Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Thái Sơn: Thứ tư 05/10/2022, 15:20 (GMT+7)

Sáng nay (5/10), tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn kinh tế Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo năm 2022.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu khai mạc Diễn đàn

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu khai mạc Diễn đàn

Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhận định, thời gian qua, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên các địa bàn còn nhiều khó khăn.

Thông qua các hội nghị, hội thảo, nhiều chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững đã được hình thành. Nhiều đặc sản vùng, miền như xoài Sơn La, sâm Ngọc Linh, bơ sáp Đắk Lắk, cá hồi Sapa, rượu sim Phú Quốc… đã vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Hệ thống chính sách sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương, tăng cường năng lực cho công chức, viên chức của tỉnh, huyện, xã về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo… được hình thành.

Ngoài ra, chương trình còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Bộ Công Thương đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa các doanh nghiệp quan tâm đến các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để biết thế mạnh của các vùng này và đặc biệt là các sản phẩm để sau đó kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm đó vào các hệ thống phân phối.

Ngoài ra, nâng cao năng lực cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, xã nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để giúp cho họ có thể hướng dẫn cho các doanh nghiệp ở các vùng này, cũng như người sản xuất để có thể cải tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đáp ứng được yêu cầu của hệ thống phân phối trong và ngoài nước”.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường phát biểu tại Diễn đàn

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường phát biểu tại Diễn đàn

Báo cáo tình hình hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cho biết, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020 đã đem lại kết quả khả quan về tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ở địa bàn khó khăn.

Trong đó Bộ Công Thương đã kết nối hơn 60 doanh nghiệp với trên 80 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lợi thế phát triển tại các tỉnh Lào, Cai, Hà Giang, Cao bằng, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Quảng Ninh. Ngoài ra Bộ Công Thương đã hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 mô hình phân phối đặc thù sản phẩm tỏi Lý Sơn và sản phẩm thuỷ sản, hải sản của Côn Đảo đến được hệ thống phân phối lớn trong cả nước.

Giai đoạn 2021-2025, Bộ Công Thương sẽ triển khai 15 đề án tập trung phát triển các mặt hàng có tiền năng lợi thế, phát triển thương mại hàng hoá và dịch vụ gắn với du lịch biển đảo, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong việc hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh khu vực vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh công nghiệp 4.0.

4

Với 2 phiên thảo luận về chủ đề “Bài học từ thực tiễn” và “Vai trò hỗ trợ của chính sách”, các nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế đã chia sẻ những kinh nghiệm phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương chinh phục thị trường trong và ngoài nước. 

Đồng thời, các diễn giả cũng chỉ ra những điểm vướng mắc trong quá trình doanh nghiệp miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đưa hàng hóa đặc sản của Việt Nam thành hàng hóa thế mạnh và tham gia xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử toàn cầu; đề xuất giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương, khai thác hiệu quả yếu tố đặc trưng văn hóa, dân tộc, tinh hoa sản phẩm của mỗi địa phương để đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.