Phạt nguội là phạt ai?
Những quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đang tạo ra không ít bối rối cho người dân. Điều này cũng dễ hiểu, và những bàn luận xung quanh chủ đề này cũng sẽ giúp những điều bối rối sớm đi qua.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Phóng viên VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với anh Trung, 27 tuổi, hiện đang là một tài xế giao hàng công nghệ tại Hà Nội:
PV: Xin chào anh, rất vui được gặp anh trong chương trình Chuyện trò trên phố của Kênh VOV Giao thông. Anh đã làm nghề này được bao lâu rồi?
Mình làm shipper chắc cũng được hơn 3 năm rồi. Hồi đầu tính làm thêm để kiếm tiền trong lúc xin làm nghề khác, nhưng rồi vẫn làm shipper đến bây giờ.
Mỗi ngày mình bắt đầu làm việc từ mấy giờ?
Làm nghề này thì được cái là thoải mái giờ giấc, nhưng mà mình luôn bắt đầu từ 7h sáng, làm đến tầm 1h trưa thì nghỉ ăn trưa một chút rồi tiếp tục đến 3-4h chiều thôi.
Còn nếu hôm nào mà chưa đạt chỉ tiêu của bản thân thì sẽ cố gắng làm thêm buổi tối.
Vì sao anh quyết định gắn bó với công việc này?
Thì mình cũng vừa nói đấy, làm nghề này được cái là thoải mái thời gian, gia đình chẳng may có công việc gì đấy thì dễ sắp xếp. Hay chẳng may hôm nào con đau ốm thì mình ở nhà chăm con.
Cũng từng nghĩ là chuyển làm công việc khác nhưng rồi thấy làm nghề này kiếm cũng ổn nên cứ làm thôi.
Anh đã từng chở hàng quá tải bao giờ chưa?
Đã làm shipper thì chắc ai cũng từng phải nhận mấy cái đơn hàng cồng kềnh kiểu đó. Không đến mức kiểu chở sắt thép, đất cái đâu, mấy cái đó là người ta có người chở riêng rồi. Làm shipper mà nhắc đến chở hàng nặng thì thường là mấy thùng đồ nặng đến mấy chục cân hoặc cùng lắm là trăm cân.
Còn bảo là quá tải hay không thì theo mình là cũng tùy người thôi. Có người người ta chở được rất là nhiều, còn mình chở được 2 thùng là cùng, bởi vì bản thân cũng không thích mấy đơn hàng quá tải lắm nên ít khi nhận.
Chở những đơn hàng kiểu như vậy thì mình có nhận được nhiều tiền hơn không?
Đương nhiên là có rồi. Cái người mà người ta đặt ship ấy, người ta biết là shipper hay né mấy đơn to kiểu vậy bởi giá tiền trên app không cao, nên người ta thường sẽ chú thích trong đơn hàng là tip thêm tiền để dễ tìm người ship hơn.
Chứ nếu chỉ tính theo giá trên app thì chắc chả anh em nào muốn nhận, né hết. Nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp buộc phải nhận đơn, không hủy được mà người gửi người ta còn chả tip thêm, thì coi như “đen”.
Khi chở những đơn hàng cồng kềnh như vậy, anh có cảm thấy mất an toàn không?
Đương nhiên là không an toàn, thậm chí thấy sợ là đằng khác, sợ rất nhiều thứ luôn. Sợ làm rơi hàng, hỏng hàng của người ta là phải đền. Sợ hàng nặng quá, đi đoạn nào đường xấu mà va vào ai thì cũng không an toàn.
Xong lại còn sợ bị mấy anh CSGT bắt vì chở hàng quá tải nữa, tiền phạt khá cao. Hay nhận phải mấy đơn to mà đi trong giờ cao điểm, đi xong chắc hết cả 1 buổi thì kiếm ăn được gì nữa.
Mình đã bao giờ bị CSGT bắt vì chở hàng quá tải chưa?
Em thì chưa bị bắt lần nào. Nhưng em đi trên đường cũng thấy nhiều bác chở quá tải bị bắt nhiều rồi, mà tiền phạt cũng cao nên em cũng thấy sợ, không dám nhận mấy đơn quá tải nhiều cho lắm.
Biết là mất an toàn rồi nhưng tại sao mình vẫn nhận mấy đơn hàng kiểu như vậy?
Thì nó là bắt buộc rồi, cơm áo gạo tiền mà, mình phải kiếm tiền chứ. Đấy là lí do chính, còn lí do là do những lúc có những đơn mình không hủy được thì phải nhận thôi. Với cả làm nhiều rồi nên quen, biết cửa hàng nào người ta hay tip thêm tiền thì nếu chỗ đó có gửi đơn lớn một chút thì cũng vẫn nhận, vẫn cố.
Rất cảm ơn anh vì những chia sẻ vừa rồi!
Dưới áp lực “cơm áo gạo tiền”, những shipper, những người chở hàng buộc phải “nhắm mắt làm ngơ” dù biết những đơn hàng vượt quá trọng tải, kích cỡ cho phép đối với chiếc xe máy của mình. Nhưng chở hàng quá tải không chỉ là hành vi vi phạm quy định, mà còn tiềm ẩn nguy hiểm đối với chính tài xế và những người tham gia giao thông.
Đã có nhiều đợt ra quân xử lý xe chở quá tải, nhưng chưa bao giờ có thể giải quyết dứt điểm, và hầu hết chỉ tập trung vào ô tô, xe tải, container mà bỏ qua xe máy. Đã đến lúc cần siết chặt hơn quy định, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của lực lượng chức năng. Và quan trọng nhất, bản thân các tài xế cũng cần thay đổi nhận thức, nói không với chở hàng quá tải.
Những quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đang tạo ra không ít bối rối cho người dân. Điều này cũng dễ hiểu, và những bàn luận xung quanh chủ đề này cũng sẽ giúp những điều bối rối sớm đi qua.
Với mỗi bộ hành, vỉa hè là lối đi thân thuộc, là khoảng không gian để họ được thoải mái và yên tâm dạo bước.
Những năm qua, TP.HCM dành nhiều nguồn lực để hướng đến mục tiêu trở thành đô thị thông minh, trong đó xây dựng hệ thống giao thông thông minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Dừng xe và đỗ xe tưởng chừng đơn giản nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Hãy cùng tìm hiểu 14 vị trí cấm và cách phân biệt đúng để đảm bảo an toàn và không vi phạm luật.
Tết Nguyên đán đang cận kề, Hà Nội đang rất sôi động với các khu vực tổ chức chợ hoa Xuân Tết 2025. Tuy nhiên, tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang tồn tại những khu vực tổ chức kinh doanh hoa Tết tự phát, có thu phí cho thuê đất, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, đối với những người con xa quê, đây cũng là thời điểm họ mong mỏi nhất trong năm, thời điểm để trở về sum họp bên gia đình, người thân sau một năm dài làm việc vất vả.
Thời gian qua tại TP.HCM và một số địa phương phía Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều liên quan đến hành vi xô xát, người tham gia giao thông “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau sau va quẹt, mâu thuẫn nhỏ khi đi đường.