Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Vùng phát thải thấp: Hà Nội sẽ giảm ùn tắc, cải thiện ô nhiễm không khí?

Hải Hà: Thứ tư 25/12/2024, 15:55 (GMT+7)

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, không khí của Hà Nội bị ô nhiễm bụi PM2.5 trên diện rộng, nguồn giao thông (khí thải giao thông và bụi đường) đóng góp ở mức cao nhất trung bình khoảng 56% tổng lượng phát thải bụi năm 2019 và có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ đối với NO2 và O3.

Ô nhiễm không khí đang là mối đe dọa hàng đầu đến sức khỏe của người dân Hà Nội. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, không khí của thủ đô Hà Nội bị ô nhiễm bụi PM2.5 trên diện rộng, nguồn giao thông (khí thải giao thông và bụi đường) đóng góp ở mức cao nhất trung bình khoảng 56% tổng lượng phát thải bụi năm 2019 và có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ đối với NO2 và O3.

Xây dựng vùng phát thải thấp (LEZ) là một trong những giải pháp giúp thành phố kiểm soát và hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí.

Việc xác định khu vực phát thải thấp, người ta thường dựa vào tiêu chí đặc điểm cư dân, kinh tế, sử dụng đất.

Việc xác định khu vực phát thải thấp, người ta thường dựa vào tiêu chí đặc điểm cư dân, kinh tế, sử dụng đất.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, giao thông đường bộ (gồm khí thải giao thông và bụi đường) là nguồn đóng góp lớn vào ô nhiễm bụi PM2.5 và  PM10 tại Thủ đô Hà Nội.  Theo kết quả kiểm kê phát thải trong nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường: năm 2019 nguồn giao thông (bao gồm bụi do các mảnh từ lốp xe, phanh xe và mặt đường) chiếm tỷ lệ 66,3% đối với PM2.5 và hơn 54% đối với PM10.

Trước thực trạng ô nhiễm không khí diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội đã đề xuất các mục tiêu, chính sách bảo vệ môi trường vào Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua.

Theo đó, tại điểm a Khoản 2a Điều 28 của Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã giao Hội đồng nhân dân thành phố có trách nhiệm quy định về tiêu chí, điều kiện và trình tự thủ tục xác định vùng phát thải thấp; Quyết định vùng phát thải thấp và các biện pháp được áp dụng trong vùng theo lộ trình phù hợp.

Theo bà Lê Thanh Thuỷ Phó Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, việc thể chế hóa xây dựng vùng phát thải thấp trong Luật sẽ giúp Hà Nội có lợi thế trong thực hiện vùng pháp thải thấp và từ đó cải thiện chất lượng không khí:

"Khu vực phát thải thấp là nơi chúng ta sẽ có sự điều tiết, sắp xếp lại về mặt giao thông để giảm phát thải từ các hoạt động giao thông tại một khu vực của thành phố Hà Nội. Chúng ta không thể kỳ vọng, xây dựng vùng phát thải thấp, thì vùng đó không ô nhiễm mà để hạn chế ô nhiễm. Nếu xây dựng được vùng phát thấp thì chúng ta sẽ giảm phát thải được cho khu vực đó, khu vực lân cận và cho cả thành phố. Ngoài ra, xây dựng hình ảnh, thể hiện sự cam kết của Chính phủ và sự tham gia đồng thuận của người dân đối với khu vực phát thải".

“Vùng phát thải thấp” là một biện pháp chính sách cải thiện chất lượng môi trường không khí thông qua hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.

“Vùng phát thải thấp” là một biện pháp chính sách cải thiện chất lượng môi trường không khí thông qua hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.

Việc xác định khu vực phát thải thấp, người ta thường dựa vào tiêu chí đặc điểm cư dân, kinh tế, sử dụng đất. TS Đinh Thị Thanh Bình, Giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, thông thường, việc xây dựng “vùng phát thải thấp” ở những khu vực có tầm quan trọng về kinh tế, xã hội, là nơi tập trung đông người nhưng lại bị ô nhiễm không khí cao, chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải gây ra.

Do vậy, ngoài việc kiểm soát tiêu chuẩn khí thải cũng cần phải tổ chức được luồng phương tiện giao thông đi vòng tránh “vùng phát thải thấp”.

"Nếu chúng ta giải quyết được bài toán giao thông đô thị xanh, sạch thì chắc chắn chúng ta sẽ giải quyết triệt để về ô nhiễm môi trường. Mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường cho khu vực đô thị, Trong giai đoạn ban đầu hạn chế xe có phát thải cao vừa hạn chế ùn tắc giao thông vừa sử dụng các phương tiện xanh hơn so với hiện tại", TS Đinh Thị Thanh Bình cho biết.

“Vùng phát thải thấp” là một biện pháp chính sách cải thiện chất lượng môi trường không khí thông qua hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường. Vùng phát thải thấp thường được triển khai dựa vào áp dụng và/hoặc nâng mức tiêu chuẩn khí thải hiện hành tại mỗi quốc gia/thành phố đó.

Từ đó, cùng với các biện pháp thực thi cụ thể, Vùng phát thải thấp góp phần giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí từ khí thải của tất cả các phương tiện đi vào khu vực vùng phát thải thấp. Biện pháp này đã được các thành phố phát triển trên thế giới và trong khu vực thực hiện, từ đó mang lại các lợi ích đáng kể về cả kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng không khí.

Theo các chuyên gia, xây dựng “Vùng phát thải thấp” sẽ giúp làm giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí như nitơ dioxit (NO2), bụi mịn (PM), CO, HC, khói xe gây ô nhiễm, nhờ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm các bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch; cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại một số khu vực/ thời gian cụ thể. Ngoài ra, vùng phát thải thấp là khung chính sách để thúc đẩy các giải pháp giao thông phát thải thấp để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

d2 (1)

Một số quốc gia phân chia đô thị thành các Zone, trong đó Zone 1 là khu vực tập trung đông phương tiện và dân cư, bị ô nhiễm cao nên có thể thiết lập vùng phát thải thấp.

Ông Chu Mạnh Hùng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) bày tò về tính khả thi của dự án thiết lập vùng phát thải thấp của Hà Nội: "Mô hình trên thế giới, nhiều thủ đô đã làm rồi, như thủ đô Berlin của Đức đã làm từ lâu rồi. Dự kiến cái này đã làm từ lâu, các cơ quan chức năng đã chuẩn bị kỹ rồi, bây giờ chú tâm vào các biện pháp bằng được các chỉ tiêu đã đề ra, tôi cho rằng có tính khả thi.

Nếu có biện pháp làm tốt thì sẽ thành công còn nếu cứ có kiểu làm dở chừng thì không thành công. Cần phải có thay đổi tư duy, thay đổi biện pháp quản lý mới thành công được".

Năm 1996, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên thực hiện chương trình LEZ nhằm hạn chế các xe tải hạng nặng và sau đó mở rộng sang các phương tiện cá nhân. Sau đó khu vực phát thải thấp đã được triển khai tại một số thành phố ở Đức, Hà Lan, bắc Italia, London trong năm 2007-2008. Đến nay, LEZ đã được triển khai tại 320 thành phố của Châu Âu và dự kiến sẽ tăng lên 507 vào năm 2025.

Thiết lập vùng phát thải thấp có những nước chỉ nhắm đến mục tiêu hạn chế ô nhiễm ở những vùng lõi, trung tâm nhưng có những quốc gia kết hợp thêm cả mục tiêu giảm ùn tắc giao thông. Tùy theo điều kiện thực tế, mỗi thành phố xây dựng mục tiêu vùng phát thải thấp riêng của mình.

Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang  xây dựng nghị quyết quy định thực hiện "vùng phát thải thấp" để trình HĐND thành phố vào tháng 12/2024. Nếu nghị quyết được thông qua, từ ngày 01/01/2025, Hà Nội sẽ có hành lang pháp lý chính thức để xây dựng "vùng phát thải thấp" và là cơ sở cho các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã làm căn cứ triển khai thực hiện.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.

Thông tin 'CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu' là không chính xác

Thông tin "CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu" là không chính xác

Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.

Cửa ngõ Thủ đô chật kín phương tiện

Cửa ngõ Thủ đô chật kín phương tiện

Hôm nay (24/01) - ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngay từ chiều người dân đã rục rịch đóng gói hành lý về quê, các bến xe và nhiều tuyến đường ở khu vực cửa ngõ phía Nam ghi nhận tình trạng đông đúc...

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Như VOVGT đã thông tin, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội vừa lắp đặt hàng loạt biển báo tuyên truyền, thông báo mức phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168 , đặc biệt là các hành vi: vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn...

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Mồ hôi mặn chát đổ xuống những ruộng muối trắng xóa - Đó là công việc của diêm dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Nhưng Tết này, nỗi lo muối mất mùa đang bao trùm, khiến niềm vui ngày Tết dường như không trọn vẹn.

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.