Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Lắp đặt thiết bị ngăn chặn “trẻ bị bỏ quên” trên 44.000 xe buýt trường mầm non

Hoàng Anh: Thứ ba 01/11/2022, 10:28 (GMT+7)

Sau vụ việc một bé gái 3 tuổi ở tỉnh Shizuoka tử vong vào tháng trước sau khi bị bỏ quên trong xe, chính phủ Nhật Bản vừa soạn thảo một loạt biện pháp để đảm bảo an toàn đối với xe buýt phục vụ các trường mầm non, trong đó quy định bắt buộc lắp đặt thiết bị an toàn trên xe buýt.

Chị Đào Thị Minh Thành (31 tuổi), hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản chia sẻ: Mỗi sáng trong khoảng 8h đến 8h30, chị đưa cậu con trai 3 tuổi của mình đi bộ ra ra điểm tập kết xe buýt cách nhà khoảng 200m để đến trường. Thời gian học của con từ 9h00 đến 13h00.

Tan học, xe buýt của trường sẽ trả cháu tại điểm xe buýt gần nhà và tất nhiên phải có phụ huynh đứng sẵn đón con. Nếu hôm nào vợ chồng chị đi làm về muộn thì phải đăng ký lịch riêng với nhà trường để tự đến đón con hoặc để con đi chuyến xe khác vào lúc 17h00 – 18h00.

Về việc đảm bảo an toàn cho con trên mỗi chuyến xe buýt tại Nhật, chị Thành chia sẻ: “Khi đăng ký cho bé theo chương trình đưa đón xe buýt của trường, gia đình sẽ được phát 2 thẻ phụ huynh. Khi đưa bé ra điểm tập kết để đi xe buýt thì cũng phải có một phụ huynh đeo thẻ để đưa bé ra sau đấy thì cô giáo sẽ đi theo xe sẽ xuống để điểm danh sau đấy mới đưa bé đến trường. Lúc về cũng tương tự như vậy.

Còn nếu trường hợp mà nhờ hàng xóm hoặc là người quen đón giùm thì sẽ phải gọi điện báo cho nhà trường là người đón tên là gì và cũng sẽ phải cầm thẻ phụ huynh mà nhà trường cấp cho thì mới đón được”.

Theo chị Thành, quy trình đưa đón trẻ khá chặt chẽ khi việc điểm danh được tiến hành 2 lần khi trẻ lên xe và khi đến trường, thế nhưng, vẫn phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người, vì vậy những sự cố quên trẻ vẫn có thể xảy ra.

Chiếc xe nơi bé gái 3 tuổi bị bỏ quên trên xe khiến tử vong. Ảnh: Japantimes

Chiếc xe nơi bé gái 3 tuổi bị bỏ quên trên xe khiến tử vong. Ảnh: Japantimes

Được biết, kể từ tháng 4/2023, chính phủ Nhật sẽ yêu cầu lắp đặt các thiết bị trên các xe buýt của các trường mẫu giáo, nhà trẻ và các cơ sở tương tự trên cả nước, với thời gian ân hạn là 1 năm để ngăn chặn nguy cơ trẻ bị bỏ lại trên xe buýt, nếu cơ sở nào không chấp hành, có thể bị phạt và đình chỉ hoạt động.

Để khuyến khích việc triển khai nhanh chóng, chính phủ trợ cấp 90% chi phí lắp đặt các thiết bị an toàn, tối đa là 200.000 yên (khoảng 33 triệu VNĐ) cho mỗi xe buýt.

Trong thời gian từ nay tới cuối năm, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Nhật Bản (MLIT) sẽ soạn thảo các văn bản hướng dẫn về các tiêu chuẩn của các thiết bị an toàn.

Các phương án đang được xem xét bao gồm lắp đặt cảm biến nhằm phát hiện học sinh bị bỏ quên hoặc lắp đặt một nút cảnh báo ở cuối xe buýt, buộc lái xe hoặc nhân viên trường mẫu giáo phải kiểm tra bên trong xe sau khi dừng xe rồi bấm vào nút đấy.

