Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Thời hạm tạm đóng cửa là 7,5 tháng, kể từ ngày 20/10/2022 tới đây để đơn vị khắc phục những lỗi vi phạm.
Nguyên nhân là do nhiều hạn mục công trình xử lý rác của nhà máy xử lý rác Bến Tre hiện vẫn còn dang dở, chưa được đầu tư theo quy định, dù đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2018 cho đến nay; Hàng trăm tấn rác thải được tập kết về nhà máy mỗi ngày nhưng công suất nhà máy hiện không đáp ứng, nên tồn đọng khoảng 80.000 tấn rác trong nhà máy, gây bốc mùi hôi thối.
Nước từ bãi rác rỉ ra môi trường bên ngoài, chảy xuống kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương, gây bức xúc trong nhân dân.
Nhiều đống rác tồn đọng trong nhà máy chất cao như núi, bốc mùi rất nặng.
Chị Trần Thị Thúy L. , có nhà ở cách nhà máy xử lý rác thải Bến Tre chỉ vài trăm mét cho biết: "Gia đình chỉ sử dụng nước dưới con rạch trước nhà để tưới cây nhưng nguồn nước lúc nào cũng đen thui và bốc mùi hôi thối nên không tưới được. Chị làm nghề uốn tốc nhưng do mùi hôi phát ra từ nhà máy quá nặng, nên chị phải đóng cửa tiệm".
Theo quyết định xử phạt của UBND tỉnh Bến Tre, Công ty cổ phần xử lý rác Bến Tre đã vi phạm một số nội dụng như: Không phối hợp với chính quyền địa phương trong việc lấy ý kiến báo cáo đánh giá tác động môi trường để niêm yết công khai theo quy định; Không thường xuyên vận hành hệ thống xử lý nước thải; không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại;…
Sau khi nhà máy xử lý rác thải Bến Tre đóng cửa, Công tác thu gom rác thải trên địa bàn thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành sẽ do Công ty Cổ phần Công trình đô thị Bến Tre thực hiện, sau đó rác được chuyển về nhà máy xử lý rác thải An Hiệp, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, cách thành phố Bến Tre khoảng 60km để xử lý.
Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre do Công ty Cổ phẩn xử lý rác thải Bến Tre làm chủ đầu tư do ông Nguyễn Văn Hải làm đại diện. Nhà máy đặt tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, trên diện tích 3,81ha. Công suất thiết kế xử lý 200 tấn rác thải/ngày. Dự án có vốn đầu tư 200 tỷ đồng, được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 06/2018.
Trước đó, UBND tỉnh Bến Tre, các ban ngành cùng chính quyền địa phương đã nhiều lần đến kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục công trình còn dang dỡ để nâng công suất xử lý rác đúng với công suất thiết kế, nhằm hạn chế tác động đến môi trường và đời sống của người dân. Tuy nhiên đã hơn 4 năm qua, chủ đầu tư vẫn không thực hiện.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Thời gian qua, trên thế giới liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn hàng không gây thiệt hại nghiêm trọng về người, như tai nạn máy bay B737-800 của hãng hàng không Jeju Air làm chết 179 người trên máy bay tại Hàn Quốc; tai nạn máy bay E190 của Hãng hàng không Azerbaijan Airlines làm chết 38 người…
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Có lo ngại cho rằng, với mức mức tiền phạt tăng vọt như quy định, nguy cơ xuất hiện tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm cũng cao hơn.
Qua 4 ngày triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực.