TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong bối cảnh đó, các dịch bệnh theo mùa và thường gặp đang quay trở lại như Cúm A, Cúm B, sốt xuất huyết, Sốt virus hoành hành, khiến các phòng khám nhi trở nên quá tải, nguy cơ dịch chồng dịch tại Việt Nam đã hiện hữu.
Gần đây, chị Nguyễn Thị Lan, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phải tiến hành thủ tục nhập viện cho 2 con nhỏ bị cúm A. Tuy nhiên, gọi điện tới các bệnh viện công lập lớn đều quá tải, hết phòng. Chị phải chuyển viện 2 lần tới các bệnh viện tư mới có phòng bệnh, đủ chỗ cho 2 vợ chồng vào chăm các con.
“Trước khi đi chúng tôi đã phải gọi điện, vì các bệnh viện đều quá tải, bảo là hết chỗ rồi. Nên đến đêm khuya mới vào được viện. Gần đây, những bệnh cảm vặt cũng liên tục nên chúng tôi phải vào các phòng khám tư, vì vào bệnh viện công đông, sợ lây nhiễm chéo. Mà phòng khám tư cũng rất đông, tôi phải đăng ký online từ 12h đêm mới đăng ký được lịch khám cho ngày hôm sau”, chị Lan nói.
Tương tự, chị Bùi Thu Thủy, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng đang trải qua những ngày rất căng thẳng khi 2 con trai liên tục mắc các bệnh về đường hô hấp. Riêng bé nhỏ nhà chị đang bị ho, sốt, tiêu chảy, viêm tai giữa.
Theo chị Thủy, do các bệnh viện công hiện đều quá tải, trong khi bệnh viện tư dù thoáng hơn nhưng lại đắt đỏ, nên lựa chọn của gia đình chị là thường đưa các cháu đi khám tại các phòng khám tư: “Mình cũng có sự lựa chọn là khám ở các phòng khám tư, nơi có các bác sĩ ở bệnh viện nhi Trung ương mở. Thứ nhất là gần nhà, thứ hai chi phí khám không quá cao, thứ ba là không bị đông quá, mình thường đặt lịch trước qua app từ 1-2 ngày, đến lịch thì đến. Nếu không đặt thì cũng đông, nhưng không đông bằng bệnh viện công”
Chị Thủy cũng chia sẻ, Hà Nội đang trong giai đoạn giao mùa, thời tiết nóng lạnh, mưa nắng thất thường nên trẻ rất dễ bị dịch bệnh tấn công, trong khi bố mẹ thường nghĩ là ốm lặt vặt nên có sự chủ quan: “Bé nhà mình dưới 1 tuổi thì rất để ý và lo. Nhưng qua 3 tuổi thì mình cũng có chủ quan một chút. Đợt này là lần ốm nặng nhất kể từ khi được 3 tháng tuổi đến giờ. Những lần khác, từ 3 tuổi trở ra chỉ ho nhẹ, uống thuốc siro thảo dược độ 3-4 ngày là đỡ.
Chính vì thế mà mình chủ quan, lần này cháu cũng bị ho 3-4 hôm, vẫn uống siro thảo dược, nhưng không đỡ. Khi đi khám thì bác sĩ bảo đã bị viêm phế quản co thắt rồi, lại bị viêm tai giữa một bên nữa”.
Dịch chồng dịch đang là một nguy cơ hiện hữu ở Hà Nội. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng mạnh với hơn 1.400 ca/tuần, xuất hiện thêm 38 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 16 quận huyện.
Bên cạnh các dịch bệnh đang lưu hành như Covid-19, cúm, thủy đậu… thì nhiều dịch bệnh khác lại có dấu hiệu tăng nhanh so với cùng kỳ năm ngoái, như bệnh tay chân miệng, dịch Adenovirus.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết, việc cùng một thời điểm có sự gia tăng đáng kể của nhiều dịch bệnh như vậy là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch tại Hà Nội trong giai đoạn cuối năm nay, thậm chí là đầu năm sau. Vì vậy, người dân phải chủ động các biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình
“Đầu tiên chúng ta phải nắm bắt rất kịp thời những thông tin về dịch bệnh mà các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí đăng tải để có những biện pháp đối phó. Thông thường với những bệnh truyền nhiễm thì đa phần lây qua đường hô hấp, từ cúm A, cúm B, cúm gia cầm, Adeno virus. Với dịch bệnh lây qua đường hô hấp như vậy thì chúng ta có một bài học rất tốt là dịch Covid-19 thì cứ phòng chống theo biện pháp như vậy. Cụ thể là 2K của Bộ Y tế mới ban hành. K đầu tiên là khử khuẩn, rửa tay thường xuyên. K thứ hai là khẩu trang”, Bác sĩ Trần Văn Phúc cho biết.
Trong nguy cơ dịch chồng dịch đã hiện hữu, bác sĩ Phúc cảnh báo về khả năng quá tải có thể xảy ra tại các phòng khám, cơ sở y tế tuyến trên nếu các địa phương không thực hiện hiệu quả công tác phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt khi dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc có thể diễn ra vào tháng 11, tháng 12 tới.
“Chúng ta phải làm sao giảm tải cho ngành y tế. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu như quá tải bệnh viện, dù bác sĩ giỏi đến đâu thì cũng khó dành thời gian khám cho bệnh nhân. Đối với các tuyến y tế cơ sở cũng phải hướng dẫn bà con cách phòng chống để giảm tải số lượng bệnh nhân.”
