Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Lên cầu hóng gió

Vũ Loan: Thứ bảy 10/02/2024, 10:48 (GMT+7)

Những ngày Tết Nguyên Đán mang lại sự thênh thang cho Hà Nội cả về không gian lẫn thời gian, như đang thôi thúc chúng ta tìm đến một không gian khoáng đạt trên những cây cầu bắc qua sông để được tận hưởng gió xuân, hương xuân tràn căng trong lồng ngực.

Thủ đô của chúng ta vốn được ưu ái bao bọc trong những con sông lớn, với đặc trưng là phố nằm trong sông ngay từ tên gọi thân thương: Hà Nội. Hình ảnh của phố và sông chắc chắn sẽ không thể thiếu những cây cầu nối đôi bờ trong bức tranh giao thông thủ đô nói riêng và đời sống của người dân nói chung. Những cây cầu bắc qua sông không chỉ để đi, không chỉ mang chức năng vận chuyển đơn thuần, mà nó còn có ý nghĩa lớn hơn về sự dịch chuyển của cảm xúc, tinh thần cư dân đô thị.

Những ngày Tết Nguyên Đán mang lại sự thênh thang cho Hà Nội cả về không gian lẫn thời gian, như đang thôi thúc chúng ta tìm đến một không gian khoáng đạt trên những cây cầu bắc qua sông để được tận hưởng gió xuân, hương xuân tràn căng trong lồng ngực.

Cầu Long Biên nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô

Cầu Long Biên nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô

Nếu được đi bộ, hóng gió, hít thở không khí trong lành trên một cây cầu rộng lớn bắc qua sông, như cầu Long Biên của chúng ta chẳng hạn, các có thích không? Và chúng ta còn mong muốn điều gì thêm nữa trong không gian trong lành đó? Hãy cùng lắng nghe một số lời chia sẻ của các thính giả:

-      Tôi có, việc đi bộ được thoải mái ra ngoài trung tâm như đi qua cầu sang bên Long Biên cho thông thoáng, dễ chịu hơn cũng thích mà.

-      Tôi cũng thích đấy, nhưng vấn đề là đi từ đây sang đấy tôi còn muốn phải có gì đó đáp ứng cho nhu cầu của mọi người để vui chơi, giải trí gì đó nữa. Chứ đi từ bên này sang bên kia rồi lai đi về thì tôi nghĩ cũng chẳng để làm gì…

-      Tôi thấy thích chứ, vì Hà Nội cần thêm rất nhiều không gian cho người đi bộ. Mà đi bộ ở những nơi được thiết kế riêng thì sẽ an toàn, yên tâm, không gian cũng đẹp và sạch hơn trong thành phố nhiều.

-      Chúng em rất thích vì nếu được đi bộ ra giữa cầu như cầu Long Biên, có thể ngắm bình minh hay hoàng hôn rõ nhất, phải nói là đẹp nhất ở Hà Nội luôn đấy chứ. Có lần em được ngắm mặt trời rất đẹp và gần khi qua cầu Long Biên, em cứ ấn tượng mãi…

-      Thích quá đi ấy chứ, cứ thử phơi mặt ở trong phố mùa hè khoảng 4 mấy-50 độ C xem, tối khuya mọi người còn ầm ầm kéo nhau lên cầu Long Biên hóng tí gió mát đấy. Trong thành phố thì cứ hầm hập hết đêm, còn lâu mới mát được.

chuong-duong-va-long-bien-hai-cay-cau-noi-tieng-noi-doi-bo-song-hong-1564317606-width1000height664

Hà Nội là thành phố của những con sông và những cây cầu. Mỗi cây cầu xây được xây lên không chỉ có giá trị kết nối về mặt không gian và giao thông, mà còn là sự kết nối mạnh mẽ để kinh tế xã hội phát triển.

