Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Những kỳ vọng vào giải pháp hỗ trợ cho khách hàng vay tiêu dùng (Phần 1)

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ tư 26/04/2023, 21:47 (GMT+7)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23/4/2023 về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.

Sự phát triển của tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua đã được ghi nhận. Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Số liệu thống kê thực tế cho thấy, hiện dư nợ của các công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 2%) trong tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng, chưa kể sự bùng phát của các App cho vay với thủ tục nhanh gọn lôi kéo người dân có nhu cầu vay nhanh.

Ông Nguyễn Tú Anh, phó vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết vai quan trọng của tín dụng tiêu dùng trong việc giúp đỡ bà con nông dân ở vùng nông thôn: "Tín dụng tiêu dùng hỗ trợ cho một cộng đồng người không tiếp cận được tín dụng chính thức. Tín dụng tiêu dùng không chỉ cung cấp tiêu sản mà cung cấp một dạng tài sản lưỡng dụng, ví dụ như người ta vay để mua một xe máy để dùng thì xe máy đó là để tiêu dùng nhưng cũng là công cụ để bà con vùng nông thôn vùng sâu vùng xa đưa hàng hóa ra chợ sản sinh thêm tài sản, tín dụng tiêu dùng đang hỗ trợ như vậy cho nền kinh tế này".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực tế, hiện mới chỉ có 16 công ty tài chính hoạt động theo Luật Tổ chức tín dụng, còn lại là hàng trăm nghìn các cửa hàng cầm đồ, các ứng dụng, các cá nhân tự đặt tên là "công ty tài chính" và cũng thực hiện hoạt động cho vay, dễ gây hiểu nhầm là công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Cho vay tiêu dùng qua công ty tài chính đã giúp đáp ứng các nhu cầu vốn của nhiều người dân. Luật sư Trương Thanh Đức, công ty luật ANVI nói về thực trạng các các tổ chức không được cấp phép vẫn cho vay, huy động vốn trái pháp luật:

"Tất cả những đơn vị không được NHNN cấp phép không được sử dụng những tên như ngân hàng hay công ty tài chính gây hiểu lầm cho khách hàng, tuy nhiên vẫn có rất nhiều công ty, app trôi nổi không được phép ngang nhiên cho vay hay huy động tiền rất phổ biến".

Thực tế, thời gian qua, lĩnh vực cho vay tiêu dùng đã phát sinh nhiều tiêu cực, như cho vay lãi suất “cắt cổ”; đòi nợ kiểu “khủng bố”, phản cảm; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ”. Luật sư Trương Thị Hoà, Đoàn LS TPHCM nêu 1 ví dụ:

"Ví dụ tôi nói cách tính bao nhiêu phần trăm đó, nhưng trên cơ sở vốn vay ban đầu. Sau đó người ta giả bớt rồi mà vẫn tính theo ban đầu hoài thì cộng lại sẽ rất nhiều. Cho nên nhiều trường hợp nói là mười mấy, hai mươi phần trăm, nhưng thật ra nó 60-70%".

Gần đây, nhiều địa phương đang trong đợt cao điểm kiểm tra hoạt động các công ty tài chính, công ty thu hồi nợ trái luật…

Trung tá Đỗ Minh Phương – Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục CSHS, Bộ Công an – phân tích thủ đoạn đòi nợ: "Lợi dụng sự yếu thế của người đi vay bằng các hợp đồng để o ép người vay hoặc sử dụng mạng xã hội ứng dụng gọi điện nhắn tin đe doa người vay, người thân của người vay hoặc bôi nhọ người đi vay để gây sức ép".

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia đặt vấn đề các công ty tài chính, công ty cho vay tiêu dùng đã thực hiện đúng luật chưa? Khi người vay cung cấp hồ sơ đúng luật, công ty đã thẩm định – cho vay hay không là quyền của công ty tài chính. Khi đã cho vay thì không đòi được là trách nhiệm của họ. Trường hợp người vay sử dụng giấy tờ giả, gian dối để vay là vi phạm pháp luật.

