TP.HCM: Nhà 4 tầng bất ngờ sập đổ, 5 nạn nhân nhập viện
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Mới đây nhất là vụ hỏa hoạn rạng sáng ngày 19/7 tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội tại căn nhà ở kết hợp cửa hàng bán xe đạp, xe máy. Vì sao các vụ việc vẫn liên tiếp xảy ra dù đã được cảnh báo, trách nhiệm trong công tác quản lý của chính quyền sở tại ra sao?
Đối thoại về vấn đề này, Kênh VOV Giao thông có cuộc trao đổi với KTS. Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
PV: Vụ hỏa hoạn rạng sáng ngày 19/7 tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội tại căn nhà ở kết hợp cửa hàng bán xe đạp, xe máy và một số vụ việc gần đây đã nói lên điều gì?
KTS. Phạm Thanh Tùng: Tôi rất xót xa, mỗi lần ngủ dậy lại thấy bản tin thông báo trên Đài là lại có vụ cháy nổ, có người chết, trong 1-2 tháng gần đây xảy ra liên tục, như vụ cháy ngày 19/7 làm chết cả nhà, rất đau xót, thiệt hại hàng tỷ đồng bởi vì họ kinh doanh xe máy, xe đạp điện. Mặc dù nhà rộng 120 m2 nhưng toàn bộ diện tích này chỉ để xếp xe, cả nhà chỉ ở trên gác lửng thôi.
Có thể nói lực lượng công an phòng cháy chữa cháy đã rất cố gắng trong cứu chữa; tuyên truyền vận động, tập huấn và diễn tập PCCC từ cấp phường, tổ dân phố đều triển khai, thế nhưng ý thức của người dân rất kém, nên phải tích cực tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, đừng để xảy ra các vụ hỏa hoạn như thế này nữa, điều này rất đau xót.
PV: Vì sao các vụ việc vẫn liên tiếp xảy ra dù đã được cảnh báo, trách nhiệm trong công tác quản lý của chính quyền sở tại ra sao?
KTS. Phạm Thanh Tùng: Hiện nay chúng ta có hàng ngàn ngôi nhà ở trong đô thị, vừa ở vừa kết hợp kinh doanh, rất nhiều nước trên thế giới họ cũng thế, tuy nhiên kinh doanh thì phải theo luật, Luật Phòng cháy chữa cháy cũng đã quy định kinh doanh mặt hàng nào đối với nhà ở cho phù hợp? Cửa hàng mà kinh doanh đồ dễ cháy thì phải trang bị phòng chống cháy nổ như thế nào, thoát hiểm ra sao?
Thực ra nước ta không thiếu các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy trong các Nghị định và luật, thế nhưng ở đây có một điều là không nước nào như nước ta, cứ có mặt tiền là xây chuồng cọp bịt lại, đây là điều rất bất cập. Còn người kinh doanh thì hầu hết vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, bất chấp cả khuyến cáo của chính quyền, bất chấp pháp luật đã có, đó là ý thức của công dân.
Một vấn đề nữa là việc thanh kiểm tra các hộ kinh doanh thường xuyên còn lỏng lẻo, nhiều nơi chỉ nghĩ đến chuyện thu thuế thôi chứ chưa nghĩ đến sự an toàn, qua các vụ việc này phải rút kinh nghiệm.
Đồng thời khi cấp giấy phép xây dựng hay cải tạo nhà phố thì dứt khoát phải có lối thoát hiểm, phải có cửa thoát phía sau hoặc phải có lối vượt lên tum để sang nhà hàng xóm, phải coi như nhà hàng xóm cũng là một nơi để thoát hiểm.
Hiện nay đang bịt hết lại, như vậy là không được, vừa làm xấu cảnh quan đô thị, đồng thời người dân tự mình làm nhà tù nhốt mình trong đó.
PV: Từ những vụ việc này, chúng ta cần phải siết chặt từ khâu cấp phép xây dựng cho đến việc thực thi các quy định về phòng cháy chữa cháy tại nhà dân thế nào, đặc biệt là đối với các căn nhà có kết hợp kinh doanh?
KTS. Phạm Thanh Tùng: Ở đây vấn đề phòng chống cháy nổ không phải là vấn đề cũ mà lúc nào nó cũng là vấn đề mới, cảnh báo từ chính quyền sở tại như cấp phường, tổ dân phố cho đến người dân phải có ý thức và cần quan tâm để ngăn chặn cháy nổ, chứ chờ đến lúc lực lượng phòng cháy chữa cháy đến hầu như đã cháy hết rồi, chỉ ngăn cho khỏi lan sang nhà khác thôi.
Về lâu dài cần hàng loạt giải pháp, từ trong cấp phép xây dựng, đến cải tạo đô thị và tăng cường công tác thanh kiểm tra các hộ kinh doanh trong công tác phòng cháy chữa cháy. Vấn đề chuồng cọp sắt để chống trộm và cửa cuốn cũng là con dao hai lưỡi, cái này luôn phải tuyên truyền, cảnh báo cho người dân chứ không thể đùa được.
Tôi cũng khuyến cáo các tầng hầm khu chung cư cũng phải cảnh giác với chuyện cháy nổ, đặc biệt bây giờ xuất hiện ô tô điện, xe máy điện, việc sạc ác quy rất nguy hiểm. Ở các nước sạc ácquy họ có trạm sạc chứ không tùy tiện sạc ở nhà, ở nước ta có những vụ bị cháy do sạc ácquy của xe máy điện cả đêm, nó không chịu tải được dẫn đến chập cháy và hỏa hoạn.
PV: Xin cảm ơn KTS. Phạm Thanh Tùng đã chia sẻ với VOVGT!
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Sáng 24/9, tại Bệnh viện 30/4 (TP.HCM) –Bộ công An đã tổ chức Hội thảo “Cập nhật chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ” nhân chào mừng tháng Alzheimer thế giới. Chương trình được hợp tác giữa bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu bệnh thoái hóa thần kinh Đại học Y Rostock, CHLB Đức.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc khu vực nút giao Chùa Bộc – Học viện Ngân hàng trên địa bàn Q. Đống Đa (Hà Nội).
Liên quan đến vụ việc sập căn nhà 4 tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định tiếp nhận và tập trung cứu chữa 2 nạn nhân trong trường hợp chấn thương nặng.
Ngày 23/9, tại TP.HCM, hãng xe Morris Garages (MG) ra mắt thị trường 2 mẫu xe phân khúc mới với công nghệ hiện đại, an toàn và mức giá phổ thông.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Khu quản lý đường bộ, các Sở GTVT quản lý ủy thác quốc lộ, các Ban QLDA trực thuộc yêu cầu đẩy nhanh giải ngân kinh phí quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2023.
Một siêu đô thị như TP.HCM đang loay hoay giải quyết bài toán về tắc đường, kẹt xe chưa có lối ra như hiện nay; việc đề xuất làm đường sắt xuyên tâm qua các khu vực sầm uất từ ga Bình Triệu - ga Sài Gòn nối Tân Kiên, huyện Bình Chánh của đơn vị tư vấn là một đề xuất táo bạo.