Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Do đặc thù hành trình dài ngày, nhiều điểm dừng chân, cần chủ động phương tiện và đảm bảo an toàn, nên đa số thị dân coi tự lái xe cá nhân là ưu tiên số một.
Với những người có bằng lái nhưng chưa sở hữu xe hơi, bên cạnh dịch vụ thuê xe tự lái, nhu cầu mượn xe của người thân, bạn bè cũng tăng vọt theo.
Nếu để ý các câu chuyện được bàn luận rôm rả trên các diễn đàn giao thông những ngày qua, các bạn hẳn đã nghe qua một chủ đề nổi bật: Ứng xử thế nào khi mượn và cho mượn ô tô?
Thực tế, đây là câu chuyện không mới nhưng lại khá tế nhị, đòi hỏi ứng xử của các bên cần tinh tế và văn minh.
Một người đã chia sẻ cảm giác bất an khi em vợ hỏi mượn xe. Do thiếu tin tưởng vào kỹ năng và kinh nghiệm của người mượn nên anh viện cớ để từ chối. Nhưng sau đó, anh bị rèm pha là keo kiệt với bên nhà vợ.
Một người khác lâm vào thế khó xử khi vừa mới mua xe đã liên tục bị bạn hỏi mượn vào cuối tuần. Đây là tài sản lớn, mất nhiều năm mới tích cóp sắm được, anh xem như “vợ hai”, trong thâm tâm không muốn cho mượn, nhưng người mượn lại toàn gương mặt thân quen, gặp mặt thường xuyên, nên ngại nói lời từ chối.
Trong hoàn cảnh oái oăm hơn, có người cho mượn xe nhưng sau đó mất thời gian, công sức, tiền bạc để đi giải quyết biên bản phạt nguội vi phạm giao thông mà người mượn gây ra. Thậm chí, chiếc xe còn bị tạm giữ để phục vụ điều tra tai nạn.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, “mất lòng trước được lòng sau”, tốt nhất là xe ai người ấy đi. Nếu chưa có xe thì nên thuê xe tự lái, ràng buộc bằng hợp đồng, rạch ròi trách nhiệm, tiền bạc phân minh để dễ giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Nhưng ở chiều ngược lại, không ít người khẳng định, đây không phải việc quá nhạy cảm, vấn đề nằm ở văn hóa mượn và cho mượn xe. Người mượn cần chứng minh năng lực, điều kiện cầm lái, phải đủ độ thân thiết và tạo được cảm giác tin tưởng để bạn bè, người thân giao xe.
Không nên mượn xe quá đắt tiền hoặc không phù hợp với kỹ năng của bản thân. Việc vệ sinh trong xe, rửa vỏ xe, hoàn trả xăng dầu, trả phí không dừng, hoặc chi phí sửa chữa do va quệt cũng cần được thực hiện trên tinh thần trung thực và tự nguyện.
Còn với người cho mượn, nếu cảm thấy lấn cấn, cũng nên thẳng thắn trao đổi về các điều kiện, yêu cầu với việc sử dụng xe. Kỹ tính, cẩn thận khác với ki bo, kẹt xỉ. Đừng cả nể, xuề xòa, hãy cho người mượn hiểu suy nghĩ, lo ngại của bạn, để người mượn giữ gìn chiếc xe và sẽ không dễ dãi, tùy hứng trong những lần mượn sau.
Đương nhiên, quyền quyết định ứng xử ra sao là của các bạn. Miễn là các bạn cảm thấy thoải mái, không ảnh hưởng tới mối quan hệ sau mỗi lần giao và nhận xe. Một việc tưởng nhỏ thôi, nhưng cũng là kinh nghiệm trong giao tế hàng ngày của mỗi người./.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.