Cho vay và thu hồi nợ đúng luật - điều vốn hiển nhiên nhưng đang là vấn đề nóng và cần có những giải pháp hiệu quả hơn. Ông Hoàng Văn Thành – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổ chức tài chính Vi mô CEP nêu quan điểm:

"Tthực chất khả năng thu hồi nợ không thì nó phụ thuộc chính vào dòng thu nhập của khách hàng. Thì phải khảo sát đánh giá từng khách hàng. Phải làm sao thiết kế dòng tiền khi khách hàng vướng nợ thì nó phù hợp với nguồn thu nhập và tích luỹ với họ".

Tín dụng tiêu dùng chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP Việt Nam, khoảng 7% và chiếm khoảng 20% tổng dư nợ tín dụng. Tín dụng tiêu dùng trở thành thị trường mà các NH thương mại và công ty tài chính hướng đến.

Nhưng với những tiêu cực phát sinh thời gian qua, đâu sẽ là giải pháp để thị trường phát triển lành mạnh và hỗ trợ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng? Chiều mai CĐTT sẽ gửi tới quý vị phân tích của các chuyên gia.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Trung Quốc: Làm đường sắt cao tốc, Việt Nam đừng phá hủy núi non, sông hồ

Chuyên gia Trung Quốc: Làm đường sắt cao tốc, Việt Nam đừng phá hủy núi non, sông hồ

Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam của Đại học Công nghiệp Chiết Giang, có trụ sở tại Hàng Châu, được thành lập vào năm 2012. Đây hiện là trung tâm nghiên cứu về Việt Nam đầu tiên được thành lập tại một trường đại học tổng hợp có tầm ảnh hưởng ở Trung Quốc.

Bảo hành bằng… biển

Bảo hành bằng… biển

Trong thời gian qua, khi các cơ quan đảm bảo an toàn giao thông xoá những dòng chữ không phù hợp trên biển báo giao thông ở một số tuyến đường cao tốc do tập đoàn Sơn Hải thi công thì đã có nhiều ý kiến tranh luận.

Chủ nhà trọ, nhà ở cho thuê chủ động đảm bảo các quy định PCCC

Chủ nhà trọ, nhà ở cho thuê chủ động đảm bảo các quy định PCCC

Để đảm bảo an toàn PCCC tại các nhà trọ, nhà ở cho thuê, không chỉ cần sự vào cuộc của lực lượng chức năng, mà còn cần ý thức tự giác chấp hành các quy định PCCC từ các chủ nhà trọ và từng người thuê trọ.

Tai nạn xe 2 bánh vẫn quá nhiều, cách nào kéo giảm?

Tai nạn xe 2 bánh vẫn quá nhiều, cách nào kéo giảm?

Hơn 70 triệu mô tô xe máy tham gia giao thông, trung bình mỗi năm tăng thêm từ 7-10 triệu chiếc xe.60% các vụ TNGT liên quan đến xe máy trong 10 tháng đầu năm nay.

Kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng dễ cháy nổ trên tàu dịp Tết

Kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng dễ cháy nổ trên tàu dịp Tết

Trong dịp cao điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, trên cơ sở dự báo nhu cầu đi lại của hành khách sẽ tăng cao, Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt đã cân đối xây dựng kế hoạch sửa chữa phương tiện nhằm đưa tối đa phương tiện ra vận dụng để tổ chức chạy tàu.

TPHCM lại phải ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công

TPHCM lại phải ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công

Tính đến cuối tháng 10, TP.HCM đã giải ngân 17.200 tỷ đồng trong tổng số 79.263 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công, chỉ đạt khoảng 22% và thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Trong số 63.000 tỷ đồng còn lại, có 32.000 tỷ đồng dùng cho nhóm các dự án cần giải phóng mặt bằng.

Vì sao đường Võ Chí Công trở thành điểm đen mới về TNGT?

Vì sao đường Võ Chí Công trở thành điểm đen mới về TNGT?

Đường Võ Chí Công là trục đường quan trọng của cửa ngõ phía đông TP.HCM. Tuy nhiên, hiện tuyến đường này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT). Đây cũng là khu vực được đưa vào danh sách là “điểm đen” phát sinh mới về TNGT của thành phố.