% xuống tối đa 10%; mỗi xe hợp đồng không được thực hiện quá 10% tổng số chuyến có điểm đầu và cuối lặp lại …

"Nghị định lần này cũng đưa ra một quy định chặt chẽ như vậy, tức là trong một khoảng thời gian như 1 tháng thì anh không được thường xuyên chạy từ điểm A đến điểm B theo tính chất cố định hoặc không được thường xuyên đón trả khách tại trụ sở hoặc văn phòng của họ. Đối với những quy định như thế thì nó sẽ góp phần để hạn chế xe dù bến cóc", ông Ngọc cho biết.

Việc nở rộ xe hợp đồng, cùng với việc đón trả khách không đúng nơi quy định, hình thành các bến cóc, ngày càng đe dọa nguy cơ mất ATGT và ùn tắc giao thông tại các đô thị.

Việc nở rộ xe hợp đồng, cùng với việc đón trả khách không đúng nơi quy định, hình thành các bến cóc, ngày càng đe dọa nguy cơ mất ATGT và ùn tắc giao thông tại các đô thị.

Ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN cho biết, hiện đơn vị đang nâng cấp phần mềm để tự đọng phát hiện các vi phạm, giúp các Sở GTVT xử lý các trường hợp vi phạm một cách hiệu quả hơn:

"Hiện nay theo Đề án mà Bộ GTVT phê duyệt, chúng tôi đang nâng cấp phần mềm để làm sao tự động phát hiện các điểm trùng lặp, hành trình trùng lặp cũng như những điểm đi, điểm đến để giúp các Sở GTVT có thể phát hiện hiện, xử lý các hành vi vi phạm trong thời gian tới".

Tuy vậy, từ góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho hay, trước đây, nghị định 86 quy định, các doanh nghiệp phải hoạt động tối thiểu 70% số lốt đăng ký tại các bến, song nghị định 10 sau này cho phép các Sở GTVT thu hồi chấp thuận khai thác tuyến nếu doanh nghiệp 60 ngày không hoạt động. Do đó, dù không hoạt động, hoặc hoạt động rất ít, nhưng vẫn đảm bảo 60 ngày, khiến các Sở GTVT không thể xử lý:

"Nó có hiện tượng là một số đơn vị mặc dù người ta hoạt động rất ít, nhưng vẫn đảm bảo 60 ngày thì người ta vẫn được hoạt động. Vì vậy các Sở GTVT rất khó khăn trong việc xử lý".

Cũng theo ông Tuyển, với các đơn vị có nhiều phương tiện, họ dễ dàng đảo các xe để lách quy định tỷ lệ xe có điểm đầu điểm cuối trùng lặp, khiến việc xác định vi phạm khó khăn hơn.

Từ thực tế đó, một số ý kiến cho rằng, để quản trị tốt vận tải hành khách, không nên phân biệt xe hợp đồng/xe tuyến cố định, cái cần siết chặt là về an toàn. Bên cạnh đó, xu thế chung hiện nay là phải đổi mới về pháp lý, cơ chế, hạn chế giấy phép con, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cho rằng, thay vì buộc doanh nghiệp ký một hợp đồng, một điểm đi và đến, tần suất xuất đón trả khách tại một địa điểm..., có thể để doanh nghiệp đón khách tại các địa điểm đảm bảo an toàn, được đăng ký với cơ quan quản lý, giống như bến ảo, đồng thời dữ liệu đó sẽ được lên gửi Cục đường bộ hoặc Bộ GTVT để quản lý:

"Chúng ta phải định hình ra, mỗi tổ dân phố, mỗi phường, mỗi quận có bao nhiêu chỗ có thể đỗ xe được an toàn, có thể cho người lên xuống một cách an toàn. Người ta sẽ dùng công nghệ để hẹn giờ, đúng giờ xe đến, người ta chỉ đợi 1-2 phút là lên xe, hoàn toàn không ảnh hưởng vấn đề ùn tắc hay trật tự cả". 

Ảnh minh hoạ: Báo Công thương

Ảnh minh hoạ: Báo Công thương

Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Bởi vậy, dưới góc nhìn của VOV Giao thông, thay vì đặt ra và áp dụng các công cụ hành chính thuần túy, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ, quản lý bằng công nghệ để đưa loại hình vận tải này vào khuôn khổ.