Quan trọng hơn nữa, theo KTS Trần Huy Ánh, mỗi cây cầu được xây lên còn mang một dấu mốc trưởng thành quan trọng của cả thành phố: "Đến thế kỷ 21, người ta nghĩ đến di chuyển chứ không phải chỉ là vận chuyển, tức là làm thế nào để con người di chuyển được nhiều hơn, thuận lợi hơn, thân thiện hơn chứ không chỉ là vận tải bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ. Nó không chỉ là giá trị đi lại nữa mà bản thân mỗi cây cầu là cả một sự sáng tạo , mỗi cây cầu là cả một xã hội vận hành, cả một thế hệ thanh niên, tri thức, kỹ nghệ phát triển. Không có cây cầu nào dùng công nghệ cũ cả, bất cứ cây cầu nào cũng đều là cái mới cả, từ nguyên vật liệu, cách thi công, liên kết, hình thức, phương pháp tính toán, cho đến tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm không gian…"

Đặc biệt trong xu thế xanh hóa trong giao thông nói riêng và phát triển đô thị nói chung như hiện nay, việc cải tạo những cây cầu cũ và xây thêm những cây cầu mới đều phải đặt trong sự phát triển tất yếu này. 

Các nước Châu Âu sau một thời gian phát triển ồ ạt các công trình giao thông phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đã có sự nhìn nhận lại từ những thập niên đầu của thế kỷ trước. Khi đó, các công trình giao thông nói chung hay những cây cầu nói riêng đều được tính toán, thiết kế kỹ lưỡng, đảm bảo tối ưu không chỉ giá trị vận chuyển trong giao thông mà còn là những giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật, du lịch, hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần cho con người. Từ đó hình ảnh của nhiều cây cầu đã trở thành biểu tượng của những thành phố nổi tiếng trên thế giới.

KTS Nguyễn Thanh Tú- Giảng viên trường Đại học xây dựng Hà Nội chia sẻ ấn tượng về cây cầu cảng Sydney của nước Úc để hiểu vì sao cây cầu này xứng đáng trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng của thế giới vào mỗi cuối tuần hay những dịp đặc biệt :

"Vào những dịp đặc biệt, thời tiết đẹp họ đóng cây cầu đó lại thì người dân mang các bữa ăn sáng của mình lên cầu để ăn sáng picnic, để để gắn kết xã hội. Họ cũng tận dụng không gian đó để làm du lịch rất tốt, họ có những tour rất đắt vài trăm đô cho du lịch mạo hiểm. Một cái nữa là cái này thì nổi tiếng thế giới là cứ vào 12h đêm 01/1 dương lịch là có bắn pháo hoa trên cầu. Ví dụ như mình đã được trải nghiệm năm 2010 công nhận là đẹp, xứng đáng là điểm đến của toàn thế giới. Cây cầu đó ban đầu đưa ra đúng là ban đầu chỉ là mục đích giao thông, nhưng càng ngày chính quyền thành phố đặt ra mục tiêu là chính quyền toàn cầu và đáng sống thì họ đã suy nghĩ tới việc cây cầu đó mang lại giá trị cho cộng đồng như thế nào. Mình rất ấn tượng với điều đó".

Màn bắn pháo hoa đón năm mới ở Cầu cảng Sydney. Ảnh: Sky News

Màn bắn pháo hoa đón năm mới ở Cầu cảng Sydney. Ảnh: Sky News

KTS Trần Đại Nghĩa – một  KTS đã học tập và làm việc nhiều năm tại Nhật Bản lấy ví dụ về những cây cầu tạo nên cụm cảnh quan đặc biệt cho thành phố Tokyo- Nhật Bản hiện nay: "Ở Tokyo có con sông lớn là Sumidagawa có 1 nhóm cầu khoảng 6 chiếc được làm trong thời kỳ sau trận động đất lớn, thời kỳ đó các kỹ sư làm rất cẩn thận với mỗi cây cầu có 1 tính cách khác nhau, và bây giờ nó trở thành cụm cảnh quan trên sông Nicazagoa. Ở đó người ta thường xuyên tổ chức bắn pháo hoa và nó gần như trở thành văn hóa của Tokyo rồi".

