TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo ghi nhận của phóng viên, trên hàng loạt tuyến đường tại khu vực trung tâm TP.HCM như Trần Hưng Đạo, Cao Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng… đều có rất nhiều hình vẽ chằng chịt trên tường nhà, cửa cuốn, tủ điện…
Các hình vẽ này được thể hiện theo phong cách graffiti (tranh phun sơn lên tường). Một số rất nguệch ngoạc, xấu xí, khó hiểu nhưng cũng có những hình có vẻ ngộ nghĩnh, bắt mắt.
Tuy nhiên, dù xấu hay đẹp đều khiến người dân bức xúc vì đã tùy tiện “bôi bẩn” lên tài sản của họ:
"Những điều này không nên vì nghệ thuật nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng nơi còn vẽ những nơi công cộng thì không nên".
"Không nhất thiết phải thể hiện trên những phương tiện công cộng hay những nơi có quyền sở hữu cá nhân. Mình có thể thể hiện ở những nơi cho phép thì như vậy sẽ vừa thể hiện được nghệ thuật mà cũng thể hiện được ý thức của mình".
"Theo em, các bạn nên xem xét theo tùy địa điểm, các bạn đó nên chọn những nơi hạn chế nơi công cộng vì nó làm mất mỹ quan đô thị và nó có thể thỏa sức sáng tạo ở những địa điểm được cho phép, vì em nghĩ đó là một nét văn hóa của nghệ thuật đường phố. Mình có thể gìn giữ và phát huy đúng chỗ của nó".
Trước những phản ứng gay gắt từ phía người dân, một tín đồ Graffiti cho chúng tôi biết. Đối với nhiều người thì thì đây được xem là một bộ môn nghệ thuật, người vẻ được cho là nghệ sĩ và thể hiện cá tính của họ qua những bức tranh.
Cũng có nhiều góc nhìn trái chiều khác nhau về một bộ môn nghệ thuật đường phố thế này. Anh Zkhoa, Nhóm Sài Gòn Graffiti Club chia sẻ: "Graffiti là một loại hình tự do, giúp cho các bạn trẻ có thể thoải mái tự do sáng tác, đồng thời cũng có thể gắn kết mọi người lại với nhau. Tôi nghĩ không chỉ Graffiti mà rất nhiều loại hình nghệ thuật khác cũng vậy, sẽ có người thích và người không thích và mọi người hiểu và đồng cảm với loại hình nghệ thuật đó thì người ta mới thích được nên Graffiti cũng như vậy".
Trên thực tế, Graffiti cũng có mặt tích cực khi tạo nên nét đẹp mới, độc đáo riêng cho mỗi không gian, công trình kiến trúc. Nhiều tác phẩm Graffiti đích thực góp phần làm đẹp cho không gian công cộng.
Cách đây không lâu dự án vẽ Graffiti do hai nghệ sỹ người Pháp tổ chức tại tòa nhà thuộc khu vực giải tỏa gần cầu Thủ Thiêm Q2, và hoạt động vẽ trên tường hẻm của Zero Station tại khu cư xá 288 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3 đã gây sự chú ý của công chúng TPHCM.
Sở dĩ nhiều người dị ứng với những hình vẽ Graffiti trên đường phố vì đa phần chúng được vẽ một cách tràn lan, bôi bẩn các con đường chứ không phải ác cảm với loại hình nghệ thuật này.
Bà Trần Hương Giang ngụ tại quận 7 chia sẻ: "Tôi thấy nước ngoài có những bức tranh tường rất đẹp tôi hy vọng ở Việt Nam cũng sẽ có những bức tranh tường đẹp như vậy để làm đẹp thành phố. Tuy nhiên nếu như vậy thì cần phải chọn lựa, không phải muốn vẽ gì thì vẽ, vì như vậy mình vô tình sẽ làm xấu thành phố".
Dưới góc nhìn của TS. Võ Kim Cương – Chuyên gia quản lý phát triển đô thị cho rằng, nếu là nghệ thuật thì nên được đặt đúng chỗ, không nên nhân danh nghệ thuật để bôi bẩn đường phố, phá hoại tài sản của công dân, tổ chức:
"Trong các quy định về văn minh đô thị thì mình sẽ đưa vào quản lý văn minh, quản lý môi trường đô thị, không gian đô thị và lưu ý phải hài hòa lợi ích. Bởi vì nếu như người muốn vẽ nhưng chỉ thỏa mãn cá nhân của anh thôi thì anh phải thuê những nơi không ảnh hưởng đến cộng đồng để thỏa mãn cá nhân.
Còn nếu tác phẩm của anh được cộng đồng công nhận thì cộng đồng sẽ trả tiền cho anh và mời anh vẽ, cho nên việc đó phải được xử lý rõ ràng giữa công và tư chứ không phải để tình trạng thích vẽ đâu thì vẽ muốn vẽ cái gì thì vẽ được", TS Võ Kim Cương cho biết.
Graffiti hay Hiphop là những bộ môn nghệ thuật đường phố xuất phát từ các nước Phương tây. Thế nhưng những tác phẩm của họ được thể hiện đúng nơi, phù hợp với không gian xung quanh và được thực hiện dưới bàn tay của những người nghệ sĩ chân chính thì ắc hẳn mọi người sẽ có thêm góc nhìn tích cực.
Nghệ thuật hay bôi bẩn, đẹp hay xấu, tất cả chỉ cách nhau một lằn ranh, đó là ranh giới của nhận thức và trách nhiệm với cộng đồng.
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Mỗi ngày tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. Thủ Đức (TP.HCM) tấm lòng của của các thành viên nhóm thiện nguyện Nhất Tâm mang lại sự ấm áp cho những bệnh nhân, thân nhân, y bác sĩ và những người có hoàn cảnh khó khăn như anh xe ôm, chú bảo vệ, cô bán vé số....
Thông qua chương trình Kết nối yêu thương, Kênh VOV Giao thông đã huy động được số tiền từ các nhà hảo tâm để mua tặng một “cặp bò” cho gia đình thính giả Trần Văn Quý đang gặp khó khăn tại Yên Bái.
Đối với người vi phạm là cán bộ đảng viên, Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới nhấn mạnh: “Mọi cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông phải bị xử lý nghiêm của Đảng, của từng ngành, của cơ quan đơn vị”.
Ngày 27/5, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khánh thành thêm Trung tâm phẫu thuật nhi và Trung tâm sơ sinh. Hiện viện có 3 khối nhà hiện đại với 1.500 giường bệnh thay thế cho cảnh chật hẹp xuống cấp.
Lực lượng chức năng đã ngăn chặn nhiều trường hợp thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, tụ tập điều khiển xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, bấm còi gây náo loạn đường phố, cá biệt có trường hợp còn đem theo cả gậy rút 3 khúc.
Diễn tập chữa cháy và cứu nạn trong hầm sông Sài Gòn là hoạt động thường niên, nhằm chuẩn bị kịch bản giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có sự cố; nâng cao trình độ nghiệp vụ chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn và phối hợp giữa các đơn vị.