Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Phòng chống đuối nước trẻ em: Khoảng cách giữa chiến lược Quốc gia và thực tiễn?

Xuân Tú: Thứ tư 21/05/2025, 06:13 (GMT+7)

Dù đã có Chiến lược quốc gia phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021–2030, trong đó đuối nước là trọng tâm, với nhiều mô hình can thiệp, nhiều chiến dịch tuyên truyền được triển khai, tuy nhiên mỗi năm tại Việt Nam vẫn có hàng trăm trẻ em tử vong vì tai nạn dưới nước.

Chính sách đã có, vì sao thực tiễn vẫn chưa được như kỳ vọng?

Về vấn đề này, PV Ban VOV Giao thông Quốc gia đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoa Nam - nguyên Cục trưởng Cục Trẻ em, hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

PV: Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2021–2030, được quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có không ít trẻ em tử vong do lý do này, cụ thể năm 2024, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) thống kê cả nước ghi nhận 577 trẻ em tử vong do đuối nước. Theo ông, nguyên nhân chính của khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn là gì?

Ông Đặng Hoa Nam: Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đuối nước trẻ em thuộc loại cao trên thế giới, xếp thứ bảy ở khu vực Tây Á Thái Bình Dương và tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em của Việt Nam thì cao gấp 10 lần các nước phát triển.

Nguyên nhân chính trẻ em vẫn bị đuối nước và đặc biệt là tỷ lệ tử vong do đuối nước của trẻ em ở Việt Nam vẫn cao, có nguyên nhân khách quan, ví dụ như Việt Nam là một đất nước có bờ biển dài, nhiều hồ, ao, sông, suối. Chúng ta là một trong những quốc gia có ảnh hưởng biến đổi khí hậu, bão lũ thường xuyên.

Tuy nhiên nguyên nhân khách quan chỉ là thứ yếu. Cái nguyên nhân chủ quan hoàn toàn chúng ta có thể phòng ngừa được, trong đó đặc biệt là môi trường sống. Chúng ta cần phải thiết lập hệ thống chỉ giới ở những bãi biển, sông suối.

Khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn (Ảnh: ChatGPT)

Khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn (Ảnh: ChatGPT)

Thứ hai là chúng ta cần phải có những cộng đồng an toàn và gia đình an toàn, bể nước, giếng nước chứa nước thì cần phải có nắp đậy, có rào chắn và đặc biệt quan trọng nguyên nhân đối với trẻ em là hiện nay là tỷ lệ bao phủ trẻ em được học kỹ năng an toàn mới chỉ 20 – 25% trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 16 tuổi được học các kỹ năng an toàn, và được trải qua các lớp bơi an toàn.

Kiến thức, kỹ năng của trẻ em đóng vai trò rất là quan trọng và quyết định việc thu hẹp khoảng cách giữa các mục tiêu mong đợi của chính sách của nhà nước và các chỉ tiêu thực tế.

PV: Nhiều mô hình can thiệp hiệu quả đã được triển khai ở một số địa phương, nhưng chưa được nhân rộng trên toàn quốc. Ông đánh giá như thế nào về vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc lan tỏa các mô hình này?

Ông Đặng Hoa Nam: Có một thực tế trái ngược giữa tỉ lệ tử vong trẻ em do đuối nước ở Việt Nam vẫn còn cao và giảm chậm với các cái mô hình can thiệp của Việt Nam hiện nay đang triển khai và được các tổ chức quốc tế, trong đó có Tổ chức Y tế thế giới, đánh giá là có hiệu quả, đó chính là những vùng có triển khai những dự án như dạy bơi an toàn, các kỹ năng an toàn cho môi trường nước, phổ biến cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư về các kỹ năng phòng, chống đuối nước, cảnh giới, cảnh báo thiết lập các hệ thống rào chắn nắp đậy ở nguồn nước nguy hiểm… thì tỉ lệ tử vong của trẻ em giảm từ 3 đến 5%, có nơi giảm cao hơn.

Tuy nhiên rất đáng tiếc là những mô hình can thiệp hiệu quả này chưa được nhân rộng, do đó việc giảm tử vong do đuối nước ở trẻ em, giữa các địa phương, giữa các vùng miền khác nhau, vẫn chưa thực sự đồng bộ. Trong những năm gần đây chúng ta hầu như không nghe đến nhiều vụ đuối nước trẻ em ở Hà Nội, Hà Nội là thành phố dọc cho sông Hồng thì khoảng năm 10 năm trước năm nào chúng ta cũng nghe đuối nước thương tâm, nhưng mà mấy năm gần đây thì rất là ít.

Hay là ở Đà Nẵng, thành phố đó có sông, có biển nhưng mà gần đây chúng ta cũng rất ít nghe tin. Chúng ta cần phải suy nghĩ về chính sách can thiệp. Đó là một nghịch lý, là những địa phương chưa có điều kiện để triển khai can thiệp thì chính lại là những địa phương có vùng nông thôn, những vùng nghèo, đặc biệt là tử vong do đuối nước ở trẻ em thì ở vùng nông thôn, vùng khó khăn đâu đó khoảng 55%. 

