Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Người nào xấu xí...

Quang Hùng: Chủ nhật 17/03/2024, 14:35 (GMT+7)

Trong văn hoá của chúng ta, thường được nghe: Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại. Có lẽ vì vậy mà như một phản xạ có điều kiện được tôi rèn qua thời gian, nhiều người trong chúng ta rất ngại khi phải thừa nhận sai lầm của mình, và rất khó khăn trong việc tiếp nhận những lời nhận xét trái tai…

Từ việc khó chấp nhận nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta dần tin rằng những hành vi, suy nghĩ hằng ngày của mình đều là đúng đắn. Đặc biệt, khi mà mạng xã hội phát triển, ai cũng chỉ “phô ra” những điều tốt đẹp, hay ho. Nhưng có khi lại vô tình lộ rõ những tật xấu cố hữu.

Chỉ cách nay vài bữa, có trường hợp hai thanh niên đi xe máy trên đường Vành đai 2, rồi gây sự với những người đi ô tô đúng luật. Lời qua tiếng lại, bị hai người trên ô tô dừng xe xuống gây ra một cuộc ẩu đả giữa đường.

Hậu quả thì ai cũng rõ. Điều đáng nói ở chỗ, “cộng đồng mạng”, nhân danh những suy nghĩ tốt đẹp và đạo đức theo tiêu chuẩn riêng, tỏ ra rất hỷ hả với việc hai anh này bị đánh đập cho tơi bời.

Nhiều người còn hăng hái đăng đi đăng lại clip với những lời lẽ cổ vũ cho bạo lực và bản thân cũng “ước” giá có mặt ở đó để… nện cho hai tay kia một trận ra trò hơn nữa.

Thiếu tuân thủ khi tham gia giao thông vẫn là hành vi phổ biến

Thiếu tuân thủ khi tham gia giao thông vẫn là hành vi phổ biến

Từ khi mạng xã hội xuất hiện, không khó để chúng ta thường xuyên được chứng kiến những vụ việc tương tự như vậy, những người đánh nhau vì va chạm giao thông sẽ luôn là miếng mồi ngon cho tất cả mọi người xông vào thể hiện quan điểm đạo đức của mình. Và nếu nhìn vào đó, chúng ta dễ dàng nhận ra một điều, thói ưa bạo lực của một bộ phận không nhỏ dân mình.

Dù là bạo lực bằng tay chân hay trên bàn phím, nó cũng khiến nhiều người có suy nghĩ, giải quyết tất cả mọi điều bằng bạo lực. Có lẽ vì vậy, mà có rất nhiều vụ bạo lực xảy ra trên đường, dù chỉ là một va chạm rất nhỏ, hay vài lời lẽ mà kẻ đối diện thấy khó nghe và cần giải quyết đối thủ bằng nắm đấm.

Chẳng biết vô tình hay do hiệu ứng đám đông, những hành vi như thế, có phải đang thể hiện chúng ta cổ vũ cho bạo lực, để giải quyết mọi vấn đề trong xã hội?

Lại chuyện trên mạng. Khi có bất kỳ một vấn đề nào đó xảy ra, của một người chẳng hề quen biết, được quay, được chụp lại hoặc thậm chí chỉ qua lời kể được đưa lên mạng, ấy là lúc chúng ta sẽ được thấy những “lời vàng ý ngọc”, dù chẳng quen biết hay tìm hiểu để xác nhận thông tin đọc được, xem được ấy có chính xác hay không?

Người ta sẽ vận dụng tất cả vốn kiến thức về ngôn ngữ để đưa ra những lời nói cay nghiệt nhất với đối tượng, rồi hỷ hả với nhau, như một cách thể hiện trí tuệ và đưa mình vào vị trí “quan toà” trên mạng, với cả triệu thành viên không hề quen biết trên mạng xã hội.

Và sung sướng với những dấu “like”, được những người kia tick vào câu nói của mình.

Theo thời gian, người ta phải cố tìm ra những câu nói sau “có tầm” hơn câu trước, có khi chẳng vì thù ghét gì cái người bị bêu lên ấy, mà chỉ nhằm mua vui cho kẻ khác và lấy những biểu tượng “thích” vô tri kia.

Và không cần biết rằng, người bị mạt sát đó, hay gia đình của họ khổ sở thế nào.

Lời nói sắc hơn mũi dao nhọn. Với những người tâm lý mong manh, đó là những đòn chí mạng. Thậm chí có người vì thế mà đã có quyết định dại dột với mạng sống của mình.  Chỉ vì những lời cay nghiệt cho sướng mồm của đám đông.

Dù có quy định việc tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, nhưng nhiều người lớn tuổi không chịu thực hiện

Dù có quy định việc tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, nhưng nhiều người lớn tuổi không chịu thực hiện

Người già phải được ưu tiên. Bữa nọ đọc trên báo mạng, về cuộc sống của người già ở Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia có dân số già thuộc loại nhất nhì thế giới. Nhưng không vì thế, họ muốn trở thành gánh nặng của xã hội. Những người cao tuổi họ vẫn lao động bình thường, có người lái taxi, xe bus,… làm những công việc bình thường như những người trẻ tuổi hơn.

Và đặc biệt, họ không muốn bị đối xử như với một người già - đồng nghĩa với ám chỉ không còn sức lao động, sống lệ thuộc, gánh nặng cho xã hội. Nếu trên xe bus hay trên tàu, người nào đó đứng dậy nhường ghế cho một người lớn tuổi đang đứng, đó sẽ là sự thiếu tôn trọng.

Tất nhiên, mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá mỗi khác. Truyền thống kính trên nhường dưới, tôn trọng người cao tuổi người Việt là một nét văn hoá đáng quý và trân trọng. Thế nhưng, lại có nhiều người “cậy” mình lớn tuổi mà cho cái quyền được làm mọi thứ họ muốn.

Ví dụ như rất nhiều người lớn tuổi điều khiển xe máy không bao giờ chịu đội mũ bảo hiểm; Chen lấn xô đẩy khi xếp hàng; Dừng chờ tín hiệu giao thông cũng phải cố len lên đằng trước, đứng một mình giữa đường, thậm chí vượt đèn đỏ… Trong mọi mâu thuẫn và tranh chấp trên đường, đều sử dụng chung một mẫu câu: Tao bằng tuổi bố mẹ…

Rất khó hiểu khi điều họ nêu lại mâu thuẫn với những hành vi thiếu chuẩn mực.

Với lớp trẻ. Ngày nay, những người trẻ tuổi được tiếp xúc với mạng xã hội, thông tin đầy ắp hằng ngày, dễ hiểu khi họ chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá trên thế giới, cũng như những ứng xử của người nổi tiếng trên mạng. Và vì thế, luôn muốn khẳng định cái tôi của mình.

Tuy nhiên điều đáng nói, việc thể hiện “cái tôi”, thể hiện phong cách, phải gắn liền với tri thức. Điều để người đối diện tôn trọng bạn, không phải vì “cái tôi” khác biệt, mà vì sự hiểu biết của chính con người đó. Hút thuốc phì phèo, uống rượu, đi lại khệnh khạng, văng tục chửi bậy… đó không phải là “cái tôi”, là phong cách.

Nhưng buồn thay, nhiều bạn trẻ bây giờ lại coi đó là sự khẳng định bản ngã của mình. Tự tin đến mức, dám hành hung cả giáo viên, sẵn sàng nổi loạn khi bố mẹ, gia đình không chiều theo ý muốn của mình. Họ, phải là trung tâm của vũ trụ.

Xả rác nơi công cộng, là một thói quen cố hữu rất khó sửa của nhiều người

Xả rác nơi công cộng, là một thói quen cố hữu rất khó sửa của nhiều người

Những đứa trẻ như thế, chính là sản phẩm của thế hệ đi trước để lại. Chúng ta không thể dạy được lớp trẻ, bởi chính người lớn cũng đang mắc vào những “thói xấu” như thế. Thật kinh khủng khi sau mỗi cuộc tụ tập lễ hội đông người, bỏ lại phía sau là hàng tấn rác thải người ta vứt thẳng xuống đường, xuống sông hồ, nơi họ vừa tận hưởng những phút giây hạnh phúc trong không gian được gọi là “văn hoá”.

