Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Lớp học tình thương giữa lòng Hà Nội

Thục Anh: Thứ tư 05/03/2025, 10:11 (GMT+7)

Mỗi sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu, nhà Hội họp G5 phường Thanh Xuân Nam (Hà Nội) lại vang lên tiếng giảng bài, tập đọc. Đó là lớp học tình thương cô Phạm Thị Huyền mở từ năm 1998, giúp đỡ trẻ em khó khăn.

Tấm lòng người giáo viên

Cô Phạm Thị Huyền là giáo viên tiểu học của một ngôi trường ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Năm 1997, vì điều kiện gia đình, cô cùng chồng con chuyển về sinh sống ở phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Nhớ lại thời điểm ấy, cô Huyền kể, khu vực này lúc đó hoang sơ lắm.

Lớp học đơn sơ nhưng đầy ắp tiếng cười và sự nỗ lực của các em nhỏ.

Lớp học đơn sơ nhưng đầy ắp tiếng cười và sự nỗ lực của các em nhỏ.

Đây cũng là nơi có nhiều trẻ em không được đến trường vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn: “Ở xóm ấy người ta gọi là xóm bụi. Các con cứ từ các vùng quê ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Dương, Sơn La,.. theo cha mẹ về đây để kiếm sống. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nhà không có, cho nên người ta phải thuê những túp lều tạm bợ để đi kiếm sống cho nên không đủ điều kiện cho con đến trường, các con có khi không đủ giấy tờ. Thấy thế nên cô mới bán bộ bàn ghế của nhà cô đi, lấy số tiền ấy mua 3 bộ bàn ghế học sinh rồi tuyển các bạn vào lớp 1”.

Nghĩ và làm, tháng 1/1998, lớp học tình thương của cô Huyền được mở ra với 6 học sinh. Các em được cô dạy chữ, cho làm toán, dạy kỹ năng sống. Cô cũng cho phụ huynh biết lớp học miễn phí; tài liệu học tập, văn phòng phẩm đều được hỗ trợ, giúp họ tháo gỡ mối lo ngại canh cánh trong lòng.

Thế rồi, chỉ 2-3 tháng sau khi mở lớp, cả 6 học sinh ấy đều được cô Huyền dạy cho biết đọc, biết viết. Sau 3 năm, các em đều đã thi đỗ lên cấp 2.

Tiếng lành đồn xa, lớp học của cô Huyền cũng được nhiều học sinh biết đến.

Về sau, khi nhà cô Huyền nằm trong diện giải tỏa, gia đình cô chuyển về phường Thanh Xuân Nam sống, lớp học mới chuyển sang học tại nhà hội họp G5, phường Thanh Xuân Nam.

Cô Huyền tận tình hướng dẫn học sinh trong lớp học tình thương.

Cô Huyền tận tình hướng dẫn học sinh trong lớp học tình thương.

Cứ như vậy, một mình cô Huyền duy trì lớp học suốt hơn 25 năm. Khi sức khoẻ không đảm bảo, với mong muốn việc học của các em sẽ tiến bộ và tiếp thu kiến thức chắc chắn hơn, cô Huyền đã nhờ cô Lã Thị Bảy - giáo viên dạy Văn đã về hưu của Trường THCS Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Ðịnh đồng hành, tiếp tục đứng lớp cùng mình. Lớp học của cô cũng được mở thường xuyên hơn, từ 8h-10h, thứ hai đến thứ sáu thay vì chỉ dạy một vài buổi trong tuần.

Năm học này, lớp của cô có 15 học sinh. Em nhỏ nhất 8 tuổi, lớn nhất 35 tuổi. Thế nhưng mỗi người mỗi cảnh. Cô Bảy tâm sự: “Ở trong lớp này thì 100% học sinh có hoàn cảnh rất là chớ trêu. Trong 15 học sinh này thì có khoảng 5-6 học sinh là có nhận thức bình thường nhưng gia đình không bình thường. Ví dụ, chúng sinh ra trong gia đình bố mẹ vướng vào vòng lao lý hoặc ly hôn, hoặc lấy nhau không giá thú,..Thế rồi sau những khủng hoảng ra đình thì đáng ra ở độ tuổi đi học nhưng chúng lại không được đi học nên không biết chữ, ở nhà lêu lổng. Mà như vậy thì chúng tiếp thu những cái xấu rất nhanh, dễ hơn. Còn lại cũng là những học sinh khuyết tật như lỗi gen, khuyết tật âm thanh, không đọc được. Hoặc học sinh suy dinh dưỡng, yếu lắm, học không học được...”

