Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

"Nhớ nhất những ca mổ thất bại"

Phan Nhơn: Thứ ba 27/02/2024, 06:17 (GMT+7)

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), PV VOV Giao thông có cuộc đối thoại với thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Võ Văn Thành, Chủ tịch Hội cột sống TP.HCM, một trong những bác sĩ thuộc ê-kíp thực hiện ca mổ tách cặp song sinh dính liền Việt - Đức cách đây 30 năm.

Hiện, vị bác sĩ đã hơn tuổi 70, song bậc trưởng lão đầu ngành cột sống vẫn luôn miệt mài huấn luyện, bồi dưỡng thế hệ bác sĩ trẻ, miệt mài kêu gọi cộng đồng chung tay, hỗ trợ sức lực, tài chính để phẫu thuật cột sống cho những bệnh nhân nghèo, và vẫn đau đáu với y đức, với lời thề Hypocrat!

 

PGS Võ Văn Thành được ví như bậc “lão ăn mày” chuyên đi xin tiền mổ chữa vẹo cột sống cho bệnh nhân nghèo.

PGS Võ Văn Thành được ví như bậc “lão ăn mày” chuyên đi xin tiền mổ chữa vẹo cột sống cho bệnh nhân nghèo.

PV: Thưa PGS Võ Văn Thành, ở tuổi ngoài 70 ông có thể chọn cách sống vui thú điền viên, vì sao ông lại lựa chọn tiếp tục những công việc gắn bó với nghề Y?

PGS Võ Văn Thành: Tôi chẳng có ruộng vườn gì cả, muốn vui thú điền viên cũng không được. Thành ra tôi có niềm vui giúp đỡ, huấn luyện đào tạo các bác sĩ trẻ đi lên thì đó là niềm vui. Miếng ruộng, vườn của tôi là gì, là sự tiến bộ của các em trẻ ham học.

Hằng năm, tôi gửi khoảng 3-5 bác sĩ trẻ đi học nước ngoài. Riêng về cột sống thì bên Hàn quốc mỗi năm 1 em và bên Nhật Bản mỗi năm từ 3-5 em và liên tục nhiều năm. Đó là niềm vui, bởi vì những em đó phát triển tốt, trở thành tay dao đáng tin cậy cho bệnh nhân Việt Nam thì giống như sự nảy nở của mảnh vườn, mảnh ruộng đem lại điều tốt đẹp cho người Việt Nam.

PV: Nhiều người ví PGS như một bậc trưởng lão “ăn mày 9 túi” - người chuyên đi xin tiền tài trợ mổ chữa vẹo cột sống cho bệnh nhân nghèo? Đây có phải là sự thật?

PGS Võ Văn Thành: Trước đây mình có những quan hệ tốt đẹp với Hội vẹo cột sống Bắc Mỹ. Mỗi năm họ dẫn đoàn vài chục người qua để cộng sự với tôi suốt 7 năm từ 2006-2012. Rồi, họ mổ cho bệnh nhân 30-40 người không mất tiền, nghĩa là đến mấy trăm ngàn đô cho một lần.

Điều này đỡ khổ cho bệnh nhân lắm, tại thời gian trước dân mình nghèo lắm, nhất là những ca vẹo cột sống, họ cho dụng cụ là quý lắm. Thường mổ vậy dùng 20-30 con ốc tính ra mấy chục ngàn đô. Ví dụ, ở Mỹ, mỗi con ốc siết thẳng cột sống giá từ 1.000 – 1.600 USD.

Có thể thấy, đó là một điều thú vị, một đoàn chuyên nghiệp mà chúng tôi làm suốt 7 năm về giúp mổ cho 30-40 ca tại TP.HCM

PV: Hơn 30 năm cuộc đời y nghiệp của ông, ông nhớ những ca mổ nào nhất của mình?

PGS Võ Văn Thành: Ồ, những ca mổ mà nhớ nhất là những ca mổ thất bại không phải những ca thành công. Những ca mổ làm cho lương tâm phải suy nghĩ, nhớ tới, nhớ hoài suốt đời những ca mình làm thất bại. Mình làm cho bệnh nhân bị thương tật do biến chứng, do bệnh lý nặng quá mà tử vong. Chính những cái đó làm mình nhớ suốt đời, còn mấy thứ khác nhiều khi quên mất.