Rất khó để kể hết những “thói xấu” chúng ta đang mắc phải, và càng khó hơn khi kêu gọi ngừng ngay việc ấy. Bởi nó sẽ không có giá trị gì, khi chúng ta không dám nhìn thẳng vào một sự thật, là văn hoá ứng xử của chúng ta đang mất phanh và trôi tuột về một nơi nào đó. Thay đổi nếp sống, văn hoá không chỉ bằng lời kêu gọi suông.

Có lẽ đã đến lúc, chúng ta ngừng kêu gọi thực hiện “nếp sống văn minh, gia đình văn hoá” trên những tấm bảng tuyên truyền vô tri kia mà bắt tay vào việc làm nào đó cụ thể. Ví dụ như từ việc đào tạo những người sẽ làm thầy cô giáo sao cho đúng nghĩa, từ bậc mầm non trở lên chẳng hạn…

 

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Kinh tế Canada trước nguy cơ gặp khó nếu vận tải hàng hoá đường sắt tê liệt vì đình công

Kinh tế Canada trước nguy cơ gặp khó nếu vận tải hàng hoá đường sắt tê liệt vì đình công

Vận chuyển đường sắt có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải, nhất là với một quốc gia có diện tích lớn như Canada. Tuy nhiên, mới đây ngành đường sắt Canada đã đối mặt với nguy cơ tạm ngưng hoạt động do đình công, đe doạ nền kinh tế của quốc gia này.

Hà Nội: Cây đổ la liệt đè vào ô tô, nhiều tuyến phố ngập sâu

Hà Nội: Cây đổ la liệt đè vào ô tô, nhiều tuyến phố ngập sâu

Sau khi Bão số 3 đổ vào Hà Nội đã khiến cho nhiều cây xanh gãy đổ la liệt trên các tuyến phố địa bàn Thủ đô, cùng với nước ngập sâu trên nhiều tuyến đường vào sáng ngày 08/9.

Hà Nội: Gần như tuyến phố nào cũng có cây đổ

Hà Nội: Gần như tuyến phố nào cũng có cây đổ

Sáng nay, sau cơn bão số 3 kéo dài cả ngày hôm qua (07/9), gần như ở khắp các tuyến phố trên địa bàn Thủ đô ngổn ngang cây đổ. Vẫn chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại tài sản, tính mạng người dân nhưng có thể nói, cơn bão đã ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của người dân Hà Nội...

Khẩn trương khắc phục sự cố, sớm cấp điện trở lại sau khi bão đi qua

Khẩn trương khắc phục sự cố, sớm cấp điện trở lại sau khi bão đi qua

Chiều tối ngày 7/9, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên có Công điện hỏa tốc gửi các đơn vị về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.

Vỉa hè trồng hoa, xe cộ vẫn... không tha

Vỉa hè trồng hoa, xe cộ vẫn... không tha

Sau khi cải tạo, trên vỉa hè đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có nhiều giàn hoa đẹp vừa tạo cảnh quan độ thị, phục vụ người đi bộ. Nhưng hiện nay tại các vị trí này đang xảy ra một số vấn đề khiến người đi bộ phải thất vọng.

“Để anh tìm đường sống, xong anh gọi về. Tắt máy để anh duy trì pin…”

“Để anh tìm đường sống, xong anh gọi về. Tắt máy để anh duy trì pin…”

Đây là câu nói cuối cùng mà bà Mùi được nghe từ chồng mình trước khi cuộc điện thoại ngắn ngủi vụt tắt trong lúc sóng điện thoại gần như tê liệt vì cơn bão YAGI đổ bộ vào Quảng Ninh.

Quảng Ninh: Người dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả của bão số 3

Quảng Ninh: Người dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả của bão số 3

Sáng 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, người dân TP Hạ Long, tỉnh Quang Ninh đang bắt đầu dọn dẹp, khắc phục dần hậu quả của bão để lại.