Trong khi đó, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà cũng có chung nhận định, đặc biệt khi COVID-19 chưa dứt thì một loạt bệnh dịch khác bùng lên:
“COVID-19 vẫn còn hiện hữu, có nhiều người vẫn đang mắc lại. Rồi dịch Adenovirus , đặc biệt là ở trẻ em đang lan khá rộng. Rồi dịch sốt xuất huyết. Biểu hiện tương đối giống nhau, rất khó phân biệt. Điều quan trọng là chúng ta chẩn đoán được thì có thể điều trị. Đa số các bệnh do virus thì điều trị ngay mới có hiệu quả. Chứ để vài ba ngày, virus phát tán rồi thì điều trị không có hiệu quả.”
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà trước tình hình hiện nay, việc phòng chống dịch bệnh đòi hỏi sự phối hợp giữa người dân và ngành y tế. Nếu người dân không chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân thì công tác phòng chống dịch bệnh sẽ khó đảm bảo hiệu quả:
“Định hướng chuẩn đoán điều trị thì bộ y tế đã ban hành. Vấn đề quan trọng là người dân khi bị sốt, bệnh thì đến cơ sở y tế để chẩn đoán. Có những bệnh không phải nằm viện mà theo dõi ở nhà, hẹn tái khám.
Vì thế sẽ giảm bớt quá tải trong bệnh viện. Nếu chúng ta để nặng mới đến thì nhiều nguy cơ, chữa tốn kém. Trường hợp nặng đôi khi còn không cứu được. Chúng ta phải hiểu biết, không chủ quan với sức khỏe của mình được”.
Chớ chủ quan với ‘ốm vặt’ theo mùa
Có một câu chuyện của một bậc phụ huynh như thế này, có thể không phải là cá biệt, đặc biệt khi Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mùa.
Cụ thể, sau khoảng 3 hôm thấy con trai nhỏ hơn 1 tuổi bị ho không đỡ, bà mẹ này bèn cho đi khám tại một phòng khám tư gần nhà. Tiện có cô con gái lớn 4 tuổi cũng thi thoảng thấy thở dốc, chị cũng cho đi khám cùng luôn.
Kết quả cho thấy, cậu con trai chỉ bị ho vì dịch nước mũi chảy xuống họng, điều trị đơn giản. Còn cô con gái sau khi nghe lồng ngực và lưng thấy hơi thở rít, khò khè, được chẩn đoán chớm hen.
Nếu khám trễ vài ngày, tình trạng bệnh của cô bé có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bé gái sau đó phải tuân thủ liệu trình thuốc kéo dài 5 ngày liền và phải tái khám để chắc chắn dứt bệnh.
Rõ ràng, chuyện lơ đãng, chủ quan, nghĩ các biểu hiện nhỏ ở trẻ chỉ là “ốm vặt theo mùa”, là “bệnh ở lớp, ở trường đứa nào cũng bị” đã khiến không ít bậc phụ huynh suýt phải trả giá đắt bằng chi phí, thời gian và sức khỏe của con em mình.
Để thực hiện theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế về phòng chống bệnh, tăng sức đề kháng cho con và đặc biệt là phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, đưa con đi điều trị kịp thời - quả không phải là một trách nhiệm dễ dàng với các bậc làm cha làm mẹ.
Nhưng khó khăn này là bắt buộc phải vượt qua. Phụ huynh không những phải cập nhật tin tức, kiến thức nhanh nhạy, còn cần kỹ năng và sự tinh tế trong quan sát và phán đoán, khi nào nên theo dõi tiếp, khi nào nên đưa con đến cơ sở y tế.
Bên cạnh các bệnh viện lớn, việc bố mẹ có sẵn danh sách các phòng khám nhi khoa uy tín cũng rất hữu ích, đề phòng bệnh viện quá tải. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin là kỹ năng thiết yếu, bởi việc đặt lịch online sẽ tránh được cảnh xếp hàng quá lâu, dễ bị lây nhiễm chéo tại khu chờ đợi.
Đôi khi, việc các con có được tiếp cận y tế sớm hay không lại phụ thuộc vào sự nhanh nhạy của bố mẹ.
Đáng lưu ý, một số chuyên gia cũng đã cảnh báo về tình trạng chủ quan hiện nay về các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
Sau một thời gian dài ức chế vì COVID-19, khi đại dịch thuyên giảm, các hạn chế được nới lỏng, tâm lý cộng đồng đương nhiên sẽ thả lỏng theo. Nhiều người đã xem nhẹ biện pháp 2K gồm khẩu trang, khử khuẩn, có người chỉ đeo khẩu trang theo dạng đối phó.
Do quá ám ảnh với COVID-19 nên một số người chỉ sợ SarsCoV-2 mà không nghĩ đến các biện pháp phòng chống dịch bệnh khác. Họ tin rằng, khẩu trang chỉ dành cho việc phòng chống Covid-19.
Thực chất, trước khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu, không ít người đã nhận thức được tình trạng ô nhiễm môi trường và nguy cơ bị lây lan bệnh qua đường không khí, nên đã coi khẩu trang như một vật bất ly thân khi tới nơi có tiếp xúc gần.
“COVID-19 giờ cứ như cúm mùa ấy mà”, quan niệm đó khá sai lầm. Bởi lẽ, cúm mùa nếu xảy ra ở trẻ nhỏ mà không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra tình trạng sốt đột ngột, các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, nhiễm trùng tai và có thể dẫn đến tử vong.
Việc người lớn gán những cụm từ “cúm theo mùa thôi”, “ốm vặt thôi”… cho thấy một sự chủ quan nhất định, và cũng là thiếu hụt kiến thức về chăm lo sức khỏe cho trẻ nhỏ.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.