Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

“Người đàn ông mũ bảo hiểm” và sứ mệnh đảm bảo ATGT

Hoàng Anh: Thứ hai 25/03/2024, 15:36 (GMT+7)

Anh Raghvendra Kumar, 38 tuổi, sống tại bang Bihar (Ấn Độ), được nhiều người biết đến với cái tên “Người đàn ông mũ bảo hiểm”. Sở dĩ như vậy là bởi, nhiều năm qua, anh thường xuyên tặng mũ bảo hiểm và tuyên truyền về những lợi ích của việc sử dụng chúng cho những người đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm.

Nhiều năm qua, anh Kumar thường xuyên tặng mũ bảo hiểm và tuyên truyền về những lợi ích của việc sử dụng chúng cho những người đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm. Ảnh: https://milaap.org/

Nhiều năm qua, anh Kumar thường xuyên tặng mũ bảo hiểm và tuyên truyền về những lợi ích của việc sử dụng chúng cho những người đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm. Ảnh: https://milaap.org/

Mỗi buổi sáng, Raghavendra Kumar lại lên đường thực hiện sứ mệnh của mình—phân phát mũ bảo hiểm miễn phí. Kumar đang nỗ lực nâng cao nhận thức về an toàn đường bộ. Anh phân phát mũ bảo hiểm cho những lái xe không đội mũ lưu thông trên đường.

Anh Kumar bắt đầu công việc ý nghĩa này sau cái chết của bạn thân trong một vụ tai nạn giao thông vào năm 2014: “Chúng tôi là bạn với nhau từ khi còn nhỏ, sau đó cùng thuê một căn phòng. Anh ấy đã gặp tai nạn vào năm cuối đại học khi lái xe mô tô mà không đội mũ bảo hiểm. Điều này khiến tôi bắt đầu suy nghĩ về việc mình phải làm điều gì đó để thay đổi thói quen này của mọi người khi tham gia giao thông để không có bất cứ ai phải chết như bạn tôi trên đường phố Ấn Độ nữa. Đó là lí do tôi bắt đầu công việc này”.

Thế là từ đó, cứ mỗi sáng, anh lại xuất hiện trên nhiều tuyến đường để tặng mũ bảo hiểm và tuyên truyền về những lợi ích của việc sử dụng chúng.

Vài tháng trước, Vikram Singh nhận được chiếc mũ bảo hiểm từ Kumar, đã gặp tai nạn. Singh bị ngã khỏi xe và tông vào dải phân cách, sau đó mũ bảo hiểm của anh bị gãy làm đôi. Singh nói rằng anh rất biết ơn Kumar vì chiếc mũ bảo hiểm đã cứu mạng anh.

Anh Arif Mustafa Khan, một lái xe cũng vừa được anh Kumar tặng mũ bảo hiểm, cho biết: “Thú thật là tôi đang trên đường tới công ty có chút việc gấp. Vì là việc đột xuất nên vội quá, tôi quên không đội mũ bảo hiểm. Công việc mà “người đàn ông mũ bảo hiểm” đang làm rất đáng khen ngợi. Sáng kiến của anh ấy sẽ giúp cứu nhiều người đi lại an toàn, nhiều gia đình không phải chịu cảnh mất đi người thân. Việc đội mũ bảo hiểm là rất quan trọng, không chỉ với chính mạng sống của chúng ta mà còn với gia đình của mình”.

Anh Mohit Bhati, một lái xe khác, chia sẻ: “Tôi đang đến phòng tập gym và tôi cũng không đội mũ bảo hiểm. Anh trai này ở đây đã đưa cho tôi một cái mũ bảo hiểm. Anh ấy đã cho tôi hiểu một điều là tôi nên đội mũ hiểm khi đi xe máy. Rất nhiều người đã chết vì tai nạn giao thông và không ai có thể giúp họ cả, họ cần tự bảo vệ chính mình”.

Ảnh: milaap.org

Ảnh: milaap.org

Trong khi quy định đội mũ bảo hiểm là bắt buộc  thì rất nhiều người không đội mũ bảo hiểm.

Nhà sản xuất mũ bảo hiểm hàng đầu Ấn Độ Studds Accessories Ltd đã ước tính khoảng 80 triệu người đi xe máy cần phải đội mũ bảo hiểm, bởi hiện tỷ lệ sử dụng chỉ chiếm 60% trong tổng số 210 triệu xe hai bánh đã đăng ký.

