Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Mỹ thay đổi chính sách kinh tế, Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào?

Hải Hà: Thứ bảy 01/03/2025, 06:13 (GMT+7)

Năm 2024, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ khoảng 140 tỷ USD vào năm 2024, tăng gần 20% so với năm trước và thiết lập mức cao kỷ lục.

Thặng dư thương mại với Hoa Kỳ chiếm một phần ba GDP của Việt Nam. Do vậy, với những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của Hoa Kỳ có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu và đầu tư FDI tại Việt Nam.

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với GS. TS. Phạm Thế Anh - Trưởng khoa kinh tế học, trường Đại học Kinh tế quốc dân xung quanh nội dung này:

GS. TS. Phạm Thế Anh - Trưởng khoa kinh tế học, trường Đại học Kinh tế quốc dân

GS. TS. Phạm Thế Anh - Trưởng khoa kinh tế học, trường Đại học Kinh tế quốc dân

PV: Những thay đổi trong chính sách kinh tế của Mỹ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? 

GS. TS. Phạm Thế Anh: Tác động của kinh tế Mỹ đối với Việt Nam hay nói cụ thể hơn những thay đổi chính sách từ nước Mỹ tới Việt Nam thông qua nhiều kênh, nhưng chủ yếu qua một số kênh sau. Thứ nhất, liên quan đến sự liên thông giữa thị trường tài chính tiền tệ của Mỹ tới Việt Nam.

Hiện nay, Mỹ có xu hướng sử dụng công cụ thuế quan để hạn chế thâm hụt thương mại và sâu xa hơn họ đang muốn tăng nguồn thu để cân bằng lại ngân sách và giảm rủi ro nợ công. Chính sách này sẽ khiến cho giá hàng hóa Mỹ giảm chậm, thậm chí là tăng trở lại. Khi lạm phát của Mỹ chậm giảm hoặc thậm chí tăng trở lại, thì chính sách tiền tệ của Mỹ thận trọng hơn trong việc hạ lãi suất.

Nếu lãi suất của Mỹ không hạ được thì lãi suất ở Việt Nam cũng sẽ rất khó hạ theo do các thị trường tài chính thường liên thông với nhau, sẽ dẫn đến tình trạng rút vốn của khối ngoại từ Việt Nam trở về Mỹ.

Cán cân kinh tế nghiêng về Mỹ – Xuất khẩu và tài chính Việt Nam đối mặt với thách thức (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Cán cân kinh tế nghiêng về Mỹ – Xuất khẩu và tài chính Việt Nam đối mặt với thách thức (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Liên quan tới cái giá trị của đồng USD so với đồng tiền Việt, Việt Nam đều đang cố gắng hạ lãi suất hay giữ ổn định lãi suất trong nước cũng như là giữ giá trị đồng tiền, thì những chính sách thuế quan như nó sẽ tác động trực tiếp ngay tới thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam, cụ thể liên quan đến dòng vốn ngoại, khả năng ổn giá và ổn định lãi suất ở Việt Nam. Đây là cái khó khăn cho thời điểm hiện nay.

Ngoài ra, chính sách thuế quan của Mỹ đang tiềm ẩn rủi ro đối với các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thì giá trị xuất khẩu Việt Nam hiện nay khoảng 140 tỷ đô, chiếm gần 1 phần 3 GDP của Việt Nam. Nếu như Việt Nam rơi vào các đối tượng bị áp thuế quan rất có thể là giá trị xuất khẩu của Việt Nam và Mỹ sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

PV: Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025 như thế nào?

GS. TS. Phạm Thế Anh: Nói đến tăng trưởng năm 2025 là chúng ta đang nói đến tăng trưởng trước mắt, rất ngắn. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ việc chúng ta có khả năng đẩy tổng cầu trong nước lên hay không. Tổng cầu đến đến từ ba bộ phận chính: tiêu dùng của khu dân cư, đầu tư (đầu tư tư nhân, đầu tư FDI và đầu tư công) và xuất khẩu.

Đối với xuất khẩu, chúng ta cũng vừa nói điểm qua từ căng thẳng thương mại bên ngoài, khả năng xuất khẩu tăng trưởng 2 con số của Việt Nam cũng rất là khó khăn khi mà năm 2024 chúng ta xuất khẩu rất lớn rồi. Hiện nay, các nước đang có xu hướng phòng vệ thương mại, hạn chế nhập khẩu từ nước khác, ngay cả Việt Nam cũng thế thôi. 