Nhiều cây cầu vượt sông sẽ được xây mới trong kế hoạch phát triển thành phố Hà Nội thời gian tới, trong đó đặc biệt nhất là cầu Trần Hưng Đạo – cây cầu xây mới duy nhất ở khu vực phố cổ, trung tâm nội đô.  Từ tháng 9/2022, TP. Hà Nội đã chính thức phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo là thiết kế đạt giải nhất trong cuộc thi tuyển trước đó với ý tưởng thiết kế là tạo một cây cầu biểu tượng mới của trung tâm Hà Nội với hai đường cong lượn sóng bên bờ sông Hồng, kết cấu vòm chính là 2 đường cong tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình mang biểu tượng vô cực. Hiện dự án đang trong quá trình  khảo sát tiền thi công.

Cuộc trò chuyện thú vị cùng KTS Takashi Niwa- Kiến trúc sư trưởng dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo ngay sau đây sẽ giúp chúng ta có được những hình dung rõ nét nhất về cây cầu này:

PV: Xin chào ông Niwa. Thưa ông, với quỹ không gian ngày càng eo hẹp trong nội đô Hà Nội thì việc xây mới thêm 1 cây cầu như cầu Trần Hưng Đạo đang hướng tới giải pháp khai thác và tận dụng không gian mở trên những cây cầu như thế nào ?

Nếu nhìn trên bản đồ thì trục cầu Trần Hưng Đạo đi qua gần như là trung tâm thành phố, tương lai phát triển của Hà Nội theo định hướng lấy sông Hồng làm trung tâm thì nó có rất nhiều tiềm năng không chỉ về mặt giao thông mà chúng ta biết khai thác các hoạt động văn hóa, con người và cảnh quan thì nó sẽ tạo ra rất nhiều tiềm năng, biến Hà Nội thành một thành phố được nhận diện quốc tế là một thành phố ven sông.

PV: Ông có thể nói cụ thể hơn về việc thiết kế cây cầu này được khai thác trên các hoạt động văn hóa, con người và cảnh quan như thế nào ?

Không chỉ cây cầu này thiết kế mà còn kết cấu chân cầu mà ngoài ra còn có thiết kế ánh sáng và phần cảnh quan xung quanh, để người dân có vị trí, vd người dân có thể tiếp cận xung quanh chân cầu để quan sát, trải nghiệm, hoặc ánh sáng sử dụng trong các sự kiện, đó có thể tạo thành văn hóa trải nghiệm ánh sáng diễn ra định kỳ. Một trong những ví dụ tham khảo là cây cầu ở Đà Nẵng…. Tức là bản thân cái cầu này thiết kế không chỉ là trên cầu mà ý thức được rằng xung quanh cầu người dân cũng tiếp cận nên thân cầu, mặt cầu, hay xung quanh để nhìn lên đều được thiết kế rất kỹ.

Hà Nội phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo

Hà Nội phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo

PV: Còn về sự kết nối của cầu Trần Hưng Đạo này với các công trình khác 2 bên bờ sông, kết nối với con người sẽ được thể hiện như thế nào, thưa ông?

Hà Nội của chúng ta có những hồ lớn như Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Tây là những hồ người dân đang trải nghiệm đi bộ như một vòng tròn nhỏ như vậy. Nếu cây cầu Trần Hưng Đạo thành hiện thực thì người Hà Nội có thêm một vòng tròn lớn hơn để đi bộ.

Sự phát triển của thành phố Hà Nội giờ chúng ta nói nhiều về phát triển đường sắt. Trong tương lai, hệ thống đường sắt phát triển thì con người sẽ quen dần hơn với những việc đi bộ, đi xe đạp thì việc thiết kế cầu Trần Hưng Đạo này với cái hệ thống đường đi bộ, đi xe đạp tích hợp cùng giao thông thì cũng coi như là việc chuẩn bị, đón tương lai xu thế của thành phố Hà Nội.

Bây giờ có thể gọi giao thông xanh cũng là 1 xu thế và đây là 1 trong những cái định hướng gợi ý cho thành phố.

PV: Vâng, là cây cầu duy nhất được xây mới ngay khu trung tâm nội đô, phố cổ, chắc hẳn việc thi công sẽ phải đối mặt với những khó khăn rất khác biệt, đúng không thưa ông?