Theo anh Kumar, việc thiếu nhận thức và thái độ thờ ơ đối với sự an toàn khiến người dân ngại đội mũ bảo hiểm: “Ban đầu khi tôi đưa mũ bảo hiểm cho mọi người, họ không bao giờ đặt câu hỏi tại sao tôi lại làm như thế. Họ chỉ cầm lấy mũ thôi. Khi công việc này bắt đầu giúp cứu sống nhiều người hơn cũng là khi nó trở thành một phần trong cuộc sống của tôi. Và tôi nghĩ rằng tôi nên tiếp tục làm công việc này ở nhiều bang khác trên khắp đất nước Ấn Độ”.

Năm 2020, anh Kumar thành lập tổ chức phi lợi nhuận mang tên Tổ chức mũ bảo hiểm Người đàn ông Ấn Độ. Đến nay, anh đã đi tới hơn 20 bang và trao tặng hơn 60.000 mũ bảo hiểm. Mục tiêu của anh là phân phát được 1 vạn chiếc mũ bảo hiểm vào cuối năm nay.

Kumar lên kế hoạch thành lập một ngân hàng mũ bảo hiểm hoạt động quanh năm từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, để bất cứ ai cũng có thể đến lấy dùng khi cần.

Anh cũng mong muốn mở một cửa hàng mũ bảo hiểm bên ngoài các trường học và trường đại học ở Noida. Cơ sở này sẽ cung cấp mũ bảo hiểm miễn phí cho những học sinh quên mang theo mũ. Những người có nhu cầu có thể mượn mũ bảo hiểm và trả lại trong vòng 8 ngày hoặc được mượn tiếp tục. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Kumar lên kế hoạch thành lập một ngân hàng mũ bảo hiểm hoạt động quanh năm từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, để bất cứ ai cũng có thể đến lấy dùng khi cần.

Kumar lên kế hoạch thành lập một ngân hàng mũ bảo hiểm hoạt động quanh năm từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, để bất cứ ai cũng có thể đến lấy dùng khi cần.

Được biết, anh Kumar đã chi hơn 30 triệu rupee (khoảng 9 tỷ VNĐ) để mua mũ bảo hiểm, tổ chức các hoạt động và các chuyến đi đến những nơi xa xôi để tặng mũ và tuyên truyền về an toàn giao thông.

Để có kinh phí thực hiện chiến dịch vì sự an toàn này, anh đã dùng tiền tiết kiệm của gia đình, thậm chí đã bán căn hộ của mình ở Noida vào năm 2018 và nhiều tài sản khác. Anh chia sẻ anh rất biết ơn vợ vì cô ấy đã giúp đỡ anh trong hoàn cảnh khó khăn bằng cách tặng đồ trang sức của cô ấy để anh có thể quyên góp tiền duy trì chiến dịch.

Thời gian đầu, Kumar chỉ đi phát mũ bảo hiểm trong thời gian rảnh rỗi bên cạnh công việc luật sư tại công ty Microsolf. Tuy nhiên, vào năm 2016, Kumar đã nghỉ việc để cống hiến hết mình cho việc thúc đẩy an toàn đường bộ.

Anh Raghvendra Kumar chia sẻ: "Khi tôi thấy ai trên đường cần mũ bảo hiểm, tôi sẽ lấy mũ trên xe của mình để đưa cho họ. Tôi xuất hiện trên đường phố mỗi ngày để giúp mọi người tham gia giao thông được an toàn hơn. Tôi mong muốn những người điều khiển xe máy đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và lái xe cẩn thận. Thực hiện được điều đó chính là thành công trong cuộc đời tôi.”

Kumar cũng nảy ra ý tưởng quyên góp sách cũ để đổi lấy mũ bảo hiểm miễn phí. Kumar tặng những cuốn sách này cho các thư viện. Cho đến nay, khoảng 1.400 thư viện đã được hưởng lợi từ dự án này.

Theo anh Kumar, hiện một số công ty và tổ chức phi chính phủ đang đứng ra hỗ trợ, do vậy, anh đang tập trung vào việc nâng cao nhận thức của trẻ em, vì việc giáo dục trẻ em sẽ giúp chiến dịch thành công trong tương lai.

Với công việc của mình, anh đã được trao Giải thưởng Niềm tự hào Châu Á năm 2023.

Còn tại Việt Nam, sau gần 20 năm năm thực hiện việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe máy, vẫn còn tình trạng không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không đạt chuẩn, hoặc chỉ mang mũ theo để “đối phó” với cảnh sát giao thông. Đặc biệt là cha mẹ vẫn chưa hình thành được thói quen đội mũ bảo hiểm cho con khi lưu thông bằng xe máy.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.