Có lẽ ít loại hình vận tải nào thu hút sự quan tâm của cơ quan quản lý, của các nhà chuyên môn, chuyên gia, và của chính các doanh nghiệp vận tải như loại hình vận tải hành khách bằng hợp đồng- còn gọi là hợp đồng vận tải cá nhân, xe limuosine...

Chỉ trong vòng 10 năm, từ 2014 đến nay, Bộ GTVT đã 3 lần ban hành nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, từ Nghị định 86/2014, Nghị định 10/2020, nghị định 47/2022 và hiện đang tiếp tục sửa đổi mà trọng tâm là đề ra các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả hơn với loại hình vận tải hành khách bằng xe hợp đồng.

Không phải ngẫu nhiên, cơ quan quản lý phải đau đầu với loại hình vận tải này, nhưng cũng chưa thật sự hiệu quả. Chẳng vậy mà dư luận ví xe hợp đồng là loại hình vận tải “ba không”: không nộp thuế giá trị gia tăng; không mất lệ phí bến bãi; không mua bảo hiểm cho hành khách, không chỉ làm gia tăng ùn tắc, gây mất an toàn giao thông, mà còn tạo sự cạnh tranh không bình đẳng với loại hình vận tải hành khách tuyến cố định.

Tuy vậy, đến thời điểm này, các quy định đặt ra để quản lý xe hợp đồng vận tải cá nhân, xe limuosine chủ yếu nhắm vào việc ngăn chặn tần suất xe xuất phát tại một điểm, tỷ lệ hành trình trùng lăp… Chẳng hạn, trước đây, Nghị định 86/2014 quy định mỗi xe, mỗi tháng không được thực hiện quá 70% tổng số chuyến có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp.

Đến Nghị định 10/2020, tỷ lệ này đã hạ xuống, còn 30% và dự kiến tới đây Bộ GTVT đề xuất hạ tiếp xuống còn 10% tỷ lệ chuyến trùng lặp.

Tuy vậy, tỷ lệ chuyến xe trùng lặp dễ dàng bị nhà xe lách luật bằng việc lập các văn phòng du lịch, trụ sở chi nhanh công ty chỉ cách nhau vài số nhà. Thậm chí, với doanh nghiệp có nhiều phương tiện cũng dễ dàng “lách luật” bằng việc đảo phương tiện vận chuyển.

Bởi vậy, một số chuyên gia cho rằng, việc áp dụng tỷ lệ chuyến trùng lặp, địa điểm đón/trả khách trùng lặp chỉ là giải pháp mang tính hành chính, chứ không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Điều cần làm là phải phát triển thêm nhiều vị trí trung gian đưa đón và trả khách, chứ không chỉ gò cứng ở tại một số vị trí cố định, đồng thời phải kết nối một cách chặt chẽ với giao thông công cộng.

Hiện nhiều nước trên thế giới đã không còn bắt buộc xe khách phải vào bến tập trung như cách làm hiện nay ở nước ta mà họ cho các doanh nghiệp vận tải tự chủ động xây dựng các điểm dừng đón/trả khách trên lộ trình di chuyển của mình, giống như một bến ảo, chỉ là nơi xuất phát và kết thúc chuyến đi. Những bến ảo phải đúng quy chuẩn, được đăng ký với cơ quan chức năng để làm cơ sở cho việc quản lý, thu thuế và doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong hoạt động tại các điểm đó. Tất cả các sai phạm phát sinh đều bị xử phạt rất nặng.

Đã đến lúc, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để quản lý, trao quyền chủ động cho các doanh nghiệp vận tải trong việc xác định các “bến ảo” đón trả khách để đăng ký với cơ quan quản lý.

Khi hoạt động của doanh nghiệp được đăng ký và quản lý chặt chẽ, đáp ứng được nhu cầu của hành khách, mới có thể ngăn ngừa tình trạng xe hợp đồng trá hình, len lỏi vào các tuyến phố, trong khi cơ quan quản lý không thể cấm, nhưng cũng chưa có giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý, ngăn chặn.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.