Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Ảnh

Người dân về quê ăn Tết, giao thông cửa ngõ Thủ đô khó khăn

Nhóm PV: Thứ tư 07/02/2024, 16:08 (GMT+7)

Mặc dù hôm nay (7/2, tức 28 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước khi chính thức nghỉ Tết nhưng từ sáng sớm, người dân đã bắt đầu rời Hà Nội về quê ăn Tết khiến lượng phương tiện gia tăng đột biến, đặc biệt là tại các cửa ngõ Thủ đô.

Theo ghi nhận, hiện đường Vành đai 3 trên cao hướng từ nút giao Big C đi về phía Pháp Vân ùn tắc khá dài, các phương tiện di chuyển chậm, ô tô xếp hàng nhích từng mét.

Tại dọc cửa ngõ phía Nam, lượng người dân đổ về từ rất sớm. Ảnh: Lê Tùng

Tại dọc cửa ngõ phía Nam, lượng người dân đổ về từ rất sớm. Ảnh: Lê Tùng

Nhiều người dân lựa chọn về quê bằng xe máy để chủ động thời gian và hành trình. Ảnh: Lê Tùng

Nhiều người dân lựa chọn về quê bằng xe máy để chủ động thời gian và hành trình. Ảnh: Lê Tùng

1E9A4223
Đường Giải Phóng xe máy, ô tô nhích từng chút một để rời khỏi Hà Nội. Ảnh: Lê Tùng

Đường Giải Phóng xe máy, ô tô nhích từng chút một để rời khỏi Hà Nội. Ảnh: Lê Tùng

Lực lượng chức năng có mặt từ rất sớm để phân luồng giao thông

Lực lượng chức năng có mặt từ rất sớm để phân luồng giao thông

1E9A4293
Ảnh: Lê Tùng

Ảnh: Lê Tùng

  

Dọc tuyến Phạm Hùng (gần bến xe Mỹ Đình) vẫn còn cảnh nhà xe bắt khách dọc đường. Ảnh: Thái Sơn

Dọc tuyến Phạm Hùng (gần bến xe Mỹ Đình) vẫn còn cảnh nhà xe bắt khách dọc đường. Ảnh: Thái Sơn

Chuyển hành lý của khách lên xe ngay dưới lòng đường. Ảnh: Thái Sơn

Chuyển hành lý của khách lên xe ngay dưới lòng đường. Ảnh: Thái Sơn

Tình trạng bắt khách dọc đường diễn ra nhiều năm nay nhưng vẫn khó xử lý. Ảnh: Thái Sơn

Tình trạng bắt khách dọc đường diễn ra nhiều năm nay nhưng vẫn khó xử lý. Ảnh: Thái Sơn

Nguyên nhân một phần đến từ thói quen 'khó bỏ' của người dân. Ảnh: Thái Sơn

Nguyên nhân một phần đến từ thói quen 'khó bỏ' của người dân. Ảnh: Thái Sơn

Anh Bình (quê Yên Bái) cho biết, 'ngại' vào bến vì đi bộ xa nên đứng bắt xe khách ngay ngoài đường cho tiện. Ảnh: Thái Sơn

Anh Bình (quê Yên Bái) cho biết, 'ngại' vào bến vì đi bộ xa nên đứng bắt xe khách ngay ngoài đường cho tiện. Ảnh: Thái Sơn

Dù hành lý lỉnh kỉnh vẫn không muốn vào bến. Ảnh: Thái Sơn

Dù hành lý lỉnh kỉnh vẫn không muốn vào bến. Ảnh: Thái Sơn

Trái ngược với khung cảnh đông đúc trên đường phố, bên trong bến xe Mỹ Đình sạch sẽ nhưng khá vắng vẻ. Ảnh: Thái Sơn

Trái ngược với khung cảnh đông đúc trên đường phố, bên trong bến xe Mỹ Đình sạch sẽ nhưng khá vắng vẻ. Ảnh: Thái Sơn

Anh Long, một tài xế xe khách cho biết, năm nay lượng khách có vẻ vắng hơn so với các năm trước. Ảnh: Thái Sơn

Anh Long, một tài xế xe khách cho biết, năm nay lượng khách có vẻ vắng hơn so với các năm trước. Ảnh: Thái Sơn

'Cao điểm nhất là vào ngày 24-25 âm lịch, người lao động tự do họ về quê nghỉ Tết sớm rất đông. Còn hôm nay thì vắng hơn nhiều rồi', anh Long chia sẻ. Ảnh: Thái Sơn

"Cao điểm nhất là vào ngày 24-25 âm lịch, người lao động tự do họ về quê nghỉ Tết sớm rất đông. Còn hôm nay thì vắng hơn nhiều rồi', anh Long chia sẻ. Ảnh: Thái Sơn

Xếp hành lý lên xe về quê ăn Tết. Ảnh: Thái Sơn

Xếp hành lý lên xe về quê ăn Tết. Ảnh: Thái Sơn

Một gia đình với khá nhiều hành lý ra bến xe về quê. Ảnh: Thái Sơn

Một gia đình với khá nhiều hành lý ra bến xe về quê. Ảnh: Thái Sơn

Ông Doãn Anh Pháp, Phó giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết, dịp Tết Nguyên đán năm nay lưu lượng khách đến bến rải đều các ngày, với 3 mốc chính là từ trước Ông Công, Ông Táo, thứ 2 từ 25-26 âm lịch và từ 28-29. Ảnh: Thái Sơn

