Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Long An trả lại vai trò điều phối Vành đai 4 TP.HCM: Chọn ai cầm trịch các dự án giao thông liên vùng?

Quách Đồng: Thứ tư 10/05/2023, 15:47 (GMT+7)

Tỉnh Long An xin rút vai trò điều phối dự án Vành đai 4 khu vực phía Nam, với lý do không đủ năng lực và tầm ảnh hưởng để tổng hợp, điều phối, triển khai dự án tầm cỡ lớn có tính chất liên vùng này, dù đây là địa phương có đoạn dài nhất mà Vành đai 4 đi qua, lên tới 78,3km.

Việc Long An từ chối vai trò điều phối có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tiến độ dự án. Tuy nhiên, điều mà dư luận băn khoăn nhiều hơn là, chọn ai “cầm trịch” các dự án giao thông liên vùng?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Nhiều năm nghiên cứu, theo dõi các dự án giao thông liên vùng khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam, PGS.TS Phạm Xuân Mai, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM không bất ngờ trước việc tỉnh Long An từ chối vai trò điều phối dự án Vành đai 4 khu vực phía Nam. Bởi theo ông, lâu nay, bản thân các dự án mang tính liên vùng tại khu vực TP. HCM chưa được coi trọng, không chỉ trong lĩnh vực giao thông.

PGS Phạm Xuân Mai dẫn chứng: từ năm 2010 đến nay, về đường bộ, Vùng kinh tế trọng điểm TP.HCM và 7 tỉnh miền Đông Nam Bộ được quy hoạch 5 tuyến cao tốc, 10 tuyến Quốc lộ, 4 tuyến vành đai. 

Tuy vậy, đến thời điểm này mới có 2 tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Đáng chú ý, 2 tuyến cao tốc này vừa đưa vào khai thác đã bị quá tải. Trong khi các dự án Vành đai 3 mới chỉ bắt đầu và Vành đai 4 chưa có.

Từ câu chuyện này PGS Phạm Xuân Mai cho rằng: "Mình đã có Vùng TP.HCM do Thủ tướng ký rồi, gồm có TP.HCM và 7 tỉnh xung quanh. Như thế là phải thành lập Hội đồng vùng, có làm dự án gì giao thông, giáo dục, y tế, những dự án có liên quan đến các vùng với nhau, ở trong vùng đó thì Chủ tịch tỉnh đó điều hành. Vùng nào lớn, giai đoạn nào tỉnh nào lớn thì tỉnh đó làm chủ. Nhưng nếu Long An không làm thì TP.HCM làm chứ có gì đâu. Cái này đâu khó".

Đường Vành đai 4 TP.HCM qua Long An với chiều dài 78,3 km (Ảnh: HD)

Đường Vành đai 4 TP.HCM qua Long An với chiều dài 78,3 km (Ảnh: HD)

Ủng hộ việc thành lập mô hình tương tự chính quyền vùng để triển khai các dự án mang tính liên vùng, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, những dự án giao thông kết nối liên vùng, đi qua nhiều tỉnh, thành phố thì các địa phương đều phải có trách nhiệm.

Người đứng ra chịu trách nhiệm liên kết có thể là một trong các tỉnh, thành có dự án đi qua, không nhất thiết phải là địa phương có phạm vi dự án lớn hay tác động nhiều. Tuy nhiên, cần có quy trình chặt chẽ, phân định trách nhiệm cụ thể của các địa phương, bởi thời gian tới sẽ có nhiều dự án mang tính liên vùng tương tự.

"Chuyện Long An xin rút vì họ nói thiếu kinh nghiệm cũng không có sao, bởi vì thà vậy còn hơn họ nhận rồi họ lại thụ dộng, ngồi chờ thì còn tệ hơn. Chỉ có điều. TP. HCM cũng không thể đứng ra lãnh đạo hết các dự án kết nối liên vùng, vì dù là một thành phố lớn, nhưng nhân sự có hạn, việc đứng ra lãnh đạo, kết nối liên vùng phải có sự chuẩn bị bài bản. Do vậy, người đứng ra điều phối, kết nối liên vùng phải xây dựng một quy trình chặt chẽ, bởi sắp tới sẽ có nhiều dự án mang tính chất tương tự", Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nói.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, lâu nay các dự án mang tính liên vùng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn chọn TP. HCM đóng vai trò điều phối. Điều này cũng nên áp dụng đối với dự án Vành đai 4 khu vực phía Nam: "Long An từ chối cũng đúng thôi, bởi vì cơ chế không rõ, điều phối cái gì? Cơ chế điều phối ra sao? Nó có Hội đồng vùng ớ đấy đâu. Cuối cùng phải thành lập Ban Quản lý dự án, trực thuộc, dưới quyền chỉ huy của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Hội đồng đó tư vấn, giám sát việc thực hiện mới triển khai được".

Ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển cho rằng, không nhất thiết phải có chính quyền liên vùng để triển khai các dự án giao thông liên vùng. Bởi tính kết nối mang tính kỹ thuật của mỗi công trình đã được tính toán trong thiết kế của dự án.

Chẳng hạn, đường Vành đai 4 TP. HCM chạy qua 4 tỉnh, thành phố thì thiết kế của con đường ấy đã có đơn vị tư vấn, giám sát phải chịu trách nhiệm. Bởi vậy, ngay cả khi không có chính quyền vùng, các địa phương vẫn phải chịu trách nhiệm trong dự án đó:

"Nếu Long An không làm, vốn ấy không chuyển cho Long An nữa, mà chuyển về cho Ban Quản lý dự án chung. Còn lại cái giải phóng mặt bằng, đến ngày đến hạn anh không làm là anh vi phạm. Bởi giải phóng mặt bằng tách ra thành gói riêng, đấy là trách nhiệm rồi. Phải làm nó mạch lạc như thế. Để cho TP. HCM trực tiếp đứng ra điều hành là tốt".

Một số ý kiến đánh giá, việc lựa chọn các tỉnh, thành phố đầu tàu, có kinh nghiệm quản lý dự án lớn để “cầm trịch”, đóng vai trò điều phối các dự án liên vùng là phù hợp. Tuy vậy, để giám sát, thúc đẩy trách nhiệm của các bên liên quan, các địa phương có dự án đi qua, vẫn cần có cơ chế phân định trách nhiệm rạch ròi, nhất là với những dự án mang tính liên vùng, tránh việc khập khiễng hoặc mỗi nơi mỗi tiến độ.

Trước đó, tháng 10/2022, vấn đề mô hình quản lý các dự án giao thông và đô thị có tính liên vùng từng được VOV Giao thông bàn luận trong một diễn đàn mở, với sự tham gia trao đổi của các chuyên gia đầu ngành.

Nhiều ý kiến nhất trí cho rằng, để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả của việc điều phối các dự án liên vùng, rất cần có một mô hình như ủy ban, hoặc ban chỉ đạo liên vùng, với sự tham gia của lãnh đạo các địa phương, thực thi các dự án theo quy hoạch vùng của Thủ tướng chính phủ.

Tuy nhiên, làm thế nào để ủy ban hoặc ban chỉ đạo này có thực lực, thực quyền mà không làm “phình” bộ máy, thì cần  nghiên cứu cơ chế riêng cho nó./.

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.