Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Liệu học sinh sẽ được giải phóng áp lực học hành, thành tích?

Quang Hùng: Thứ bảy 31/05/2025, 20:26 (GMT+7)

Cả xã hội kêu gọi, thậm chí Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những chỉ đạo về việc để các em có thời gian vui chơi, thoải mái, tránh quá áp lực trong việc học tập, nhưng đến cuối năm học, đặc biệt vào các kỳ thi chuyển cấp, các em lại phải nhồi nhét rất nhiều kiến thức…

Vậy các em đã được giải phóng thực sự hay chưa? Hay vẫn chỉ là đang chịu những áp lực không đáng có từ người lớn?

Ngay trong cái tên của các cấp học, đặc biệt là cấp 3, ngành giáo dục cũng xác định rõ những kiến thức trong 12 năm đầu đời của học sinh là “phổ thông”. Tức là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản nhất. Thế nhưng rõ ràng giáo trình cũng như áp lực trong những năm học, đặc biệt là những năm cuối cấp trước nay chưa hề giảm, mà ngày càng có xu hướng tăng lên.

Người ta đã nói rất nhiều về những kiến thức “vượt quá” tầm giáo dục phổ thông, tức là chưa cần thiết phải trang bị cho các em, như các bài tập toán, lý, hóa… mà ở giáo dục nhiều nước trên thế giới, chỉ sinh viên đại học, hoặc theo học chuyên ngành họ mới dạy.

Vậy tại sao học sinh ở ta cần những kiến thức đó? Và áp dụng vào đâu trong cuộc sống?

Trong 12 năm học tập, từ lớp 1 đến lớp 12, con cái chúng ta phải trải qua rất nhiều các kỳ thi khó khăn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, do áp lực căng thẳng của những kỳ thi này, đặc biệt ở giai đoạn chuyển cấp. Vẫn biết những kỳ thi là để đánh giá quá trình học tập, khả năng tiếp thu của các em trong năm học, nhưng rõ ràng trong cả năm học, có rất nhiều bài kiểm tra, từ 5 phút, 15 phút, 1 tiết… tại sao nhà trường không lấy đó làm điểm đánh giá. Và miễn cho các em những kỳ thi cuối năm, cuối cấp?

Mục tiêu của chúng ta là gì? Là giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản, trang bị cho các em những kiến thức “phổ thông” trong 12 năm học, chứ không phải đào tạo các em thành những “chuyên gia”, do vậy, có nên không khi bắt các em phải trải qua những môn học, kỳ thi quá nặng nề với những kiến thức khó áp dụng vào thực tế?

Mỗi lần chứng kiến con trẻ mặt mũi tái nhợt, đi đứng như thất thần vào điểm thi, rồi ra khỏi phòng với trạng thái suy sụp vì bỏ lỡ mất vài câu hỏi trong đề thi… người lớn chúng ta nghĩ gì?

IMG_6963

Có người nói, phải tạo áp lực, để con cái chúng ta trải qua những áp lực đó mới có thể trưởng thành, bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ dàng, khi gặp khó khăn và vượt qua, trẻ mới có thể lớn được.

Với độ tuổi học sinh, việc trải qua những áp lực đó, đúng là sẽ hình thành nên ý thức, con người các em sau này, thế nhưng, cũng sẽ tạo ra những nhận thức, suy nghĩ có phần tiêu cực.

Nói như vậy, bởi với áp lực thành tích, nhiều thầy cô, nhiều nhà trường cũng sẽ phải “tìm cách” để cho các em vượt qua kỳ thi. Và vô hình chung, lợi ích từ việc “thử thách” bằng các kỳ thi ở đâu chưa thấy, mới chớm ngưỡng cửa cuộc đời, các em đã có những trải nghiệm không tốt.

Vì… kiểu gì cũng sẽ vượt qua kỳ thi, kiểu gì cũng tốt nghiệp. Và đặc biệt, cái tỷ lệ 100% đỗ tốt nghiệp, 100% học sinh của trường đỗ đại học (bất kể là đại học gì, có phù hợp với khả năng, sở trường, sở thích… của các em hay không? – thậm chí việc đăng ký thật nhiều trường để tăng khả năng đỗ đại học là hướng dẫn của thầy cô và cha mẹ học sinh – không cần quan tâm tới nguyện vọng của các con là có) luôn khiến nhiều thầy cô, nhà trường phải căng sức “giúp” học sinh của mình vượt qua, để đạt được thành tích ấy!?