Ông Doãn Anh Pháp, Phó giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết, dịp Tết Nguyên đán năm nay lưu lượng khách đến bến rải đều các ngày, với 3 mốc chính là từ trước Ông Công, Ông Táo, thứ 2 từ 25-26 âm lịch và từ 28-29. Ảnh: Thái Sơn

'Với tình hình như vậy, bến đã chủ động xây dựng, bố trí lực lượng phục vụ hành khách. Đến thời điểm này, cao điểm nhất có hơn 800 lượt xe xuất bến, cao hơn khoảng 100 xe so với ngày thường', ông Pháp chia sẻ. Ảnh: Thái Sơn

"Với tình hình như vậy, bến đã chủ động xây dựng, bố trí lực lượng phục vụ hành khách. Đến thời điểm này, cao điểm nhất có hơn 800 lượt xe xuất bến, cao hơn khoảng 100 xe so với ngày thường', ông Pháp chia sẻ. Ảnh: Thái Sơn

Đường Láng hướng đi Võ Chí Công đông đúc, chiều vào trung tâm vắng vẻ. Ảnh: Thái Sơn

Đường Láng hướng đi Võ Chí Công đông đúc, chiều vào trung tâm vắng vẻ. Ảnh: Thái Sơn

Một số tuyến đường trong trung tâm cũng vắng hơn so với ngày thường. Ảnh: Thái Sơn

Một số tuyến đường trong trung tâm cũng vắng hơn so với ngày thường. Ảnh: Thái Sơn

Một số tuyến đường trong trung tâm cũng vắng hơn so với ngày thường. Ảnh: Thái Sơn

Một số tuyến đường trong trung tâm cũng vắng hơn so với ngày thường. Ảnh: Thái Sơn

Qua fanpage VOV Giao thông, nhiều thính giả cũng cho biết: Cầu Mai Lĩnh hướng đi Xuân Mai ùn tắc; đoạn đường từ ga Thường tín đến đại học Thủ đô chợ Vồi rất tắc theo cả hai chiều; cầu Chương Dương khó khăn; đường Láng cũng là một lộ trình nghẹt thở. 

Tương tự, đường vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cách trạm thu phí Cầu Giẽ khoảng 2-3km, dòng ô tô xếp hàng dài hướng Hà Nam. Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa, các xe cũng xếp hàng từ nút giao ra Cầu Giẽ hướng về Thanh Hóa. 

(Ảnh: Chấn Hải)

(Ảnh: Chấn Hải)

Đường Tân Mai qua hồ Đền Lừ đông, di chuyển chậm do có chợ hoa tại đây. (Ảnh: Chấn Hải)

Đường Tân Mai qua hồ Đền Lừ đông, di chuyển chậm do có chợ hoa tại đây. (Ảnh: Chấn Hải)

(Ảnh: Chấn Hải)

(Ảnh: Chấn Hải)

Đường Giải Phóng đông di chuyển chậm qua các điểm giao cắt. (Ảnh: Chấn Hải)

Đường Giải Phóng đông di chuyển chậm qua các điểm giao cắt. (Ảnh: Chấn Hải)

(Ảnh: Chấn Hải)

(Ảnh: Chấn Hải)

Cổng bến xe Giáp Bát người vào bến về quê ăn Tết thưa vắng, không có sự đông đúc. Lực lượng chức năng tổ chức phân luồng từ ngoài cổng bến hạn chế lộn xộn, gây ảnh hưởng giao thông. (Ảnh: Chấn Hải)

Cổng bến xe Giáp Bát người vào bến về quê ăn Tết thưa vắng, không có sự đông đúc. Lực lượng chức năng tổ chức phân luồng từ ngoài cổng bến hạn chế lộn xộn, gây ảnh hưởng giao thông. (Ảnh: Chấn Hải)

Theo Phòng Cảnh sát giao thông (CGST) - Công an TP Hà Nội, cao điểm giao thông dịp Tết sẽ kéo dài đến hết ngày 8/2 (29 tháng Chạp), thời điểm người dân rời Hà Nội về quê đón Tết Nguyên đán, lưu lượng giao thông trở nên ùn ứ cục bộ, đặc biệt là các trục đường huyết mạch hướng ra cửa ngõ.

Do đó, lực lượng chức năng khuyến cáo người dân cần chọn lộ trình phù hợp, hạn chế ùn tắc, tiết kiệm thời gian di chuyển.

Để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, lực lượng CSGT, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội đã chủ động tăng cường, bố trí lực lượng thường trực, phân luồng hướng dẫn giao thông, ứng trực, sẵn sàng tham gia giải quyết, xử lý các tình huống đột xuất, phức tạp về giao thông có thể xảy ra... 

 

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Được biết đến như một địa điểm phục vụ cộng đồng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao, trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Đống Đa, số 22 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, lẽ ra phải là nơi thể hiện sự văn minh và chuẩn mực trong ứng xử.