Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Nếu không thu phí cao tốc sẽ không có nguồn để khai thác, duy tu và bảo dưỡng

Bùi Trọng Điển: Thứ năm 24/08/2023, 15:55 (GMT+7)

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc trong bối cảnh nguồn ngân sách eo hẹp như hiện nay thì việc thu phí là hợp lý và cần thiết.

Tuy nhiên, chủ trương này ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, nên cần nghiên cứu đánh giá kỹ, để có mức thu phí hợp lý; đảm bảo phù hợp với điều kiện khai thác, kinh tế - xã hội theo từng khu vực; giám sát chặt chẽ công tác thu phí; tăng cường tính công khai, minh bạch nguồn thu để tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

 

Hiện nay, trước thông tin, Bộ GTVT đề nghị cho phép thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư khiến không ít người băn khoăn; nhất là đối với các doanh nghiệp vận tải.

Nhiều người cho rằng, hàng năm đã phải đóng phí bảo trì đường bộ, phí môi trường khi tiêu thụ xăng dầu và nhiều loại phí, lệ phí khác. Việc ngân sách bỏ tiền đầu tư xây dựng đường cao tốc xét về căn nguyên cũng là tiền từ nhân dân đóng góp.

Vì thế việc thu phí từ đường cao tốc do nhà nước bỏ vốn đầu tư làm nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng "phí chồng phí” hoặc theo kiểu "trăm dầu đổ đầu tằm”; người sử dụng phương tiện sẽ cùng lúc phải trả nhiều loại phí; khiến nhiều người dân và doanh nghiệp vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Tuy nhiên theo tính toán của Bộ GTVT, để đạt mục tiêu có 5.000 km cao tốc đến năm 2030 cần nguồn vốn hơn 800 ngàn tỷ đồng, trong khi Nhà nước chỉ bố trí được nguồn vốn khá nhỏ. Riêng quỹ bảo trì đến 2025 với hơn 1.642 km đường cao tốc đưa vào sử dụng đã cần đến hơn 1.800 tỷ/năm.

Con số là rất lớn. Muốn phát triển cao tốc để thúc đẩy kinh tế phát triển, giao thương thuận lợi, nâng cao đời sống của người dân chỉ còn cách đi vay hoặc xã hội hóa để làm cao tốc.

Việc thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư cũng đã được nhiều nước áp dụng vì nguồn ngân sách của quốc gia nào cũng có giới hạn. Cũng chính nhờ cách làm này mà nhiều tuyến cao tốc ở nước ta đã được hình thành và phát triển.

Điển hình tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đưa vào hoạt động và thu phí cách dây trên 10 năm. Sau đó ngừng thu phí đến nay đã dẫn đến hậu quả là xe nào cũng chạy vào cao tốc; khiến đường hư hỏng nặng; xe nối đuôi nhau rồng rắn; biến thành” thấp tốc.

Đơn vị quản lý hàng năm bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng nhưng nguồn thu từ phí đường bộ không đủ; ngân sách cấp ít ỏi nên toàn tuyến liên tục xuống cấp. Đa số người tham gia giao thông đều muốn thu phí trở lại để có tiền sửa chữa, nâng cấp nhưng vì vướng luật nên các đơn vị vẫn lúng túng chưa thể áp dụng.

Riêng với hàng loạt các cao tốc được ngân sách nhà nước đầu tư đã và sắp đưa vào sử dụng tới đây, nếu không thu phí sẽ đặt ra gánh nặng rất lớn về khai thác, duy tu và bảo dưỡng; không có nguồn lực công nào đủ dồi dào để đáp ứng.

Do vậy, đề xuất thu phí các tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư cũng là một cách làm đột phá trong bối cảnh các địa phương trong cả nước đều muốn có đường, có cầu, có cao tốc mới thúc đẩy được kinh tế- xã hội phát triển.

Thực tế đi trên các cao tốc tuy phải trả phí nhưng sẽ giúp rút ngắn được khoảng cách, tiết kiệm thời gian; tiết kiệm nhiên liệu, giúp cho nhiều loại phương tiện bớt chi phí; hạ giá thành hàng hóa theo hướng dịch vụ vận chuyển tốt hơn, chất lượng sẽ tốt hơn.

Vấn đề băn khoăn ở đây chính là mức thu, thời gian thu, đoạn đường thu và nhất là tính minh bạch trong thu chi. Các khoản thu từ cao tốc này phải được đầu tư chính đáng trở lại cho duy tu bảo dưỡng; mở thêm các tuyến cao tốc mới.

Ngoài ra các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ cũng phải được đầu tư nâng cấp và mở rộng, làm mới để người dân và doanh nghiệp có sự lựa chọn khi tham gia giao thông miễn phí chứ không phải chỉ đầu tư  duy nhất cho cao tốc rồi thu phí.

Bùi Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Mưa lớn vào chiều tối nay (9/9) đã khiến nhiều tuyến đường tại Hà Nội ùn dài và ngập nước. Các phương tiện di chuyển vô cùng khó khăn qua đây.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.