Chúng ta đàn áp rất nhiều các thuế chống bán phá giá đối với nhiều mặt hàng cũng như chúng ta đang cẩn trọng hơn với nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài. Xu hướng này của thế giới đang diễn ra, những rủi ro liên quan đến xuất khẩu tăng trưởng 2 con số  cũng rất là khó khăn.

Đối với động lực từ tiêu dùng, chúng ta thấy rằng, thu nhập của người dân tăng không theo kịp mức tăng của chi phí sinh hoạt, đặc biệt là chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện nay cũng rất là bất cập, đặc biệt là những thành phố lớn khi mà chi phí sinh hoạt tăng cao. Trong khi đó, thu nhập người dân không tăng nhanh. Do vậy, tiêu dùng rất là khó tăng, đặc biệt là trong mấy năm vừa qua thu nhập của người dân để tăng rất chậm, thậm chí là giảm sút, sức mua trong nền kinh tế rất yếu.

Đầu tư công mở đường – Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Đầu tư công mở đường – Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Ngoài ra, ảnh hưởng của sốt giá bất động sản, đặc biệt là Hà Nội, khiến cho chi phí nhà ở trong tương lai của người dân rất cao. Do vậy, người dân có xu hướng là tiết kiệm nhiều dự phòng nhiều hơn. Khi mà môi trường kinh tế bất ổn cũng như giá nhà trong tương lai tăng cao như thế. Tôi không kỳ vọng rằng để tiêu dùng là động lực đột phá để Việt Nam tăng trưởng 2 con số, hay tăng cao trong năm  2025.

Chỉ còn lại đầu tư. Đầu tư tư nhân cũng khá ảm đạm trong mấy năm vừa qua, với môi trường kinh tế bất ổn như thế thì doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng không an tâm để cam kết đầu từ lâu dài tại Việt Nam, do vậy đầu tư tư nhân tăng rất chậm trong mấy năm qua.

FDI thì gắn liền với triển vọng xuất khẩu. Khi xuất khẩu ra bên ngoài bấp bênh như thế, chuyển dịch FDI từ bên ngoài vào Việt Nam cũng sẽ chậm lại, đặc biệt hiện nay, Việt Nam đã rơi vào một trong những nước có nguy cơ cao mà bị áp thuế quan. Tôi không nghĩ rằng đấy là động lực cho tăng trưởng cao

Chỉ còn lại duy nhất là đầu tư công và thông qua những dự án cơ sở hạ tầng lớn. Việt Nam đang hy vọng đầu tư công sẽ là động lực để Việt Nam đạt được tăng trưởng cao (lưu ý là trong ngắn hạn). Bởi vì chúng ta không thể mở rộng đầu tư công mãi được, vì không thể có nguồn lực để chi tiêu, để đầu tư công nhiều và do vậy chúng ta phải đi vay, phải vay nợ phải tăng thu - giảm chi.

Chúng ta thúc đẩy tăng trưởng cao thông qua thúc đẩy tín dụng. Hai là bơm tín dụng cho nền kinh tế và tăng tín dụng của chúng ta thì những năm qua luôn luôn ở mức 2 con số và tỷ lệ tín dụng cung tiền trên GDP của Việt Nam  thuộc loại cao nhất thế giới rồi.

Chúng ta làm như thế kéo theo rất nhiều rủi ro: từ rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng, rủi ro liên quan tới lạm phát, liên quan tới bong bóng giá tài sản  và rủi ro liên quan tới cái mất giá của đồng tiếng Việt. Những cái đó nó lại tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô càng bất ổn và nếu càng bất ổn sẽ càng khó thu hút được đầu tư của khu vực tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đây là sự đánh đổi, nếu chúng ta chủ quan ý chí muốn tăng trưởng cao. Nếu chúng ta lạm dụng việc thúc đẩy tín dụng, thúc đẩy tiền tệ thì nó lại có mặt trái. Muốn tăng trưởng cao, chúng ta phải dựa trên nền tảng là ổn định kinh tế vĩ mô.

Còn nếu chúng ta lại hy sinh cái ổn định kinh tế vĩ mô để đạt được tăng trưởng cao tạm thời thì trong lâu dài chúng ta sẽ mất cả hai, không có khả năng đạt được tăng trưởng cao và cũng không có khả năng duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là bài  học chúng ta cần phải lưu ý khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.