Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Quản lý phụ phẩm nông nghiệp để không gây ô nhiễm môi trường

Hồng Lĩnh: Thứ năm 06/10/2022, 22:28 (GMT+7)

Sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều giá trị, đặc biệt là ở Việt Nam khi có hơn 65% dân số sống ở nông thôn. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng gây phát sinh lớn phụ phẩm, khi quản lý không phù hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ.

Theo thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm cả nước là gần 157 triệu tấn. Trong đó, phụ phẩm từ ngành trồng trọt có khối lượng lớn nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ phẩm cây trồng được thu gom, sử dụng chỉ chiếm hơn 52%. Với ngành chăn nuôi, hàng năm có nhiều triệu tấn chất độn chuồng thải, nhưng chưa có số liệu điều tra đánh giá về nguồn phụ phẩm này; từ 1/3 đến một nửa cơ thể gia súc cho thịt, sữa, trứng hoặc lông không được con người sử dụng. 

Với ngành thuỷ sản, hiện có khoảng 1 triệu tấn phụ phẩm, chiếm 15-20% so với tổng sản lượng thuỷ sản chế biến. Trong đó, 90% phụ phẩm từ chế biến thuỷ sản đã được thu gom, chế biến thành các sản phẩm hữu ích, có giá trị cao. 

Ông JESUS LAVINA, Phó Trưởng ban Hợp tác Phát triển – Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại VN chia sẻ: "Vấn đề về rác thải và phụ phẩm nông nghiệp đã được đề cập trong nhiều chương trình hành động của Liên minh Châu Âu.

Chúng tôi tin tưởng rằng việc chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giải quyết được những vấn đề mang tính cốt lõi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến trình này vẫn còn một số hạn chế tại Việt Nam trong một số mô hình cụ thể".

Đốt rơm rạ vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa: VnEconomy

Đốt rơm rạ vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa: VnEconomy

Ở góc độ nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, phụ phẩm trong nông, lâm, thuỷ sản phải được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, chứ không phải là chất thải. Nguồn nguyên liệu này cần được xem là đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Ông Nguyễn Đức Trọng, Phó chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, cần phải có những nhóm giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất đẩy mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đây là đối tượng sử dụng phụ phẩm trồng trọt nhiều nhất. Cái thứ 2 là chăn nuôi tuần hoàn, đầu ra của ngành nọ là đầu vào của ngành kia thành một chuỗi tuần hoàn, sử dụng tối đa những cái bỏ đi thành nguyên liệu thức ăn, chế biến phân, chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ bón cho trồng trot, rồi phân phục vụ lại trồng trọt như ngô sinh khối, nhu cầu thức ăn xanh rất là cao, đến năm 2030 kế hoạch sử dụng đến 130 triệu tấn. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến và áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn. Cùng với đó nâng cao hiệu quả nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong chế biến phụ phẩm nông nghiệp.

PGS. TS Bùi Bá Bổng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chuyên gia cao cấp của FAO (đọc: Phao) tại Việt Nam nhấn mạnh tính thực tiễn của vấn đề kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp:

Chúng ta có rất nhiều mô hình nhưng không nhân ra được nhiều, mà cái này Bộ trưởng Lê Minh Hoan thường hay nói, mô hình.. mô hình.. rồi sao nữa? Trên thực tế thì cũng rất nhiều mô hình, hàng nghìn mô hình rất là tốt, đặc biệt các dự án quốc tế hỗ trợ rất là tốt, nhưng rồi sao nữa? Câu hỏi của Bộ trưởng khiến chúng ta phải trăn trở và trách nhiệm. 

Hiện Bộ NN&PTNT đang xây dựng, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình nông nghiệp 4F (Thức ăn – Trang trại – Thực phẩm – Phân bón hữu cơ), quy trình nông nghiệp tuần hoàn hở hoặc kín để có cơ sở thực hiện việc tiêu thụ các sản phẩm là phụ phẩm nông nghiệp trong thời gian tới.

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn