Nam thanh niên đi xe máy tử vong tại hầm chui Thanh Xuân
Giờ cao điểm sáng nay, VOVGT ghi nhận một vụ tai nạn tại hầm chui Thanh Xuân hướng đi Hà Đông, khiến nam thanh niên điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, thiếu ngoại ngữ sẽ càng là một thiệt thòi lớn với các bác tài, và không chỉ thiệt cho tài xế.
Vậy, anh em tài xế và các chủ doanh nghiệp vận tải suy nghĩ thế nào về điều này? Họ đang cố gắng ra sao để trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ, thứ được coi là tấm “thẻ thông hành” thời hội nhập?
Liêu Viễn Kiều, 38 tuổi, một du khách Đài Loan Trung Quốc, từng 6 lần sang Việt Nam. Anh chia sẻ trải nghiệm, khi đi taxi mà lái xe không biết tiếng Anh, dẫn tới những tình huống khiến anh bối rối và kém hài lòng:
Sau nhiều năm tự học tiếng Việt, Viễn Kiều yên tâm hơn, vì chuyến du lịch tới, anh sẽ không lo lạc đường, và không còn thấp thỏm trông chờ vào ngoại ngữ của tài xế.
Khi các đô thị của nước ta ngày càng đón nhiều khách nước ngoài đến học tập, làm việc, tham quan du lịch, hơn ai hết, các tài xế dịch vụ càng cảm nhận rõ lợi thế khi có chút vốn ngoại ngữ “giắt lưng” để hành nghề, hoặc thiệt thòi nếu không thể giao tiếp cơ bản bằng Tiếng Anh.
Anh Nguyễn Mạnh Thường (36 tuổi, Hưng Yên) chia sẻ, vốn ngoại ngữ có được trong thời gian đi lao động ở nước ngoài đã rất hữu dụng với anh trong công việc đưa đón các chuyên gia Hàn Quốc hiện tại, để phục vụ khách tốt hơn:
“Có một lần mình chớm vượt đèn đỏ, chạm vạch kẻ người đi bộ, người ta nhắc nhở. Những người không biết ngoại ngữ nghe sẽ không hiểu còn mình thì biết”.
Tài xế Nguyễn Duy, 42 tuổi, một lái xe hợp đồng ở quận Phú Nhuận, Tp. HCM luôn xác định, có ngoại ngữ là điểm cộng rất lớn để tài xế và doanh nghiệp có cơ hội được khách hàng đánh giá cao về dịch vụ.
Bản thân anh Duy, tình cờ qua những lần sử dụng tính năng chỉ đường trên bản đồ trực tuyến, anh dần dần cảm thấy hứng thú với Tiếng Anh lúc nào không hay. Anh chịu khó nghe thật nhiều để học cách nói và bổ sung vốn từ vựng giao thông. Giờ thì, anh đã tự tin hơn nhiều:
"Vấn đề chỉ đường bằng tiếng Anh qua mấy năm cũng biết hết rồi, giao tiếp cũng nghe hiểu cơ bản như mời khách vào, cảm ơn hay yêu cầu khách đeo khẩu trang... Chạy xe ai cũng có thời gian rảnh, đợi khách, nên tranh thủ mở chương trình tiếng Anh cơ bản cứ nghe thành quen rồi kiếm phim phụ đề…
Điều tôi gặp khá thường xuyên là tài xế lái sai đường, đi đường vòng mới đến đích. Trong trường hợp này, mình sẽ cho tài xế xem ảnh nơi mình sẽ đến (thường là một địa danh nổi tiếng) hoặc chỉ cần mở Google Maps để hiển thị cho tài xế."
Với thị trường du lịch Inbout, dịch vụ vận tải là phương tiện kết nối không thể thay thế, và kỹ năng ngoại ngữ của lái xe là một tiêu chí đánh giá chất lượng.
Mặc dù biết rất rõ điều này, song nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng, đào tạo nâng cao khả năng giao tiếp với người nước ngoài cho lái xe là một nhiệm vụ… đau đầu.
