Cái kết đắng cho tài xế leo vỉa hè giữa giờ cao điểm
Những người điều khiển xe máy cố tình leo vỉa hè, bất chấp mức phạt đã tăng cao… Và khi gặp cảnh sát giao thông, thì luồn lách với ý định “thông chốt”.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đường cứ tôn lên, sân nhà lại thành hố nước. Công trình xây xong, cống thoát nước cũng bị bít luôn. Trong khi, có những dự án chống ngập hàng nghìn tỷ đồng mãi chưa về đích, dù đã thi công suốt cả…thập niên!
Mùa mưa năm nay, Hà Nội sẽ ngập đến đâu? Bao giờ người dân hết phập phồng nỗi lo úng ngập?
Đón nghe: Diễn đàn 91 với chủ đề: Mùa mưa năm nay, Hà Nội sẽ ngập đến đâu? 12h30 thứ Năm (05/6), trực tiếp trên FM91 và vovgiaothong.vn, phát lại lúc 16h thứ Bảy và Chủ nhật.
Cùng sự tham gia của các vị khách mời: Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội và Kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội.
Phập phồng nỗi lo “cứ mưa là ngập”
Đường Lê Duẩn, đoạn trước cổng Công viên Thống Nhất, nơi trước đây từng là hàng rào sắt, nay đã được dỡ bỏ, thay thế bằng hàng rào bụi hoa và cây xanh khá đẹp mắt. Tuy vậy, từ sau khi vỉa hè được lát đá, tình trạng nước đọng trên vỉa hè sau mỗi cơn mưa diễn ra khá lâu. Mặc dù đã hơn 10 tiếng trôi qua kể từ khi cơn mưa chiều tối ngày 3/6, nhưng đến thời điểm này, vài đoạn trên vỉa hè, nước vẫn chưa tiêu thoát hết, đọng lại thành những vũng khá lớn:
"Sáng nay chị ra chị thấy, còn bảo, sao sáng nay lắm nước thế. Đúng là từ hôm họ làm đấy. Làm không chuẩn thì nước nó đọng thôi, chứ ngày xưa làm gì có đọng nước ở đây. Ngày xưa kể cả vỉa hè xấu nhưng không bị đọng nước".
"Cái đấy chẳng qua là mình làm chưa được chuẩn thôi, chứ còn nếu mình làm chuẩn thì không vấn đề gì cả. Tôi đi bộ ngoài này, thì nó đã ngập thì chắc chắn bị ảnh hưởng rồi".
Không chỉ tại khu vực công viên Thống Nhất, việc tiêu thoát nước bị ảnh hưởng bởi việc thi công, xây dựng, mà tại một số địa điểm khác trên địa bàn Hà Nội, tình trạng úng ngập sau mưa cũng diễn ra thường xuyên.
Ông Bùi Văn Bảng, ở dốc La Pho trên đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho hay: "Ngập hết gần đến đầu gối, rất nhiều xe máy bị chết máy. Chỉ có xe máy gầm cao thì mới có thể đi qua những chỗ ngập ở chỗ này"
Một số người tham gia giao thông cũng phập phồng nỗi lo úng ngập, bởi từ đầu mùa mưa đến nay, dù chưa nhiều trận mưa quá lớn và kéo dài tại Hà Nội, song tình trạng úng ngập đã diễn ra. Các điểm ngập thường xuất hiện tại những vị trí trũng thấp, hầm chui, các tuyến phố như: Nguyễn Chính, Hoa Bằng, Minh Khai, Thụy Khuê, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt…
"Nếu mưa một chút là đường đã ngập, mưa to hơn một chút có khi nước còn tràn vào trong nhà".
"Ôi, tắc kinh luôn, nói chung những xe sedan gầm thấp thì không thể đi được".
"Có khi nấu cơm cũng bị ảnh hưởng, bởi nước sạch không có. Vất vả lắm".
Theo ông Bùi Ngọc Uyên, Phó Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, về cơ bản hệ thống hạ tầng thoát nước của Thành phố mới chỉ đáp ứng được mưa cường độ dưới 50mm, trong khi các trận mưa lớn ngày càng có cường độ cao và tập trung, dẫn đến khả năng Hà Nội bị ngập khi mưa lớn rất dễ xảy ra: "Với những trận mưa từ 50-70mm thì dự kiến có 11 điểm có thể xảy ra úng ngập trên địa bàn, chủ yếu nằm trong các tuyến phố. Trong trường hợp mưa rất lớn, trên 70mm hoặc mưa lớn kéo dài thì sẽ có khoảng 30 điểm úng ngập, ngoài 11 điểm úng ngập ở trường hợp vừa nêu"
Đáng chú ý, theo thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2025 được nhận định là năm ít có khả năng mưa bão dồn dập. Tuy vậy, các đợt mưa lớn diện rộng có khả năng bắt đầu từ tháng 6 ở Bắc Bộ. Ngoài ra, vẫn có thể xuất hiện hiện tượng mưa lớn cục bộ gây úng ngập, sạt lở xảy ra trên toàn quốc, đặc biệt nguy cơ cao khả năng xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại các nơi xung yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc, hoặc nguy cơ úng ngập ở những vùng trũng thấp.
