Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Mặt người, mặt biển

Kiều Tuyết: Thứ sáu 27/09/2024, 11:38 (GMT+7)

Đi bộ trên hè hoặc ngang qua phố, bạn gặp rất nhiều biển hiệu hàng quán, mà không một tấm biển nào giống với biển nào. Những tấm biển phản chiếu gương mặt người, và chúng góp phần làm nên gương mặt của phố.

Những gương mặt biển hiệu muôn sắc màu, muôn kiểu dáng và phong cách khác nhau

Những gương mặt biển hiệu muôn sắc màu, muôn kiểu dáng và phong cách khác nhau

Hà Nội, một buổi gần trưa tháng chín. Cái nắng cuối thu dường như gay gắt hơn, như chút dỗi dằn vì thời gian nhanh quá, khiến người đi xe cũng hối hả hơn. Nhưng trên vỉa hè phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, thời gian không vội.

Những người bà bế cháu thảnh thơi ra hè ngắm hoa, rồi trở vào trong ngõ khi đến giờ cháo sữa. Bên dưới một tấm biển màu xanh rất to của nhãn hàng chuyển phát, những nhân viên áo xanh cẩn trọng xếp lại từng bọc, từng thùng lên xe, chẳng buộc gọn ghẽ.

Cạnh đó, một tấm biển nhỏ hơn, hình chữ nhật dựng đứng, chị hàng nước mía đang tranh thủ chuẩn bị đồ, chờ đến giờ trưa nắng nôi đông khách.

Biển nhà hàng ăn uống thường trang trí bắt mắt hơn và gây ấn tượng bằng mọi cách

Biển nhà hàng ăn uống thường trang trí bắt mắt hơn và gây ấn tượng bằng mọi cách

Hàng mặc, hàng ăn, hàng thể thao, hàng điện nước, hàng tạp hóa… Mỗi cửa hiệu một tấm biển, một kích cỡ, một sắc màu, một kiểu chữ, không đụng với nhau. Nhìn nó, người ta khó mà tin nổi, ở đây, những tấm biển đã từng giống nhau như đúc.

Câu chuyện về những tấm biển đồng phục làm sôi nổi gian phòng khách sát mặt đường, nơi hai lão niên đang ngồi đàm đạo bên ấm trà thơm:

"Hồi đầu người ta làm biển quảng cáo giống nhau đấy, nhưng sau một thời gian, đâu một năm, thấy không ổn lại bỏ, người dân lại tự làm theo ý của mình".

"Không nên quy định cùng một kiểu làm gì. Mỗi nhà mỗi điều kiện, mỗi sở thích, thế nó mới phong phú, chứ bây giờ ai cũng giống ai thì còn nói chuyện gì".

"Vẫn nên có quy định chung, vì có nhà làm to quá, có nhà lại làm bé quá".

"Quy định chung về kích thước thì được, chứ kiểu dáng thì kệ người ta lựa chọn".

Dù không còn đồng phục, nhưng đa số các biển quảng cáo vẫn tuân thủ kích thước chung

Dù không còn đồng phục, nhưng đa số các biển quảng cáo vẫn tuân thủ kích thước chung

Những tấm biển trên phố Lê Trọng Tấn từng chỉ có 2 bộ đồng phục: xanh trắng hoặc đỏ trắng, khi thành phố định xây dựng thành tuyến phố kiểu mẫu. Thời ấy, thoạt nhìn, phố cũng ngăn nắp gọn gàng. Là quy định chung nên các hộ dân đều phải theo.

Nhưng rồi một thời gian sau, hàng bún cá cũng như hàng bia hơi, hàng giầy dép cũng như hàng điện tử. Người mua căng mắt đọc chữ để tìm, taxi xe ôm muốn đón trả khách cũng phải vươn cổ ra nhìn, kẻo nhầm lẫn. Còn các chủ hộ kinh doanh thì thở dài. Phố ngăn nắp nhưng thiếu đi sinh khí.

Nghĩ lại bây giờ, ông Nguyễn Thành xe ôm vẫn thấy buồn cười: "Chả hiểu ai nghĩ ra cái đấy. Sáng nay tôi ăn xôi chè, hôm qua cũng ăn xôi chè, nhưng hai ngày không giống nhau. Hôm qua tôi ăn nửa xôi rồi cho chè vào, hôm nay tôi ăn hết xôi mới đến chè. Mỗi con người mà sáng khác chiều khác, ngày hôm qua khác hôm nay, nói gì tấm biển của các nhà mà lại giống nhau làm sao được".

Bên ấm trà thơm, hai lão niên ôn lại câu chuyện về quãng thời gian biển hiệu trên phố được mặc 'đồng phục'

Bên ấm trà thơm, hai lão niên ôn lại câu chuyện về quãng thời gian biển hiệu trên phố được mặc "đồng phục"

Sau gần chục năm, những tấm biển hiệu đồng phục ngày xưa, giờ không còn nữa. Biển của một cô chủ tiệm thời trang trẻ tuổi in nền màu hồng phớt, nét chữ uốn lượn mềm mại duyên dáng. Biển tiệm tóc nam để nền xanh than, chữ trắng nét đậm khỏe khoắn và hơi phá cách.

Biển cửa hàng điện nước thì cố gắng trưng nhiều hình nhất có thể, hẳn là một người chủ hơi ôm đồm. Biển của tiệm thuốc chỉ duy nhất một màu và cùng tông với dả ngôi nhà, dấu hiệu của chủ nhân thích gây ấn tượng mạnh…

Nhìn mỗi tấm biển, bạn có thể hình dung gương mặt chủ tiệm thấp thoáng phía sau, cùng cá tính đặc trưng của người đó. Vì thế, dù lớn hay nhỏ, dù nghịch ngợm hay nghiêm ngắn, dù truyền thống hay hiện đại, dù cầu kỳ hay giản đơn, đó đều là sự phản chiếu của những phong cách, những tâm trạng rất đa dạng của chủ tiệm và cả người thiết kế. Phố vì thế mà thêm phần sinh động.

Có những tấm biển không cần trang trí, chỉ vài chữ thôi đã nổi bật giữa phố đông

Có những tấm biển không cần trang trí, chỉ vài chữ thôi đã nổi bật giữa phố đông

Bạn sẽ thấy, sự đồng bộ có thể có lý do, nhưng sự đồng bộ là thứ rất dễ gây nhàm chán. Sự khác biệt chưa chắc đã đẹp, nhưng vẻ đẹp chắc chắn phải là sự khác biệt. Miễn là sự khác biệt ấy không làm trở ngại đến ai.

Phố đáng yêu hơn nhờ những gương mặt biển hiệu không còn đồng phục. Cuộc sống đáng yêu hơn khi muôn sắc thái khác nhau trên mỗi mặt người…

Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.