Bơi an toàn – đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn (Ảnh: ChatGPT)

Bơi an toàn – đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn (Ảnh: ChatGPT)

PV: Việc phân bổ nguồn lực cho công tác phòng chống đuối nước trẻ em hiện nay còn hạn chế và không đồng đều. Ông có đề xuất gì để đảm bảo nguồn lực được phân bổ hợp lý và hiệu quả hơn trong thời gian tới?

Ông Đặng Hoa Nam: Nguyên nhân chính là ở việc chúng ta cần phải đầu tư một cách cụ thể hơn nữa, đặc biệt là việc đầu tư về ngân sách cũng như là nhân lực của chính quyền địa phương, mà ở đây là chính quyền cấp tỉnh, phần lớn tử vong do đuối nước ở trẻ em là hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có cơ sở dữ liệu một cách chính xác.

Bởi vì tôi cho rằng bây giờ ở cấp địa phương có thể tính toán được. Hiện nay chúng ta đã có bao nhiêu trẻ em đã được học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước để chúng ta có thể có lộ trình từ giờ đến năm 2030 là ở mỗi địa phương chúng ta cần phải kéo giảm tỷ lệ trẻ em đuối nước.

Bởi vì những tính toán về mặt ngân sách của chúng ta đã có. Ví dụ thông qua các chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em mà Cục trẻ em trước đây (hiện nay là Cục bà mẹ và trẻ em) đang triển khai thì chúng tôi cũng đã tính toán được là chúng ta có thể tổng đầu tư tất cả các chi phí, kể cả lắp đặt bể bơi, tập huấn, bồi dưỡng cho các huấn luyện viên rồi tổ chức các lớp học bơi bao gồm duy trì bể bơi và các chi phí lọc nước,cấp điện… đâu đó khoảng 30 đô la Mỹ để cho một trẻ em có thể được học bơi an toàn và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Chi phí này chúng ta hoàn toàn có thể tính toán được cụ thể, sát với nguồn lực mà chúng ta có thể đầu tư.

PV: Xin cảm ơn ông!

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hàng loạt xe bị chặn đăng kiểm do lỗi từ nhiều năm trước, xử lý ra sao?

Hàng loạt xe bị chặn đăng kiểm do lỗi từ nhiều năm trước, xử lý ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, thời gian qua, nhiều tài xế phản ánh, họ bị chặn đăng kiểm do bị lỗi phạt nguội từ nhiều năm trước. Đáng chú ý, các lỗi này không hề được phát hiện và phương tiện cũng đã nhiều lần đăng kiểm thành công. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Top 6 pha lái xe tốc độ “bàn thờ” của tài xế Việt (phần 12)

Top 6 pha lái xe tốc độ “bàn thờ” của tài xế Việt (phần 12)

Tài xế suýt bị hất tung khỏi cabin sau cú đâm kinh hoàng giữa ngã tư. Xe máy lao nhanh như tên bắn, va chạm xảy ra trong chưa đầy 1 giây. Người và xe ngã sóng xoài, gà con chạy tán loạn giữa phố. Tất cả chỉ vì quá vội, quá nhanh và quá chủ quan.

Sự cố nước chảy vào trong tàu Cát Linh - Hà Đông: Do lỗi hệ thống điều hòa

Sự cố nước chảy vào trong tàu Cát Linh - Hà Đông: Do lỗi hệ thống điều hòa

Ngày 20/5, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) thông tin liên quan đến việc tàu số 01 tuyến 2A Cát Linh – Hà đông bị chảy nước điều hòa không khí.

Kỳ vọng gì với nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch

Kỳ vọng gì với nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch nhiều năm qua trong tâm trí người dân thủ đô vẫn là 1 con sông ô nhiễm, nước đen ngòm và bốc mùi nồng nặc.

Độc lạ những chàng trai công sở mặc vest nhào lộn

Độc lạ những chàng trai công sở mặc vest nhào lộn

Một màn trình diễn độc lạ: những chàng trai công sở mặc vest nhưng lại nhào lộn đầy ấn tượng. Cùng VOV Giao thông khám phá những khoảnh khắc thú vị và độc đáo nhất từ màn biểu diễn này.

Lộ trình đừng quá đường đột

Lộ trình đừng quá đường đột

Việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô tại đô thị là xu thế tất yếu để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, cần đặt ra lộ trình áp dụng phù hợp để giảm thiểu tác động xã hội không mong muốn, nhất là việc đặt ra lộ trình quá gấp sẽ khiến việc áp dụng khó khăn, vướng mắc.

Bỏ rác lên xe, xóa dần các điểm tập kết

Bỏ rác lên xe, xóa dần các điểm tập kết

Thay vì bỏ rác tại các điểm tập kết rác rồi chờ xe cơ giới đến thu gom, nhiều tháng nay, trên địa bàn 4 quận nội đô Hà Nội, phương pháp thu gom rác đã được đổi mới theo hình thức đưa trực tiếp lên phương tiện thu gom, vận chuyển.