Vâng, Có một số cái trong quá trình triển khai gặp khó như công tác tổ chức giao thông kết nối với công tác hạ tầng thành phố, chúng tôi đang làm việc rất kỹ với các kỹ sư để tìm ra giải pháp tối ưu, cũng như cân đối với chi phí tổng thể của dự án, sao cho vừa hợp lý, vừa đáp ứng tối ưu được yêu cầu của Hà Nội.

Về thiết kế thì vì cây cầu kết nối với khu nội đô lịch sử nên chắc chắn trong quá trình thiết kế thì phải để ý kỹ đến ứng xử kết nối với khu nội đô như thế nào, tất cả các chi tiết đều phải hài hòa với con người, vì công trình giao thông không thể mang một cấu kiện phổ thông vào khu nội đô được, chúng ta phải rất khéo léo trong từng vị trí. Đó là những điểm có thể nhìn thấy được.

Ngoài ra, công tác triển khai thì đây là một công trình cần rất nhiều chuyên gia, liên ngành thường xuyên làm việc với nhau để tìm ra 1 giải pháp hợp lý.

PV: Vâng, qua những chia sẻ của ông thì tôi cũng đã hình dung được rất nhiều điểm mới trong thiết kế cầu Trần Hưng Đạo đã quan tâm và hướng tới những giá trị sâu sắc hơn cho người dân thụ hưởng nó.

Chúng tôi tin rằng nếu dự án này thành công thì nó cũng tạo nên một xu thế, cũng như là tạo sự tin tưởng cho các công cuộc đổi mới các thành phố Hà Nội cũng như của Việt Nam, vì quy trình này mà thành công thì mọi người sẽ tin tưởng hơn.

Đó là vinh dự cũng như áp lực của chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và chứng minh là nó sẽ có kết quả tốt, và đó cũng là hy vọng cho tương lai của quy hoạch đô thị Việt Nam cũng như phát triển cảnh quan đô thị Việt Nam tốt hơn.

Vâng, cảm ơn ông rất nhiều! Xin kính chúc ông và các đồng nghiệp sẽ thực hiện được thành công dự án mà người dân Hà Nội đang rất mong chờ này.

Hà Nội của chúng ta là thành phố của những con sông lớn, và tương lai, người Hà Nội sẽ còn tự hào hơn nữa khi nhiều cây cầu nối những bờ vui xuất hiện. Khi niềm vui của thiên nhiên và con người hòa cùng một nhịp, là khi ấy hạnh phúc sẽ được nối dài vô tận như những nhịp vô cực trong thiết kế ấn tượng mà cầu Trần Hưng Đạo hướng tới.

Và khi đó, mỗi người dân sẽ được sải bước thênh thang và tận hưởng thật lâu những điều thú vị mà thủ đô của chúng ta có được, đặc biệt là tận hưởng từng bước chân an vui trong những ngày đầu tiên của năm mới như lúc này.

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc.

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị phạt nguội với xe máy nhằm cải thiện hành vi của người đi xe máy, từ đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Việc này thể hiện quyết tâm rất cao của ngành GTVT trước khối lượng xe máy khổng lồ tại Việt Nam.

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết Hà Nội và phần lớn các địa phương đều nắng nóng với nền nhiệt lên tới 39-40 độ C. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã lựa chọn đi chơi, du ngoạn bằng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

49 đã đi qua, một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Bắc Nam vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt. Xen lẫn với ngỡ ngàng, ngây ngất của niềm vui chung… là những mong chờ khắc khoải của các gia đình có con, có chồng, có người thân đi chiến trường.

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Hà Nội những ngày này như được khoác lên mình một màu áo mới, mang một hơi thở mới, một sức sống mới hòa đón chào kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và 138 năm ngày Quốc tế lao động 1/5.

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

Thời gian qua, Hotline và Fanpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng người dân lấn chiếm lòng đường, lề đường để “họp chợ” ở ngã tư Bốn Xã (thuộc quận Bình Tân và quận Tân Phú).

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Bộ Công Thương cho rằng giải pháp chống phát ngược và mua với giá 0 đồng (trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia) với điện mặt trời mái nhà là phù hợp, vừa khuyến khích loại hình này vừa ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.