Tỷ lệ tuyệt đối ấy, liệu có phản ánh đúng việc dạy và học của chúng ta hiện nay. Hay chính tỷ lệ 100% ấy lại khiến người ta nhìn vào ngành giáo dục với con mắt khác? Liệu rằng việc dạy học ấy có là thực chất? Con cái chúng ta đã được dạy điều gì, kiến thức gì ở trường?

Đến bao giờ con cái chúng ta mới được "giải phóng" khỏi áp lực học hành? Đến bao giờ con cái chúng ta không phải chịu áp lực từ kỳ vọng của gia đình? Đến bao giờ học sinh mới thoát khỏi áp lực thành tích?

Có lẽ là không bao giờ, hoặc có lẽ sẽ xảy ra ngay lập tức, nếu tất cả chúng ta thực sự quan tâm tới sự phát triển "bình thường" của con em mình.

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chậm cấp bằng lái xe và kinh nghiệm khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Chậm cấp bằng lái xe và kinh nghiệm khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Quá trình sắp xếp tổ chức lại bộ máy hành chính, dịch vụ công sẽ khó tránh khỏi những vấn đề bất tiện nảy sinh trong ngắn hạn. Và câu chuyện cần bàn ở đây là chúng ta sẽ rút ra bài học gì? 

Cố truy cập Telegram bị chặn, coi chừng dính mã độc

Cố truy cập Telegram bị chặn, coi chừng dính mã độc

Từ khi Telegram bị chặn, vô số hội nhóm chia sẻ cách truy cập, hướng dẫn thay đổi proxy qua các đường link chưa được kiểm chứng. Tội phạm có thể lợi dụng, hướng dẫn thay đổi proxy nhưng thực chất gửi link chứa mã độc để chiếm quyền điều khiển thiết bị, đánh cắp thông tin và tài sản của nạn nhân.

Nguy hiểm từ việc nổ lốp xe trên cao tốc

Nguy hiểm từ việc nổ lốp xe trên cao tốc

Trong bối cảnh hệ thống cao tốc Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành trục giao thông huyết mạch nối liền các vùng kinh tế trọng điểm, nhu cầu di chuyển bằng ô tô cá nhân, xe tải và xe khách cũng tăng nhanh chóng.

Đoàn Hội Nhà báo Việt Nam kết thúc chuyến công tác đặc biệt thăm Trường Sa

Đoàn Hội Nhà báo Việt Nam kết thúc chuyến công tác đặc biệt thăm Trường Sa

Ngày 29/5, Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã kết thúc chuyến công tác đặc biệt thăm quân, dân Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Xử lý nghiêm các lỗi vi phạm phổ biến trên cao tốc

Xử lý nghiêm các lỗi vi phạm phổ biến trên cao tốc

Phản ánh tới đường dây nóng thính giả của VOV Giao thông , nhiều thính giả cho biết tình trạng vi phạm giao thông trên các tuyến cao tốc thường gia tăng mỗi dịp lễ tết.

Gọi tên màu tím

Gọi tên màu tím

Tháng 5 hè về, muôn loài hoa đua nhau khoe sắc. Giữa những tia nắng chói chang và những tán cây vươn mình, một sắc tím gây bao nhớ thương đã xuất hiện trên phố, mà không rõ tự khi nào, người ta vẫn gọi tên sắc tím ấy là màu bằng lăng.

Mở lối thoát nạn thứ 2 là mở thêm đường sống

Mở lối thoát nạn thứ 2 là mở thêm đường sống

Nhờ những biện pháp tuyên truyền tích cực, hiện trên 80% nhà ở nhiều tầng, chung cư mi-ni, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất kinh doanh, nhà cho thuê trọ trên địa bàn phường Đại Mỗ (Q. Nam Từ Liêm) đã mở lối thoát nạn thứ 2.