Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Nhường nhịn trong giao thông: Giới hạn nào để không thành thỏa hiệp?

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 04/03/2023, 13:34 (GMT+7)

Có một thực tế, càng được nhường, thì người vi phạm có xu hướng càng… lấn tới, coi việc đi lại tùy tiện là hiển nhiên, dẫn đến sự mất trật tự, rối loạn trong giao thông, trở thành nguyên nhân của tắc đường và tai nạn.

Vậy, sự nhường nhịn trong giao thông nên được hiểu thế nào cho đúng? Giới hạn nào cho sự nhường nhịn để không trở thành thỏa hiệp với cái sai, với sự tùy tiện và coi thường pháp luật?

Đón nghe Diễn đàn 91, phát sóng trực tiếp lúc 16h-17h, thứ 7, ngày 04/03/2023 trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP. HCM với chủ đề: “Nhường nhịn trong giao thông: Giới hạn nào để không thành thỏa hiệp?"

Với sự tham gia của các khách mời: Thượng tá Lê Hữu Anh - Trưởng khoa Kỹ thuật hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân và PGS. TS. Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt - Đức, Trường ĐH Việt Đức.

 

 

Nỗi băn khoăn của những người nhường nhịn

Với quãng đường đi làm hàng ngày gần 10 cây số, anh Sang, trú tại quận Hà Đông cảm thấy khá mệt mỏi khi ngày nào cũng phải di chuyển qua tuyến đường Nguyễn Trãi vào giờ cao điểm. Ùn tắc là vậy, nhưng nhiều lái xe bấm còi inh ỏi khi chờ đèn đỏ. Anh Sang phản ánh:

"Văn hóa giao thông trên đường hàng ngày mình cũng không hài lòng nhưng chẳng biết làm thế nào được, kể cả người đi ô tô cũng lấn làn đường của người đi xe máy. Nó xảy ra thường xuyên, tắc đường chủ yếu là vấn đề văn hóa giao thông. Người ta thế mình cứ nhường thôi. Không người ta cứ bấm còi đằng sau cũng khó chịu".

Liệu có khi nào 'nhường nhịn' lại có tác dụng ngược?

Liệu có khi nào "nhường nhịn" lại có tác dụng ngược?

Không khó để bắt gặp những trường hợp người điều khiển xe máy lạng lách, đi ngược chiều, đi sai phần đường, hoặc leo lên vỉa hè, cố chen lên để vượt đèn đỏ.

Nhiều vụ ùn tắc giao thông càng trở nên trầm trọng vì các phương tiện làn đường đối diện đứng chặn hết lối đi của hướng ngược lại, mà nguyên nhân là do tâm lí nóng vội.

Đa phần, khi chứng kiến những sự việc như vậy, nhiều người có tâm lý ngó lơ, bỏ qua vì ngại xảy ra va chạm, cự cãi:

"Tôi đã gặp nhiều trường hợp như vậy. Lúc đấy đi đường tôi cảm thấy rất là bực nhưng thôi một điều nhịn, chín điều lành".

"Ý thức của người dân chưa thay đổi mấy. Ai vượt vẫn cứ vượt. Quan điểm của chú là chú không quan tâm đến việc mình nhường cho người ta là khuyến khích người ta hay cản trở người ta".

Khi tham gia giao thông, chị Nga ở Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng buộc phải nhường đường với những lái xe chạy nhanh, lấn làn. Tuy nhiên, sau một vài lần chứng kiến va chạm giao thông do lái xe cố tình bấm còi xin vượt khi đèn vàng chỉ còn có vài giây, chị Nga đã nghĩ lại:

"Khi gặp những trường hợp đó, theo phản ứng của tôi, tôi sẽ nhường đường. Sau khi nhường đường, tôi cũng hơi băn khoăn vì có thể cái việc nhường đường của tôi là cái việc không tốt, việc nhường đường cho họ có thể gây ùn tắc giao thông, có thể gây ra những hành vi vi phạm giao thông, không chấp hành luật lệ giao thông, có thể gây ra va chạm giao thông".

Đa phần, người Việt Nam có thói quen nhường nhịn, nhưng cũng như chị Nga, nhiều người dân thấy băn khoăn liệu có khi nào nhường nhịn lại có tác dụng ngược?

Ảnh: PLO

Ảnh: PLO

Xây dựng kỷ cương trật tự trong chấp hành luật giao thông, có nơi nào “thông cảm” với vi phạm?

Có cơ hội học tập và giao lưu cùng nhiều sinh viên nước ngoài, bạn Nguyễn Thu Huệ, sinh viên năm thứ 4, Đại học Hà Nội nhận thấy, các bạn sinh viên nước ngoài có ý thức kỷ luật cao, tuân thủ tốt các quy định của lớp và của trường. Ngay cả khi tham gia giao thông, sự khác biệt càng thể hiện rõ:

"Tất cả các bạn nước ngoài họ có một cách ứng xử, văn hóa rất là hay. Khi sử dụng ô tô, xe máy, lúc sang đường, họ luôn quan sát cẩn thận và nhường đường. Khi đi thang máy, luôn xếp hang, nhường cho người đến trước, hoặc người khuyết tật. Tôi nghĩ là do cách giáo dục của gia đình, nhà trường, cái thứ hai là ý thức bản thân mỗi người".

Tại đảo quốc sư tử, tinh thần thượng tôn pháp luật được đặt lên hàng đầu. Những lái xe vi phạm quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đều bị xử lý nghiêm, bình đẳng giữa những người tham gia giao thông, không có tình trạng “bỏ qua” hay thông cảm.

Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, nên ý thức chấp hành quy định pháp luật của người dân rất cao. Anh Jason cho biết:

"Ở Singapore không có quá nhiều cảnh sát giao thông trên đường, chúng tôi sử dụng công nghệ thông tin để quản lý những người vi phạm. Tại các ngã tư, các nút giao cắt, trên đường cao tốc đều được bố trí các camera giám sát. Khi lái xe vi phạm như chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, camera sẽ phát hiện và giấy phạt nguội  sẽ được gửi đến sau đó".

Để xây dựng văn hóa giao thông  theo chuyên gia  giao thông người Nhật Bản KTS. Mochizuki Shinichi, việc sắp xêp thứ tự ưu tiên trông tổ chức giao thông rất quan trọng:

"Văn hóa giao thông ảnh hưởng đến công tác tổ chức giao thông, thứ tự ưu tiên các phương tiện khi tham gia giao thông. Như ở Việt Nam, ô tô đang là “vua ” của đường phố, xe máy là hoàng hậu và cuối cùng là người đi bộ.

Ở Pháp và các nước châu Âu họ ưu tiên cho người đi bộ và người đi xe đạp, giao thông công cộng và ô tô. Việt Nam cần có sự thay đổi nhận thức của các nhà làm chính sách và quản lý giao thông về đối tượng ưu tiên".

Chuyên gia giao thông Khương Tim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia phân tích, xây dựng văn hóa giao thông đòi hỏi  người dân phải hiểu được các quy định của pháp luật, tự giác chấp hành và có thái độ ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống khi tham gia giao thông trên đường.

Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong xây dựng văn hóa giao thông, ngoài việc xử phạt nặng các hành vi vi phạm giao thông, quốc gia này cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về các quy định :

"Nhật Bản phạt rất nặng đối với những hành vi vi phạm giao thông. Nhưng nếu mang các mức phạt ở các nước khác áp vào nước ta sẽ không phù hợp bởi vì thu nhập khác, trình độ hiểu biết pháp luật khác nhau.

Chúng ta chỉ học tập cách thức họ làm kết hợp giữa 2 công tác giáo huấn và trừng phạt. Một chương trình tuyên truyền giáo dục mà không có cưỡng chế thì hiệu quả rất thấp, nếu chỉ cưỡng chế mà không tuyên truyền sâu rộng thì chương trình đó không đạt mục tiêu".

Cũng theo ông Tạo, Muốn thực hiện tốt quản lý theo luật pháp thì phải rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật.Bên cạnh đó, cần quan tâm công tác tập huấn cho cán bộ cả về chuyên môn, ứng xử để làm sao, người thực thi quy định, người chấp hành cùng một cách hiểu về quy định pháp luật, hạn chế những tranh cãi trong quá trình thực thi, từng bước nâng cao văn hóa của người tham gia giao thông.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Hơn 1,7 triệu học sinh dự lễ khai giảng năm học mới

TP.HCM: Hơn 1,7 triệu học sinh dự lễ khai giảng năm học mới

Hôm nay (5/9), hơn 1,7 triệu học sinh tại TP.HCM từ bậc mầm non đến THPT đã đồng loạt đến trường, tham gia lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, năm nay toàn thành phố tăng hơn 24.000 học sinh so với năm học trước.

Hiện tượng bạo hành như ở Mái ấm Hoa Hồng không phải là hiếm gặp?

Hiện tượng bạo hành như ở Mái ấm Hoa Hồng không phải là hiếm gặp?

Ngay trong ngày bảo mẫu Võ Thị Mỹ Linh bạo hành bé hơn 6 tháng tuổi bị tuyên án tù chung thân thì cũng là lúc hình ảnh ngược đãi, bạo hành trẻ từ Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký, quận 12 tiếp tục được phơi bày, khiến dư luận càng thêm phẫn nộ, bức xúc.

Xúc động Lễ Khai giảng 'hát Quốc ca bằng tay'

Xúc động Lễ Khai giảng "hát Quốc ca bằng tay"

Quốc ca vang lên. Khối các học sinh bình thường bắt đầu cất tiếng hát. Nửa còn lại, những học sinh đặc biệt của trường cũng ngước mắt nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay và "hát" Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu.

5 lời nhắn đổi 1 cuốn sách cho trẻ em vùng cao

5 lời nhắn đổi 1 cuốn sách cho trẻ em vùng cao

Với trẻ em vùng cao, sách vở là con đường tuyệt diệu để các em khám phá tri thức và thế giới xung quanh.

Vành đai 2 trên cao và Đại lộ Thăng Long: Gọi là đường gì cho chuẩn?

Vành đai 2 trên cao và Đại lộ Thăng Long: Gọi là đường gì cho chuẩn?

Như VOV Giao thông đã thông tin, lâu nay, dư luận vẫn băn khoăn tên gọi, cấp đường của Đại lộ Thăng Long, Đường Vành đai 3 trên cao, Vành đai 2 trên cao, có được coi là cao tốc, hay đường đô thị?

Tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” mùa tựu trường?”

Tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” mùa tựu trường?”

8 tháng đầu năm 2024, khu vực phía Nam ghi nhận hơn 2000 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó, có hơn 800 ca dương tính với vi rút sởi và có 3 ca tử vong. Riêng tại TP.HCM, ghi nhận hơn 500 ca mắc, chiếm hơn 1/2 toàn khu vực.

Giao xe cho con hay thương con sai cách?

Giao xe cho con hay thương con sai cách?

Bất chấp những khuyến cáo từ cơ quan chức năng và trường học, khi vào năm học lại xuất hiện tình trạng học sinh mặc đồng phục điều khiển xe máy phân khối lớn đến trường.