Hành trình gieo chữ và thay đổi cuộc đời

Cùng một lớp học nhưng có em chưa biết đọc, biết viết; có em đã biết đọc, nhưng chưa biết viết; có em biết viết nhưng không biết làm toán... Học sinh nhiều độ tuổi, trình độ cũng khác nhau, nên cô Huyền, cô Bảy luôn phải soạn nhiều giáo án và thay đổi cách dạy linh hoạt, làm sao đảm bảo mỗi buổi học dạy được hết học sinh trong lớp, để không em nào bị “bỏ rơi”.

Cô Bảy kể: “Xuất phát điểm của tôi thì không phải giáo viên tiểu học, vì vậy, tôi phải đi dự giờ các đồng nghiệp để tôi biết phương pháp dạy cho các con. Hơn nữa, mỗi con một lớp, hướng dẫn từng học sinh, chứ không thể nào một lúc 2 học sinh được. Có khi dạy học sinh lớp 1 như thế này, học sinh lớp 2 như thế này, lớp 3 như thế này, chia 3 phần bảng ra. Có bạn tập chép, có bạn làm toán, có bạn học tự nhiên xã hội. Đầu giờ cô giáo bao giờ cũng giao bài sau đó gọi riêng từng bạn lên để dạy riêng. Ngoài ra cũng chú ý những bạn có nhận thức nhanh để cho bạn ý có thể được lên lớp để các bạn ý đỡ nhàm chán.”

Cô Huyền và cô Bảy cùng nhau giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Cô Huyền và cô Bảy cùng nhau giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Cũng theo cô Bảy, ngoài việc học văn hoá, cô và cô Huyền cũng thường xuyên có những tiết học nấu ăn, học cắm hoa ngay tại lớp học. Các em cũng có những tiết học ngoại khoá tại các di tích lịch sử, bảo tàng để tìm hiểu thêm về lịch sử, đất nước.

Chia sẻ về lớp học tình thương này, phụ huynh em Nguyễn Thu Tâm và Hoàng Yến Nhi tâm sự, 4 năm trước, nhờ được nhiều người mách bảo, gia đình đã đưa 2 em đến với lớp học của cô Huyền. Đến nay, các em đều có sự thay đổi tích cực, nhanh nhẹn và hoạt bát hơn: “Cháu nhà cô là 1 đứa cháu nội và 1 đứa cháu ngoại, học ở đây được 4 năm rồi. Đến đây sinh hoạt, có bạn có bè, dần dần rồi phát triển như người bình thường thì cô cũng yên tâm hơn. Về nhà thì cũng chào ông, chào bà, biết quét nhà rồi cũng biết dọn dẹp. Ngày trước thì không được thế. Các bạn chỉ ngồi 1 chỗ thôi, ăn xong đi lại khoảng 5 phút xong lại ngồi. Thế nên có người giới thiệu sang thì cô thấy ở đây học tuyệt vời. Cô Huyền quan tâm, thiếu thốn sách vở, gia đình khó khăn thì cô Huyền cũng giúp đỡ”

Nhờ có lớp học linh hoạt và tình yêu thương vô bờ bến của cô Huyền cũng như cô Bảy dành cho các bạn học sinh “đặc biệt” mà suốt hơn 27 năm qua nhiều bạn bị khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, học sinh nghèo, khó khăn… trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) và một số khu vực lân cận đã được biết đến con chữ, có thêm nhiều bạn bè. 

Một buổi học ngoại khóa, nơi các em khám phá lịch sử và văn hóa qua các chuyến tham quan.

Một buổi học ngoại khóa, nơi các em khám phá lịch sử và văn hóa qua các chuyến tham quan.

Có nhiều em, trước khi đến lớp học, không thể làm được phép tính đơn giản hay không biết đọc, biết viết thì bây giờ đã có thể giải đúng một bài toán, đọc được hết bảng chữ cái. Nhiều em đã hoàn thành chương trình học phổ thông, đi học trung cấp, học nghề, có việc làm, có gia đình riêng, là người có ích cho xã hội.

Những điều ấy khiến cô Huyền nhận ra rằng mọi nỗ lực của mình đều đáng giá. Chính niềm vui và sự tiến bộ của các em khiến cô càng tin rằng mình đã đúng khi lựa chọn con đường này.

---

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Thục Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

Mô hình này dựa trên tinh thần tự nguyện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cơ sở lưu trú... tạo điều kiện cho người đi đường và khách du lịch có thể sử dụng nhà vệ sinh tiện lợi và hoàn toàn miễn phí.