Nút này sẽ phát tín hiệu cảnh báo nếu không được bấm sau khi động cơ xe đã tắt.Chính phủ Nhật cũng định soạn một cẩm nang quản lý an toàn, quy định trách nhiệm của những người đứng đầu trường mầm non.

Những biện pháp mới được đưa ra hơn một tháng sau khi một bé gái 3 tuổi ở thành phố Makinohara, tỉnh Shizuoka, miền Trung Nhật Bản, tử vong do bị bỏ quên trên xe buýt của trường từ 9h sáng đến 2h chiều.

Bà Miyata Mieko, chuyên gia bảo vệ trẻ em, nêu quan điểm: “Tất cả mọi người đều cảm thấy đau buồn và thất vọng về những sự việc như thế này. Mức độ lo lắng và thiếu tin tưởng của phụ huynh vào hệ thống xe buýt trường học đang gia tăng. Tất nhiên, lỗi của con người có thể xảy ra nhưng tôi hi vọng chính phủ có thể đưa ra những quy chuẩn bên ngoài của xe buýt như cửa sổ xe phải không bị che chắn để mọi người có thể nhìn và nhận ra được có đứa trẻ nào mắc kẹt bên trong xe hay không”.

3006234366346ef8af42337.88300193

Một sự cố tương tự đã từng xảy ra ở thành phố Nakama, hồi tháng 7 năm ngoái khiến một bé trai 5 tuổi tử vong do sốc nhiệt sau khi bị bỏ quên trong một chiếc xe buýt chở học sinh khóa kín trong 9 tiếng đồng hồ..

Trong cả hai trường hợp, tài xế và các nhân viên khác đã không nhận ra trẻ bị bỏ lại do quên kiểm tra chỗ ngồi và không xác nhận sự có mặt của các em tại các cơ sở mầm non.

Ông Masuda Tatsuyoshi, Hiệu trưởng trường mầm non Kawasaki, nơi bé gái 3 tuổi tử vong, thừa nhận: “Chúng tôi thừa nhận đã phạm sai lầm trong quy trình đảm bảo an toàn cho những đứa trẻ và một sự cố đau lòng đã xảy ra. Chúng tôi sẽ nỗ lực để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc này”.

Tuy nhiên, sau vụ tai nạn ở Fukuoka, chính phủ chỉ ban hành một thông báo cho các tỉnh và thành phố về việc vận hành an toàn xe đưa đón học sinh. Lần này, chính phủ quyết định đưa ra các biện pháp trực tiếp hơn.Tại Nhật Bản, xe đưa đón học sinh là "hợp đồng tư nhân" giữa cơ sở mầm non và phụ huynh. Vì vậy, các cơ sở mầm non là đơn vị đảm bảo vận hành các xe buýt một cách an toàn.

Theo một cuộc khảo sát của chính phủ được thực hiện sau sự cố ở tỉnh Shizuoka, 22.842 xe buýt học sinh được sử dụng tại 10.787 trường học trên toàn quốc.

Khảo sát này cho thấy chỉ có từ 1 đến 2 phần trăm các trường này áp dụng một hệ thống để ngăn chặn trẻ em bị bỏ lại, chẳng hạn như bằng cách trang bị cho xe buýt một cảm biến để phát hiện bất kỳ trẻ em còn lại trên xe.

Khi thiết kế các biện pháp mới, chính phủ tập trung vào việc ngăn ngừa lỗi của con người.

Trong khi đó, theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 220 trường học có hoạt động vận chuyển, đưa đón học sinh với tổng cộng gần 36.600 học sinh tham gia và số xe đăng ký là gần 2.000 xe.

Việc bảo đảm các điều kiện an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đưa đón học sinh luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, hiện xe buýt trường học hoàn toàn là hoạt động tự phát của các trường, tùy theo nhu cầu của phụ huynh và khả năng đáp ứng của trường.

Do đó, để phòng, tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra đòi hỏi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát phải chặt chẽ, thường xuyên từ các cơ quan chức năng, sở, ngành đến địa phương và nhà trường, đặc biệt quy chuẩn hóa về mô hình xe buýt trường học.

 

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?