Đừng để tiền chống ngập trôi theo dòng nước
Sống trong khu vực thường xuyên mưa ngập mỗi khi mưa lớn, nhưng chị Bùi Thùy Linh (ở Đống Đa, Hà Nội) chưa có cách nào khắc phục, một phần là do hệ thống cống thoát bị chặn, hoặc bị lấp bớt: "Bây giờ cống bị chặn hết rồi, làm gì còn chỗ cho nước chảy đâu, nên mưa nhỏ ngập nhỏ, mưa to thì ngập to. Bất tiện trong sinh hoạt, với lại đi làm cũng không đi làm được".
Tương tự, anh Doãn Văn Phương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng không ít lần bị muộn giờ làm vì mưa ngập: "Mình cũng 1-2 lần bị ngập, xe bị chết máy rồi. Chỉ biết dắt bộ về thôi chứ làm thế nào được"
Theo TS Hồ Long Phi, chuyên gia quản lý nước đô thị, để giải quyết ngập hiệu quả, đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc chứ một địa phương không thể kham nổi. Bởi để hạn chế ngập nước, giải pháp căn cơ trước mắt là cần thực hiện các công trình thấm nước tốt như sử dụng vật liệu có độ hút nước cao, thấm nước xuống nền đất nhanh…
Tuy vậy, hiện nay, các giải pháp này chưa có quy định cụ thể để áp dụng: "Nói về các chuyện hồ điều tiết, chẳng hạn các quy định về trữ nước, lưu vực các thứ thì trước nói lâu rồi, nhưng đến nay vẫn chưa có đơn giá, định mức để mà thực hiện những cái đó. Bây giờ muốn triển khai thì dựa vào cái gì để triển khai, tính toán giá thành như thế nào?"
TS Dương Như Hùng, giảng viên Đại học Bách khoa TP HCM thì cho rằng, giải pháp mấu chốt và lâu dài là làm tốt việc quy hoạch đô thị, hạn chế việc thấy khu nào ngập là nâng cốt nền chỗ đó, bởi việc nâng cốt nền đường chỗ này sẽ gây ngập khu vực khác, thậm chí còn làm hạn chế khả năng tiêu thoát của dòng chảy: "Nên áp dụng những công nghệ để có thể dự báo chính xác sự thay đổi thời tiết, rồi đầu tư hệ thống thông cống, hoặc những hồ điều tiết… Đó là những giải pháp có khả năng khắc phục được tình trạng này. Nhưng về lâu dài vẫn là bài toán về quy hoạch, nó mới giải quyết được vấn đề này".
Theo KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội, với tần suất mưa như hiện nay, thay vì sử dụng hệ thống thoát nước chảy tự nhiên từ Tây sang Đông, Bắc xuống Nam theo dòng chảy trôi xuống Yên Sở, Yên Xá, sau đó bơm ra sông Hồng nên sử dụng giải pháp khu trú nước trong từng vùng để thoát nước, có những nơi thoát nước tự nhiên, có những nơi thoát nước bắc cầu khi nước không thể tự chảy ra sông thì phải có cách để dẫn nước ra sông bằng bơm cưỡng bức.
Những hạng mục này cần được đặt ra với một lộ trình cụ thể, từng bước: "Giải quyết mà không có chiến lược rõ ràng, lộ trình không mạch lạc, chỉ nói về mục tiêu, khẩu hiệu mà không có hành động cụ thể, thì nguy cơ tiền bạc trôi theo dòng nước rất nhiều, ở đây gồm có trôi theo dòng nước thải, bẩn, rồi trôi đi những nguồn đầu tư đã đầu tư cho các giải pháp chống úng ngập".
Một số chuyên gia cũng cho rằng, cần quy hoạch nhiều điểm giếng thu, hồ điều hòa, vùng bán ngập... trữ nước lại khi mưa to và sau này sử dụng chính những ắc quy nước đó để bơm tưới cây, rửa đường…
Trong các giải pháp này, hồ đô thị đóng vai trò rất lớn trong điều tiết nước mưa của hệ thống thoát nước của các đô thị, nhất là Hà Nội và TP.HCM, tối ưu hóa, đồng bộ giữa chức năng điều hòa thoát nước với các chức năng về sinh thái, cảnh quan.
Những người điều khiển xe máy cố tình leo vỉa hè, bất chấp mức phạt đã tăng cao… Và khi gặp cảnh sát giao thông, thì luồn lách với ý định “thông chốt”.
Được thông xe vào năm 2023, tuy nhiên, từ đó đến nay, hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM) đã nhiều lần ngập sau mưa. Mặc dù chủ đầu tư đã nhiều lần cam kết se khắc phục tình trạng này nhưng chỉ là lời hứa.
Khoảng 2.700 điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương cắt giảm. Cổng dịch vụ Công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện từ ngày 01/7/2025…
Trưa ngày 6/6, Đoàn tàu chở cán bộ, chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (nhiệm vụ A80) đã tới ga Hà Nội.
Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đang triển khai thi công nhiều công trình, dự án trọng điểm nhằm phục vụ phát triển hạ tầng đô thị. Để đảm bảo tiến độ, các ngành chức năng đã cấp phép, cấp phù hiệu cho các phương tiện chuyên chở đất, bùn và nguyên vật liệu phục vụ thi công.
Đúng đợt cao điểm kiểm tra, phòng chống hàng giả, hàng nhái cũng như chuyển đổi số hộ kinh doanh, nhiều cửa hàng, ki-ốt trên phố cổ Hà Nội đồng loạt đóng cửa.
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận những đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài, gây áp lực lớn lên hệ thống cung cấp điện tại Thủ đô.