Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đi dọc các tuyến đường nông thôn ở Hậu Giang, điều dễ nhận thấy nhất là đó là các hàng hàng rào cây xanh thẳng tắp cùng với những khóm hoa rực rỡ sắc màu khoe mình đón nắng. Riêng rác thải được người dân phân loại, đối với rác hữu cơ được giữ lại để ủ phân sử dụng cho cây trồng,…
Đó là kết quả của nhiều mô hình mà các cấp trong tỉnh thực hiện, trong đó phải kể đến mô hình “đường hoa, nhà sạch. Dù đi vào hoạt động không lâu nhưng đã trở thành hoạt động thiết thực, nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa công tác bảo vệ môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng.
Bà Đinh Thị Khánh ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang phấn khởi cho biết, để có hoa tươi tốt, bà thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa khi cảnh quan trước nhà đẹp thì xóm làng cũng thêm tươi mới. "Vui chứ, tại vì nhà mình trồng kiểng, khoái kiểng lắm. Mấy anh em cho trồng là trồng, mừng dữ lắm…"
Riêng đối với rác thải, thời gian qua các nhiều thùng rác đã được trao tặng đến tay các hộ gia đình, để người dân phân loại rác. Qua đó, tạo thói quen và nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong việc tái tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Bà Đinh Thị Kim Nở, ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: "Rác ở trong nhà mình vài bọc, rồi mình buộc lại rồi mình xách ra ngoài để vào thùng cho mấy anh đi đổ. Môi trường của mình cũng sạch đẹp."
Nhận thấy được hiệu quả mà bà con trong ấp, trong xã đều đồng lòng thực hiện, nhờ đó mà cảnh quan, môi trường sống ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp.
Ông Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch UBND xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cho biết: "Hỗ trợ một số thùng chưa rác, rồi ở đây UBND xã Vị Thắng cũng lấy mô hình HTX của ấp 10 để là việc thu gom, phân loại, xử lý rác trên địa bàn để làm mẫu. Phối hợp với công trình đô thị để xử lý một số rác trên các tuyến đường làm sao đảm bảo công tác cảnh quan môi trường."
Từng mô hình khi được triển khai, đều nhận được sự đồng thuận, tham gia tích cực của người dân địa phương. Làng quê hôm nay như được tô thêm sắc thắm bởi sự trong lành và sạch đẹp.
Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: "Đối với các mô hình đó thì hội phụ nữ các cấp cùng với chính quyền địa phương tham gia công tác bảo vệ môi trường, hướng dẫn người dân phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định, không sử dụng chai nhựa, túi ni lông.
Cùng với tuyên truyền thì hội liên hiệp phụ nữ thành lập các mô hình thí điểm cũng như vận động người dân tham gia vào các mô hình điểm đó để cùng với các cấp hội, hội viên để vận động người dân trong khu phố, ấp, khu vực, nơi sinh sống cùng thực hiện với chị em, bảo vệ môi trường cùng với địa phương."
Có thể thấy, bảo vệ môi trường, là nơi đáng sống xang đang nhận được sự chung tay, thực hiện của cả cộng đồng. Dù hành động lớn hay nhỏ đều mang lại những kết quả tích cực, làm thay đổi diện mạo từ thành thị đến nông thôn, cảnh quan môi trường ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp…
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.