Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Nhà lưu trú thân nhân, nơi chia sẻ khó khăn với người bệnh

Hồng Lĩnh: Thứ hai 08/04/2024, 12:41 (GMT+7)

Có một nơi ngay trong khuôn viên bệnh viện, đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu để nghỉ ngơi là mong mỏi của nhiều người, phần nào khích lệ tinh thần giúp bệnh nhân có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật.

 

Trưa nắng hầm hập, đi dọc hành lang một số bệnh viện ở TP.HCM, không khó để bắt gặp hình ảnh các thân nhân, bệnh nhân phải nằm vạ vật dưới cái nóng oi bức, không chỗ tránh nhiệt. Trong khi bệnh nhân cần sự chăm sóc trong quá trình điều trị, việc tìm những chỗ trọ xung quanh bệnh viện không chỉ là một thách thức mà còn là một gánh nặng tài chính đáng kể, nhất là đối với những bệnh nhân phải điều trị bệnh lâu dài.

Giá thuê những căn phòng nhỏ hẹp trở nên đắt đỏ, vài trăm ngàn mỗi ngày đêm khiến cho gia đình bệnh nhân đã khổ càng thêm khó.

09


Ông Tạ Văn Viễn, 69 tuổi, từ miền quê Trà Vinh lên bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) để điều trị ung thư. Ông nhẩm tính, nếu kiếm phòng thuê trọ ở ngoài với giá khoảng gần 200 ngàn/đêm, hơn 1 tháng điều trị ban đầu đã mất khoảng 6 triệu tiền thuê nhà, không kể chi phí điều trị tốn kém và chưa biết phải ở đến bao lâu.

Ông được phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy bố trí chỗ ở trong Nhà nghỉ thân nhân bệnh nhân. Phòng có quạt máy, nước uống, tủ sạc, tủ đựng đồ, wifi, nhà vệ sinh sạch sẽ. Ông nói, các nhân viên ở đây đối xử tốt với bệnh nhân, thân nhân, nên phần nào giúp ông và gia đình an tâm chữa bệnh.

Đặc biệt, vị trí của nhà nghỉ thân nhân kế bên bếp ăn yêu thương – nơi phát các suất ăn miễn phí từ sáng đến chiều cho bệnh nhân và người nuôi bệnh.

“Nhà nghỉ này giúp tôi tiết kiệm được chi phí, giá tương đối rẻ, bệnh nhân chấp nhận được. Ở ngoài, chúng tôi phải mướn 170 ngàn/đêm. Bệnh tật phải điều trị lâu ngày, phải xạ trị có thể đợt này 5 tuần, phác đồ điều trị sắp tới không biết bao nhiêu lâu nữa, nên chúng tôi chọn tá túc ở đây cho bớt tốn kém và duy trì được lâu dài”,  ông Viễn tâm sự.

Ông Tạ Văn Viễn, 69 tuổi, từ miền quê Trà Vinh lên bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) để điều trị ung thư.

Ông Tạ Văn Viễn, 69 tuổi, từ miền quê Trà Vinh lên bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) để điều trị ung thư.

Là bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt duy nhất ở phía Nam, nơi tiếp nhận các ca bệnh nặng và nguy kịch, mỗi ngày, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 6.000 lượt bệnh khám điều trị nội và ngoại trú. Đa số bệnh nhân điều trị đều từ các tỉnh, thành, trong quá trình khám chữa bệnh rất cần một nơi để nghỉ ngơi sau giờ chăm sóc người bệnh hoặc luân phiên trong quá trình nuôi bệnh.

Nhà nghỉ thân nhân được thành lập từ năm 2018 để giải quyết tình trạng quá tải người nuôi bệnh. Năm 2021, phòng Công tác xã hội tiếp nhận và vận hành cho đến hiện tại.

04
06-Nhà vệ sinh sạch sẽ

Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: “Nhà nghỉ thân nhân hoạt động 24/24h. Mỗi ngày chúng tôi tiếp đón và lưu trú gần 300 cô bác bệnh nhân, thân nhân trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện Chợ Rẫy. Có những khu vực các cô bác có thể ở miễn phí, một số khu vực trả phí với mức hỗ trợ 30 ngàn cho giường trên và 50 ngàn cho giường dưới.

Mức chi phí này rất thấp so với mặt bằng chung xung quanh bệnh viện, khu vực nhà trọ ở đây thường có giá 300-500 ngàn/ngày. Nhà nghỉ thân nhân cũng trang bị ước uống, quạt máy, wifi để điện về cho gia đình. Gần đây chúng tôi trang bị thêm tủ sạc điện thoại nữa”.

Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội bệnh viện Chợ Rẫy

Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội bệnh viện Chợ Rẫy

Ông Hiển cho biết thêm, trước đây, nhà nghỉ thân nhân rất nhỏ hẹp. Ban giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định nâng cấp trên nền nhà nghỉ cũ để có một nhà nghỉ khang trang hơn với 1 tầng trệt, ba tầng lầu. Ở khu vực tầng trệt, mọi người có thể theo dõi tình trạng người thân của mình, ở phòng tập thể có số lượng đông hơn (từ 10-12 giường tầng); lầu 3 và lầu 4 là các phòng riêng có trang bị các phương tiện như tivi, máy lạnh.