Mỗi bệnh nhân mỗi tạng thể khác nhau, sức khỏe khác nhau, cách đáp ứng cuộc mổ, điều trị khác nhau. Mình không đoán trước được rủi ro. Đó là rủi ro mà phía thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình phải gánh chịu; nhiều người họ hiểu biết, họ thông cảm, có người thì vẫn phiền trách mình. Cái đó nhớ hoài.

Sự kinh nghiệm trong ngành y không phải là tổng kết của các thành công. Ông thầy tôi nói, kinh nghiệm trong ngành y là tổng kết của các thất bại, những thất bại đó dạy cho mình tiến bộ, giúp cho mình đi lên. Và những món nợ tình nghĩa với bệnh nhân mình có thể đền đáp bằng cách giúp cho những bệnh nhân mới tốt hơn, đó mới là điều sâu sắc.

Một ca vẹo cột sống đến gần 90 độ được PGS Võ Văn Thành mổ thành công và được Hội chấn thương chỉnh hình Châu Á - Thái Bình Dương đặt tên V.V.T cho phương pháp mổ độc đáo của riêng bác sĩ.

Một ca vẹo cột sống đến gần 90 độ được PGS Võ Văn Thành mổ thành công và được Hội chấn thương chỉnh hình Châu Á - Thái Bình Dương đặt tên V.V.T cho phương pháp mổ độc đáo của riêng bác sĩ.

PV: PGS định nghĩa và đúc kết thế nào về hai từ “Y đức” khi đã trải qua gần hết cuộc đời y nghiệp?

PGS Võ Văn Thành: Định nghĩa y đức của tôi nó khác xíu. Đó là tính chuyên nghiệp, tính chuyên môn cao trong ngành y của từng lĩnh vực khác nhau: nội, ngoại, sản, nhi rồi các chuyên khoa sâu như cột sống... Khi có tính chuyên môn cao, làm việc đúng bài bản và theo đúng lời thề Hypocrat thì coi như đạt y đức. Người ta thề một lần thôi và làm việc tốt đẹp suốt đời.

Y đức còn có cái khác nữa là cái bụng phải tử tế đến cả người bệnh nhân mình lo, tận tâm, tận lực và không có mảnh vụ lợi trong đó. Hồi xưa, người bác sĩ khám bệnh thì người bệnh đưa lại một số tiền, tiền đó là tiền đền ơn, mang tính danh dự cảm ơn người thầy thuốc chứ không phải là sòng phẳng.

PV: Có bao giờ PGS nghĩ rằng cách mình sống và hành nghề đang lẻ loi không giữa một xã hội đang có cái nhìn ngành y khá xô bồ?

PGS Võ Văn Thành: Nói lẻ loi chắc không lẻ loi đâu. Tại tôi biết nhiều bầu bạn làm việc rất tận tình, tốt đẹp trong các bệnh viện. Các bác sĩ thường thường không ai muốn điều không tốt cho bệnh nhân, họ luôn luôn cống hiến, phục vụ hy sinh rất là nhiều. Cho nên tập thể bác sĩ, điều dưỡng phải được tôn trọng, phải được xã hội tôn trọng.

Thứ hai, xã hội đừng có hiếp đáp bác sĩ, họ cực khổ quá nhiều rồi. Thứ ba, ngành nào cũng đòi hỏi phải có đức, từ làm chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế cái nào cũng phải có đức hết. Đừng đòi hỏi chỉ mỗi bác sĩ có đức, thành ra cái đó đòi hỏi tất cả phải có đức nhưng chúng ta cứ chăm chăm vô thầy giáo, bác sĩ có đức thì không có đủ. Vậy thì đất nước mình đâu có tốt được, nếu ai ai cũng tính kế vơ vét để quyền lợi riêng tư, nhóm lợi ích thì đất nước mình không tiến xa được.

PV: Vâng xin cảm ơn bác sĩ!

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Thời gian qua, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC và Điểm chữa cháy công cộng” được triển khai tại địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu