Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đây không chỉ là một sự kiện thể thao truyền thống mà còn gắn liền với ý nghĩa gắn kết cộng đồng, một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Khmer miền Tây Nam Bộ.
Rộn ràng, kịch tính và sôi nổi… đó là không khí mà khán giả cảm nhận được khi đến với Hội Đua bò Chùa Rô ở ấp Vĩnh Thượng, xã An Cư, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Năm 2024 là lần thứ 10 Lễ hội này được diễn ra.
Ngay từ sáng sớm, người dân địa phương đủ các lứa tuổi cùng khán giả ở khắp các tỉnh, thành lân cận đã tề tựu về đây để chuẩn bị cổ vũ và thưởng thức cảnh những đôi bò “chiến” cùng chủ nhân của chúng phô diễn sức mạnh, sự nhanh nhẹn trên đường đua đặc biệt, đó là thửa ruộng ngay phía sau Chùa.
Là người tham gia công tác tổ chức từ những ngày đầu, nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Phúc Hậu cảm thấy phấn khởi khi quy mô Lễ hội ngày một lớn hơn, nhận được sự ủng hộ từ chính quyền địa phương. Năm 2024, Hội đua bò Chùa Rô thu hút 24 đôi bò đến từ thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, cùng tham gia tranh tài: "Chùa Rô từ lâu đã có cái sân đua bò tại chùa. Mỗi năm, trước Lễ Sen Dolta, bà con đến cấy lúa cho chùa, Sư cũng tổ chức đua bò trong phum sóc thôi. Từ từ thì thì tôi thấy ở đây rất thuận tiện cho việc chụp ảnh và quảng bá những hình ảnh của lễ hội dân gian đến mọi người. Qua nhiều lần tổ chức thì không ngờ lượng khán giả ủng hộ rất đông do cách tổ chức mình tốt và vui vẻ, mỗi năm một đông. Và năm nay là năm thứ 10, rất là vui khi rất đông khán giả từ khắp nơi trong cả nước về dự đua bò"
Trước khi bước vào cuộc đua, các chủ bò bốc thăm chọn thứ tự đôi bò đi trước, đi sau. Khi tranh tài, hai đôi bò sẽ thi đấu theo thể thức một vòng hô và một vòng thả. “Vòng hô” là vòng để cho các đôi bò làm quen với sân đua, thể hiện sự khéo léo của người điều khiển hay còn gọi là “nài bò”; “vòng thả” là thời điểm bò chạy hết tốc lực về đích theo sự điều khiển của chủ nhân. Đôi bò thắng cuộc sẽ được vào vòng thi đấu tiếp theo. Đôi bò giành chức vô địch phải tham gia tất cả các vòng thi đấu và loại từng “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp.
Trên cánh đồng sình lầy, những cặp bò lao đi trong làn nước bắn tung tóe, tạo ra những chuyển động đẹp mắt, đầy kịch tính. Ánh sáng mặt trời rọi xuống những tấm lưng căng sức của các chú bò và nét mặt quyết tâm, tập trung cao độ của những “nài bò”, làm nổi bật sự gian khó và nhiệt huyết trong mỗi cuộc đua. Sự tương phản giữa thiên nhiên hoang sơ và không khí sôi động, náo nhiệt của đám đông cổ vũ tạo ra một bức tranh độc đáo, những khoảnh khắc sống động mà không “tay máy” nào muốn bỏ lỡ.
Anh Hồ Ý – một nhiếp ảnh gia đến từ TP. HCM đã nhiều lần tham gia Hội đua bò Chùa Rô, và với anh, mỗi khoảnh khắc, mỗi góc chụp đều mang đến sự thú vị riêng: "Nói chung Lễ hội Đua bò Chùa Rô thì anh đã tham gia lần thứ 5, thứ 6 rồi, năm nào anh cũng xuống. Anh rất thích chụp ảnh đua bò và cũng là 1 trong những nhà tài trọ phụ anh anh Hậu với Chùa. Năm nay thì anh cảm giác hấp dẫn nhất trong mấy lần anh đã đi bởi vì anh cảm nhận được khán giả đông, anh em nhiếp ảnh gai và nhà tài trợ cũng đông, đông hơn mọi năm"
Để có được những đôi bò khỏe mạnh và nhanh nhẹn, các “nài bò” đã bỏ công chăm sóc rất kỹ lưỡng, thường xuyên tắm rửa, rèn luyện kỹ năng chạy trên địa hình lầy lội cho bò… tạo sự gắn kết giữa nài bò và cặp bò chiến, giúp bò hiểu lệnh và tuân theo sự điều khiển trong suốt cuộc đua.
"Nó ăn khác hơn thường ngày. Thường ngày nó ăn sao cũng được còn giờ thì mình cho nó ăn có thời gian, liều lượng, ăn vừa đủ thôi thì mình sẽ cho nó nghỉ chứ không ăn no quá"
"Thì cho ăn đồ bổ, hột gà, dừa tươi với bia, nấu cháo cho nó ăn thêm. Tập thì cũng đều đặn, tùy theo người, có người tập một tuần một lần, còn mình có khả năng thì mình tập 3 – 4 bữa một lần"
Không biết chính xác Hội đua bò có từ khi nào, nhưng theo Sư cả Chùa Rô- Thượng tọa Chau Sóc Khonl, phong tục này bắt nguồn từ nhu cầu của người dân Khmer trong canh tác lúa nước. Hằng năm, vào mùa cấy, người dân ở các phum sóc dẫn bò đến cày bừa cho thửa ruộng của các chùa, họ gọi đây là “bừa công quả.” Cày, bừa xong họ tự thúc bò “bừa đua” xem đôi bò nào nhanh khỏe, các sư, sãi thấy vậy đứng ra tổ chức, treo thưởng đôi bò nào cày giỏi, chạy nhanh sẽ hưởng phần thắng là dây “Cà tha” (lục lạc đeo cổ bò).Năm sau, tiếp tục cày phần đất của chùa và từ đó đua bò trở thành lễ hội truyền thống hàng năm của người dân tộc Khmer tỉnh An Giang.
Thượng tạ Chau Sóc Khonl chia sẻ: "Phong tục Khmer là trước Sen Dolta, sau khi sạ lúa xong phải gặp nhau chơi bò với nhau, thắng thua không có lớn. Mình làm gì đó để bà con vui mừng"
Theo tín ngưỡng Phật giáo của người Khmer, lễ hội đua bò được tổ chức trong dịp lễ Sene Dolta- một lễ lớn của người Khmer để tưởng nhớ và tri ân công đức của tổ tiên. Trong thời gian này, người dân đến chùa làm lễ, dâng hương và cúng tế, cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, cuộc sống an lành, hạnh phúc. Và lễ hội đua bò được tổ chức như một phần của các hoạt động mừng lễ, mang theo nét độc đáo không chỉ bởi hình thức tổ chức mà còn ở tinh thần và khí chất đặc trưng của người Khmer.
Bò đua được điều khiển bởi một nài bò, đứng phía sau, dùng tay nắm lấy cây cày và điều khiển cặp bò chạy theo ý mình. Không chỉ cần sức khỏe, sự gan dạ mà còn đòi hỏi kỹ thuật điều khiển khéo léo, nhanh nhẹn của nài bò. Đường đua ngắn nhưng vô cùng thách thức với những vũng nước, sình lầy. Bò đua phải chạy nhanh, giữ thăng bằng trên mặt đất trơn trượt và không được làm đứt cây cày hoặc để bò của mình vấp ngã.
Khán giả đứng hai bên bờ ruộng, reo hò, cổ vũ từng đường chạy nước rút của những cặp bò mạnh mẽ. Tiếng hò reo ấy không chỉ là lời cổ vũ cho người thi đấu, mà còn là sự kết nối cộng đồng, là niềm vui hân hoan trước những giây phút kịch tính. Những khoảnh khắc ấy, đất trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một, tạo nên bức tranh lễ hội sôi động và đầy màu sắc.
Đối với người Khmer, Lễ hội đua bò không chỉ là một sự kiện thể thao giải trí mà còn mang nhiều tầng ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Chia sẻ về những giá trị tinh thần của Lễ hội, Ts. Dương Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch TP. HCM, người đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, đời sống các dân tộc ở ĐBSCL, cho biết, trong văn hóa Khmer có một trầm tích, kết nối với văn hóa Bà La Môn, văn hóa Phật giáo và văn hóa của tín ngưỡng dân gian. Sâu xa, con bò còn là vật cưỡi của thần Shiva và nữ thần Parvati. Và những gì liên quan đến yếu tố tâm linh, người dân sẽ trân quý, giữ gìn.
Ts. Dương Đức Minh cho biết: "Khi nghiên cứu về Lễ hội đua bò thì mình thấy nó có các vòng thi. Tất cả những cái vòng đó đều đưa ra một không gian ước lệ về cuộc thi và nguyên tắc tổ chức cuộc thi rất là chặt chẽ và bài bản. Những cái vòng như vậy giúp cho cộng đồng thêm tính kịch tính và là cả một cái hùng ca. Hùng ca ở đây là hùng ca ca ngợi về cái cảnh quan sinh thái, thiên nhiên thanh bình và khi sống trong thiên nhiên như vậy, người ta luôn luôn nhớ ơn người mẹ thiên nhiên. Và người ta lựa chọn những vật thể được biểu trưng là sức mạnh của nông nghiệp và sự trường tồn, phát triển của nông nghiệp; lấy nông nghiệp là điểm tựa và lấy nông nghiệp đích đến để có thể giới thiệu những cái giá trị lan tỏa cho cái không gian đó"
Qủa thật, với người dân Khmer An Giang nói riêng và người Khmer Nam Bộ nói chung, Lễ hội đua bò không chỉ là một lễ hội truyền thống, mà còn là một phần trong ký ức, trong niềm tự hào của mỗi người. Ngày nay, dù nhiều yếu tố của đời sống đã thay đổi, nhưng Lễ hội đua bò vẫn giữ giá trị nguyên bản của nó. Cộng đồng người Khmer vẫn dành nhiều tâm huyết để duy trì và phát triển lễ hội, xem đó là cách để bảo tồn văn hóa, để gìn giữ giá trị truyền thống mà tổ tiên đã để lại. Bên cạnh ý nghĩa văn hóa và tinh thần, lễ hội còn góp phần tạo nên sức hút du lịch đặc biệt cho An Giang, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.