Phạt nguội là phạt ai?
Những quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đang tạo ra không ít bối rối cho người dân. Điều này cũng dễ hiểu, và những bàn luận xung quanh chủ đề này cũng sẽ giúp những điều bối rối sớm đi qua.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Xử lý vi phạm nồng độ cồn đã không còn là chiến dịch, mà thường xuyên, liên tục, không ngoại lệ.
Biển số bắt đầu định danh.
Nhiều người vi phạm đã bị gọi tên, từ hình ảnh do người dân cung cấp.
Các địa phương để gia tăng tai nạn đã bị “bêu” đích danh.
Các cao tốc và cầu đường mới được vận hành, nhiều cung đường hiểm trở đang được rốt ráo xử lý “điểm đen”.
Liên tục các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước được ban hành, nhắc nhở và đặt ra yêu cầu với công tác đảm bảo TTATGT trong tình hình mới…
Những diễn biến trên cho thấy, đảm bảo TTATGT đường bộ đang ở giai đoạn hiện thực hóa quyết tâm đã được khẳng định trong hơn một thập kỷ qua, với rất nhiều nỗ lực, từ ngành Giao thông, ngành Công an, các địa phương và mỗi người dân, doanh nghiệp.
Nhưng, đẩy lùi TNGT vẫn luôn là một thách thức. Dù nỗ lực, 9 tháng đầu năm nay, số người chết vì TNGT chỉ giảm hơn 1%, biến động rất mạnh so với mức giảm 16% của năm 2022 so với trước dịch. Vẫn có hơn 4.700 người chết trong vòng 9 tháng, đồng nghĩa với việc, con số thương vong cả năm nay có thể tương đương năm ngoái, trong khi mục tiêu đặt ra là giảm ít nhất 10%.
Trong 5 trụ cột để thực hiện chiến lược quốc gia về TTATGT đường bộ 2021-2030 (về chính sách, về kết cấu hạ tầng, về an toàn phương tiện, về tuyên truyền xử lý và về cứu nạn cứu hộ), yếu tố vận dụng các thành tựu của khoa học công nghệ được đặc biệt nhấn mạnh.
Vấn đề của mọi công nghệ đều liên quan đến dữ liệu. Do đó, khơi thông điểm nghẽn về dữ liệu là việc bắt buộc phải làm, nếu muốn gia cố vững chắc các trụ cột này.
Dữ liệu về TNGT cần được làm sạch, với sự thống nhất về tiêu chí thống kê và sàng lọc đối chiếu giữa các ngành, để nắm rõ thực trạng TNGT trên cả nước, làm cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách.
Dữ liệu về phương tiện, người lái và hành vi của họ suốt quá trình tham gia giao thông phải được đồng bộ và đi đôi với nhau để quản lý thống nhất, tránh một bên quản lý tấm bằng và chiếc xe, một bên quản lý hành trình và người lái.
Dữ liệu về hạ tầng giao thông cần bao quát, cập nhật và liên thông tốt hơn, để không còn tình trạng đường và cầu vênh nhau về tải trọng, để các điểm hư hỏng xuống cấp được phát hiện và sửa chữa kịp thời, và để phục vụ quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông liên vùng tới đây sẽ ngày càng vươn rộng.
Xây dựng, làm sạch từng kho dữ liệu theo từng ngành đã khó, kết nối và chia sẻ để sử dụng hiệu quả lại càng khó hơn. Việc thẻ căn cước công dân mới đã triển khai sâu rộng mà đến nay vẫn chưa thể tích hợp các loại giấy tờ xe, là một ví dụ. Sự lãng phí kho dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của hơn 1 triệu xe kinh doanh vận tải, trong khi CSGT đang rất cần thông tin vi phạm để có biện pháp ngăn ngừa, càng cho thấy rõ điều này.
Quá trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông càng chậm, những nỗ lực để ứng dụng công nghệ trong đảm bảo TTATGT sẽ càng khó khăn. Bởi như đã đề cập, từ hoàn thiện chính sách, hoàn thiện hạ tầng, quản lý an toàn phương tiện và người lái, cứu hộ cứu nạn giao thông, đều phải dựa trên cơ sở dữ liệu này.
Khó ở khâu xây dựng dữ liệu, hay khó ở việc kết nối chia sẻ? Khó do thiếu quy định hay do con người thiếu sự sẵn sàng, tất cả yếu tố này cần được làm rõ và có lộ trình giải quyết dứt điểm, nếu không muốn đến 2025, khi cơ sở dữ liệu giao thông quốc gia được hình thành, ngành này vẫn đợi ngành kia, địa phương vẫn chờ dữ liệu từ trung ương, trong khi giao thông thì “nước sôi lửa bỏng”.
Tầm nhìn không thương vong là một mục tiêu, nhưng trước hết là một khát vọng, khát vọng sống an toàn của mỗi con người, khát vọng bình yên của từng mái ấm. Do đó, nó cần được hướng tới bằng hành động trách nhiệm, nhưng đồng thời, bằng cả tâm thế của khát vọng, tức là sự thôi thúc bên trong mỗi con người, mà trước hết là những người thực thi công vụ./.
Những quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đang tạo ra không ít bối rối cho người dân. Điều này cũng dễ hiểu, và những bàn luận xung quanh chủ đề này cũng sẽ giúp những điều bối rối sớm đi qua.
Với mỗi bộ hành, vỉa hè là lối đi thân thuộc, là khoảng không gian để họ được thoải mái và yên tâm dạo bước.
Những năm qua, TP.HCM dành nhiều nguồn lực để hướng đến mục tiêu trở thành đô thị thông minh, trong đó xây dựng hệ thống giao thông thông minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Dừng xe và đỗ xe tưởng chừng đơn giản nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Hãy cùng tìm hiểu 14 vị trí cấm và cách phân biệt đúng để đảm bảo an toàn và không vi phạm luật.
Tết Nguyên đán đang cận kề, Hà Nội đang rất sôi động với các khu vực tổ chức chợ hoa Xuân Tết 2025. Tuy nhiên, tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang tồn tại những khu vực tổ chức kinh doanh hoa Tết tự phát, có thu phí cho thuê đất, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, đối với những người con xa quê, đây cũng là thời điểm họ mong mỏi nhất trong năm, thời điểm để trở về sum họp bên gia đình, người thân sau một năm dài làm việc vất vả.
Thời gian qua tại TP.HCM và một số địa phương phía Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều liên quan đến hành vi xô xát, người tham gia giao thông “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau sau va quẹt, mâu thuẫn nhỏ khi đi đường.