“Trong thời gian gần đây, phòng Công tác xã hội phối hợp với phòng Công nghệ thông tin ứng dụng nhận dạng qua dấu vân tay để kiểm soát, đảm bảo an toàn, an ninh và không gian nghỉ ngơi yên tĩnh cho các cô bác”, ông Hiển nói.

07
05
Dấu vân tay để đảm bảo an ninh, an toàn trong Nhà nghỉ thân nhân

Dấu vân tay để đảm bảo an ninh, an toàn trong Nhà nghỉ thân nhân

Tuy nhiên, theo ông Hiển, nhà nghỉ thân nhân vẫn chỉ đáp ứng được phân nửa nhu cầu của cô bác đến đây điều trị: “So với thực tế, chúng tôi cũng luôn luôn trong tình trạng quá tải bởi cô bác ở các tỉnh về cần một chỗ lưu trú. Nhu cầu rất lớn nhưng số phòng còn hạn chế nên cô bác đôi khi cũng chưa được hài lòng lắm.

Chúng tôi cũng đã báo cáo với Lãnh đạo bệnh viện để có phương án hỗ trợ và đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu trong tương lai”.

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM)

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM)

Tại bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), mọi công tác chuẩn bị cho nhà lưu trú thân nhân đang được tiến hành.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Minh Lan Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi đồng 1 chia sẻ, khi các bệnh nhi phải nằm trong khoa Hồi sức hoặc khoa Cấp cứu, nếu là bệnh nhi chăm sóc cấp 1 sẽ do nhân viên y tế chăm sóc hoàn toàn, thân nhân không được ở lại trong khu vực khối Hồi sức cấp cứu để đảm bảo nguyên tắc vô trùng. Trong khu vực các khoa này, hiện không có phòng để thân nhân nghỉ ngơi và ngồi chờ tin con: 

“Khó cái là đa phần người dân đều ở tỉnh lên, họ ngóng tin con mỗi ngày, muốn vào thăm con và để nghe bác sĩ giải thích về tình trạng bệnh, nếu về nhà rồi đi ra đi vào rất là khó. Họ cũng không có điều kiện để thuê mướn nhà trọ xung quanh vì giá cao, mỗi ngày mấy trăm ngàn, không đủ chi phí.

Nếu có nhà lưu trú thân nhân, bệnh viện cũng sẽ tiện để nắm bắt, gặp gỡ, trao đổi và cũng hạn chế thân nhân khi đi ra ngoài tiếp xúc với các nguồn bệnh và đem vi khuẩn vào.... Cố gắng làm sao để họ có chỗ che mưa che nắng, nghỉ ngơi”.

Chậm nhất ngày 2/5 tới, bệnh viện Nhi đồng 1 sẽ đưa vào vận hành nhà lưu trú thân nhân

Chậm nhất ngày 2/5 tới, bệnh viện Nhi đồng 1 sẽ đưa vào vận hành nhà lưu trú thân nhân

Tuy nhiên, bác sĩ Phương cũng phải thừa nhận, mặc dù bệnh viện rất sốt ruột muốn đẩy nhanh do nhu cầu bức thiết, nhưng việc tìm khuôn viên rộng đủ cho khoảng 100-150 thân nhân; kinh phí mua sắm phải đấu thầu qua nhiều khâu cũng gặp không ít thách thức. Bên cạnh đó cũng cần phải có cách quản lý để đảm bảo an ninh, an toàn.

“Hiện tại chúng tôi cũng đang thiết kế làm sao đầu tiên phải có nhà vệ sinh sạch sẽ, có quạt, có chỗ sạc pin, tủ đồ, có thể xin thêm tài trợ để gắn màn hình tivi cho mọi người giải trí. Xung quanh khu vực nhà lưu trú hiện bệnh viện đã có những căn-tin, siêu thị tiện ích, máy cung cấp nước tự động gần như đã phủ kín. Diện tích tận dụng khuôn viên của khoa Cấp cứu trước đây. Khi chưa có nhà lưu trú, thân nhân vẫn phải ngồi chờ trước khoa, tối thì họ trải chiếu nằm ngoài trời, đồ đạc thì đùm đề”.

Nhiều năm công tác tại bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Phương trăn trở, bệnh viện đã nhận chăm sóc con cho các ba mẹ thì bản thân bệnh viện cũng phải có một phần trách nhiệm hỗ trợ thân nhân để họ an tâm. Bởi dù có gọi điện thoại video hay về nhà rồi quay lại thăm con, cũng không thể bằng nhận tin, trao đổi thường xuyên, hằng ngày.

Được biết, chậm nhất ngày 2/5 tới, bệnh viện Nhi đồng 1 sẽ đưa vào vận hành nhà lưu trú thân nhân.

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Vào ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) ở TP Hà Nội. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.