Anh Nguyễn Văn Huân, đại diện một công ty dịch vụ vận tải du lịch ở Thanh Xuân Hà Nội cho hay, 90 – 95% tài xế chỗ anh không có ngoại ngữ. Công ty muốn đào tạo cũng khó, vì đặc thù công việc họ thường xuyên xê dịch:
“Nếu có khóa đào tạo chỉ là nâng cao nghiệp vụ phục vụ khách chứ còn giao tiếp vài câu như ‘Xin chào, cảm ơn, chúc ngủ ngon, ngon miệng’ không thể đào tạo chuyên sâu vì họ phải tập trung lái xe, không có thời gian nói chuyện”.
Anh Huân cũng như nhiều chủ doanh nghiệp khác mong mỏi, giá có thêm các chương trình để anh em tài xế học ngoại ngữ kết hợp làm việc và tranh thủ thời gian trống giữa các ca, thông qua những kênh sóng có độ phủ rộng khắp, thân thuộc với các bài tài, như VOVGT.
Bởi thời hội nhập, ngoại ngữ đã trở nên chiếc “thẻ thông hành” đối với mọi người, từ thành thị đến nông thôn.
Nghề tài xế dịch vụ, tiếp xúc, làm việc ngày càng nhiều với người nước ngoài, ngoại ngữ là kỹ năng rất quan trọng, mở ra cơ hội việc làm và nâng cao giá trị bản thân. Nhất là sau đại dịch, khi các nhu cầu của du khách có xu hướng cá biệt hóa và ngày càng khắt khe hơn.
Nhiều tài xế tâm niệm, đó không chỉ là cơ hội việc làm, mà còn là cơ hội để thể hiện với bạn bè các nước về sự thân thiện, nồng hậu của người Việt Nam mình, tự hào giới thiệu nét đẹp văn hóa lịch sử của đất nước mình tới bạn bè muôn phương, qua mỗi chuyến đi./.
Giờ cao điểm sáng nay, VOVGT ghi nhận một vụ tai nạn tại hầm chui Thanh Xuân hướng đi Hà Đông, khiến nam thanh niên điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.
Vào khoảng 8h30' sáng ngày 3/2, trên tuyến Quốc lộ 1B đoạn qua cầu Phù Đổng theo hướng đi trung tâm Hà Nội đã xảy ra một vụ va chạm giữa xe máy với xe tải, khiến người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.
Sau gần 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19, lượng khách đổ về các di tích, lễ hội xuân đã tăng đột biến. Các phương án phân luồng và đảm bảo ATGT đã và đang được các địa phương tập trung thực hiện nhằm tránh ùn tắc cục bộ tại các điểm di tích trong dịp lễ hội.
Dịp Tết vừa qua dù không còn cảnh ùn trước trạm thu phí do đã áp dụng thu phí không dừng, tuy vậy, vẫn xảy ra nhiều vụ ùn tắc giao thông do các sự cố va chạm. Điều này đặt ra vấn đề về kỹ năng điều khiển phương tiện trên cao tốc, và ý thức pháp luật khi lưu thông trên cao tốc.
Điều tra ban đầu, diện tích căn hộ P2414 HH3C là 63m2, diện tích đám cháy khoảng 8m2 thuộc phòng ngủ. Tại thời điểm cháy, hệ thống chữa cháy tự động, họng nước vách tường, hệ thống hút khói hành lang và tăng áp cầu thang vẫn hoạt động bình thường.
Tại điểm quay đầu dưới gầm cầu Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội luôn trong tình trạng ùn tắc kéo dài vào các khung giờ cao điểm. Nhiều ý kiến cho rằng nên có phương án mở rộng mặt đường và tổ chức lại giao thông tại đây.
Thời gian qua, những hành vi gây tai nạn rồi bỏ chạy có chiều hướng tăng cao, chính vì vậy, Cục CSGT đưa ra đề xuất, trả tiền cho người dân gửi video ghi lại các trường hợp vi phạm cho lực lượng chức năng.