Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Một mùa tiêu “cay”

Trọng Nhân: Thứ năm 30/05/2024, 15:19 (GMT+7)

Sau thời gian dài cây tiêu rớt giá khiến người nông dân phải lao đao, đến nay giá tiêu đang có chiều hướng chuyển biến tích cực, tuy nhiên người nông dân lại không thể vui vì cây tiêu cho sản lượng thấp.

Từng có thời điểm tiêu có giá trên thị trường lên đến 200.000/kg rồi lại rớt chạm đáy còn 40.000 đồng/kg. Qua bao thăng trầm, đến nay giá tiêu đã dần tăng trở lại. Tuy nhiên, người nông dân trồng loại cây này tại tỉnh Kiên Giang lại chẳng thể vui vì thiệt hại nặng nề bởi đợt nắng nóng kéo dài vừa qua...

Đầu năm đến nay, giá tiêu trên thị trường dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, so với năm trước thì giá đã tăng từ 30.000 – 40.000 đồng. Tưởng chừng khi tiêu lên giá sẽ giúp nông dân trồng loại cây này tại tỉnh Kiên Giang gỡ gạc lại sau khoảng thời gian dài điêu đứng vì giá thấp, tuy nhiên khi được giá thì lại mất mùa.

Ông Trần Văn Màu – Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông dân trồng tiêu Phú Hoà, xã Ngọc Hoà, huyện Giồng Riềng cho biết, dù giá tiêu tăng nhưng sản lượng thu hoạch giảm hơn một nửa so với năm trước . Nguyên nhân do thời gian dài nắng nóng kèm theo nhiễm bệnh đã khiến cây tiêu cho trái ít, thậm chí chết hoàn toàn và không thể phục hồi. Vườn nhà ông Màu cũng nằm trong số đó khi có đến 30% cây tiêu bị thiệt hại. Trong vụ mùa năm nay khi trừ hết các chi phí phân bón, nhân công…thì xem như hoà vốn:

“Tiêu lên giá thì cũng bù đắp lại, ví dụ năng suất giảm nhưng được bù lại giá tăng thì nhìn lại cũng chẳng thua gì năm ngoái. Năm trước 60.000-70.000 đồng, có lúc 80.000 đồng/kg là cao nhất. Năm nay thì hiện giờ lên được 115.000 đồng/kg rồi”.

Từng có thời gian giá tiêu cao cho người nông dân thu nhập ổn định thì nay giá tiêu chỉ còn bằng một phần năm, một phần sáu so với trước

Từng có thời gian giá tiêu cao cho người nông dân thu nhập ổn định thì nay giá tiêu chỉ còn bằng một phần năm, một phần sáu so với trước

Thiệt hại nặng hơn ông Màu, ông Giang nông dân trồng tiêu tại huyện Gò Quao gần như trắng tay trong vụ mùa này khi 1ha chỉ thu hoạch được khoảng 200kg. Ông Giang cho biết, vào cuối năm trước, hàng loạt cây tiêu có từ 3 năm tuổi trở lên bắt đầu xuất hiện dấu hiệu vàng lá, rồi sau cùng thối rễ và chết hoàn toàn khi vào giai đoạn thu hoạch. Những vị trí cây tiêu thiệt hại ông Giang cho trồng lại lứa mới nhưng chỉ được vài ngày rồi cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Hiện vườn tiêu leo tràm của ông Giang chỉ còn giữ được vài chục gốc, tất cả những cây còn lại đành phải chấp nhận đốn hạ và sau đó cải tạo đất, trồng lại từ đầu: “Trước đó trồng có thu hoạch nhưng giá lúc đó thấp lắm. Bây giờ giá tiêu tăng lên được chút thì cây tiêu lại bệnh, lại chết nhiều, không có năng suất. Giờ phải cải tạo đất lại để mà trồng lại, tìm nguồn năng suất mới để cuộc sống ổn định một chút”.

Thiệt hại từ việc thị trường thu mua giảm khiến nhiều nông dân trắng tay

Thiệt hại từ việc thị trường thu mua giảm khiến nhiều nông dân trắng tay

Tính đến cuối năm 2023, trên toàn địa bàn tỉnh Kiên Giang có khoảng 384ha diện tích đất trồng tiêu phân bổ tại các thành phố, huyện như: Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Giồng Riềng, Gò Quao. Trong đó, huyện Giồng Riềng có gần 55ha trồng tiêu, giảm hơn một nửa so với năm trước.

Lý giải về nguyên nhân diện tích canh tác tiêu ngày một thu hẹp, ông Trần Hoàng Trọng – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng cho biết, do thời gian dài giá tiêu xuống thấp, cùng với đó là biến đổi khí hậu thất thường, kèm theo nhiều bệnh của cây trồng nhưng chưa được phát hiện và chăm sóc đúng cách đã tác động không nhỏ trong quá trình phát triển cây tiêu.

Điều này khiến nhiều người dân mất kiên nhẫn và không còn mặn mà với cây tiêu. Hiện phần lớn những hộ trồng tiêu thua lỗ chuyển sang trồng cây ăn trái như: Sầu Riêng, Măng Cụt…với mong muốn vực dậy kinh tế.

Người nông dân không còn mặn mà với cây tiêu, nhiều người đang tìm cách chuyển đổi cây trồng để cứu lấy kinh tế gia đình

Người nông dân không còn mặn mà với cây tiêu, nhiều người đang tìm cách chuyển đổi cây trồng để cứu lấy kinh tế gia đình

Trước những khó khăn mà người trồng tiêu đang gặp phải, các ngành chức năng có liên quan đã lên kế hoạch đến từng hộ, ra từng vườn để kịp thời hỗ trợ. Ông Trọng cho biết: “Khi có hiện tượng chết cây và giảm năng suất thì phòng cũng đã phối hợp với các ngành chức năng gồm: trạm bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông… xuống để tư vấn hướng dẫn cách thức chăm só, bảo quản. Hiện nay cũng đang xây dựng kế hoạch, có lẽ tới đây sẽ hỗ trợ phân bón hữu cơ, phân vi sinh để các vườn tiêu từng bước phục hồi, phát triển lại”.

Lại một mùa tiêu đến, một mùa tiêu tăng giá mang theo nhiều hy vọng của người nông dân. Tuy nhiên, niềm vui chưa kịp trọn vẹn thì người trồng tiêu Kiên Giang lại nếm thêm vị đắng hoà lẫn vị cay của mùa tiêu này. Mong rằng những đơn vị có liên quan sớm có giải pháp hỗ trợ để giúp người nông dân trồng tiêu vững vàng hơn trong mùa vụ mới.

 

Trọng Nhân/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Tạm ngừng khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không do ảnh hưởng bão số 3

Tạm ngừng khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không do ảnh hưởng bão số 3

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại các cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão YAGI trong ngày 7/9/2024.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

Phố Hoàng Ngân (Hà Nội): Người đi bộ dưới lòng đường, 'nhường' vỉa hè cho ô tô  và hàng nước

Phố Hoàng Ngân (Hà Nội): Người đi bộ dưới lòng đường, "nhường' vỉa hè cho ô tô và hàng nước

Đoạn đường 1 chiều trên phố Hoàng Ngân thuộc phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy (Hà Nội) rất nhiều ô tô đỗ chật kín cả hai bên vỉa hè và lòng đường, buộc người đi bộ phải len lỏi qua khoảng trống giữa các xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.