Mức phạt và cách đi khi gặp vạch mắt võng
Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ngay sau đây, mời các bạn cùng VOV Giao thông đến với những cuộc trò chuyện ngẫu nhiên trên con đường chuyên dụng dành cho giao thông phi cơ giới dọc đường Láng và sông Tô Lịch.
PV VOV Giao thông có mặt trên tuyến này này khoảng đầu giờ cao điểm buổi chiều, ánh nắng vẫn khá gắt. Sau ít phút chờ đợi tại một trạm xe đạp công cộng nằm giữa tuyến Láng nối từ nút giao Nguyễn Chí Thanh-Trần Duy Hưng đến Cầu 361, tôi đã bắt gặp những thiếu niên đạp xe qua đây.
PV: Chào em, em đi tuyến đường này nhiều chưa, em thấy nó thế nào?
Em đã từng đi hồi lớp 7 lúc đường này còn có chỗ người bán hàng ở đây. Trời thì hơi nắng, đường thì rộng, thoáng, không có nhiều xe qua lại, nhưng hơi mùi ạ.
PV: Sông Tô Lịch hơi có mùi đúng không. Thế lộ trình của em hàng ngày đi từ đâu đến đâu?
Em có đi thường xuyên, từ ngõ 194 đường Láng xuống gần chỗ Big C.
PV: Vừa nãy mình nói về đường thẳng, thoáng, thế có bất tiện nào không?
Em thấy cũng ok, nhưng phải thêm cây cho đỡ nắng anh ạ.
PV: Cây thì quả thực cũng mới trồng, cần thời gian mới có bóng mát được. Cảm ơn em. Em tên là gì, học sinh lớp mấy?
Em là Nguyễn Đức Long, nhà em ở 106 ngõ 194 đường Láng, học lớp 8 trường THCS Thành Công.
PV: Cảm ơn em.
PV: Theo quan sát của tôi, có hai cô gái đang thuê xe đạp công cộng ở trạm này. Tôi sẽ hỏi họ về trải nghiệm đi trên tuyến đường này.
Chào em, sau khi đi từ đường Láng xe đông và các làn hỗn hợp vào đây, em cảm thấy như thế nào?
Em thấy thoải mái để tập xe, nó an toàn, không bị va chạm với xe khác ạ.
PV: Vậy về vệ sinh môi trường thì sao?
Nếu có thêm bóng mát, với mùi hương nó thơm hơn thì tốt. Còn đường thoáng và sạch sẽ rồi ạ.
PV: Em có muốn góp ý gì không?
Dạ, có thêm chỗ gửi xe gần đây tiện lợi cho mọi người biết thì sẽ tốt hơn.
PV: Còn em?
Tại vì có những người thấy đường đông, đường tắc mà người ta muốn đi bằng xe đạp, để có trải nghiệm thoải mái hơn ấy ạ. Sẽ tốt hơn nếu có trạm gửi xe máy nhỏ nhỏ, để chuyển sang đường xe đạp.
Anh biết đấy, đường Láng luôn tắc mà anh. Nó giống như kiểu đến công ty hay chỗ đi làm đơn giản hơn.
Này, chưa tìm được chỗ gửi xe à?
PV: Đấy, bạn em vừa đi tìm mà chưa thấy chỗ để xe?
Vâng, đi mãi chưa thấy anh ạ.
PV: Cũng hơi bất tiện nhỉ. Cảm ơn các em.
Vừa rồi là suy nghĩ của những người trẻ về tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ. Tôi sẽ hỏi thêm một bác trai ngày nào cũng đạp xe quanh thành phố. Đó là bác Hoàng Tâm, cư trú ở đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân.
PV: Chào bác, ở góc độ là người yêu xe đạp, thích đạp xe rèn luyện sức khỏe, bác đánh giá thế nào về việc Hà Nội mở tuyến đường cho xe đạp?
Đây là ý tưởng tốt, nếu phát huy ở nhiều đoạn đường nữa thì tốt hơn. Ví dụ nối dài lên Nhật Tân mà chúng tôi đi thẳng một lèo thì quá tốt. Ngã Tư Sở thì tôi chưa xuống, đây tuyến chưa đến Cầu Giấy là hết rồi, hơi ngắn. Trước mắt cứ dần dần thôi. Mà mình tập dù ngắn vẫn đạt được mục tiêu, còn đi ở chỗ kia thì đường đông nguy hiểm.
PV: Bác có góp ý gì để tuyến đường này tốt hơn?
Đầu ngã tư ở Trần Duy Hưng rẽ ra đây, có đống rác dọn đi còn nhiều mảnh thủy tinh, tôi đi qua rất sợ. Nó mà tương một phát vào lốp thì thôi, xong. Còn đường mới thì vệ sinh chưa sạch.
Ngay ở đầu đường kia, định rẽ về phía Ngã Tư Sở, thì có người ngồi bán va li, không đi được. Tôi chỉ muốn chia sẻ như vậy thôi.
PV: Cảm ơn ý kiến của bác ạ.
Sau khi khảo sát thêm về tuyến đường dành cho người đi bộ, đi xe đạp, tôi nhận thấy công tác vệ sinh môi trường đã thực hiện khá tốt, dù một số điểm, rác vẫn vương vãi ra lòng đường, có lẽ đơn vị thu gom chưa kịp dọn. Về lâu dài, tôi kỳ vọng về việc hồi sinh dòng chảy sông Tô Lịch để xua đi mùi hôi của bùn, rác bên dưới nhằm mang lại chất lượng không khí tốt hơn.
Về mặt hạ tầng kết nối, tuyến đường đang bị ngắt vụn khá nhiều, và chưa thông tuyến hoàn toàn từ Ngã Tư Sở đến được Cầu Giấy như công bố. Các trạm xe đạp công cộng bố trí hợp lý, nhưng lại thiếu vắng điểm trông giữ xe cá nhân dẫn tới người dân, du khách muốn tới trải nghiệm bị lúng túng.
Đặc biệt, ở đầu nút giao Trần Duy Hưng, lối rẽ vào đường xe đạp hướng về phía cầu Hòa Mục, đã bị chiếm dụng và cản trở hoàn toàn bởi hoạt động bán va li dạo.
Hy vọng những bất cập vừa nêu sẽ được giải quyết nhanh chóng để tuyến đường này thực sự trở thành một điểm thu hút những người yêu mến dạo bộ và đạp xe.
Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Những ngày qua, Nghị định 168/2024 của Chính Phủ là từ khoá được tìm kiếm và bàn luận nhiều nhất bởi những tác động chưa từng thấy đối với đời sống người dân từ nông thôn đến thành thị.
Những ngày cuối năm, các cuộc liên hoan diễn ra triền miên dẫn đến các vi phạm nồng độ cồn tiếp tục tái diễn. Trong những ngày này, lực lượng CSGT thủ đô vẫn liên tục tăng cường công tác phát hiện và xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn nhằm đảm bảo ATGT trên các tuyến đường.
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Hàng Than là một trong những phố cổ của Hà Nội. Thuở xa xưa, đây là phố chuyên bán than, dần dà theo thời gian nghề than bị mai một, phố chỉ còn giữ lại cái tên.
Cận Tết Nguyên đán, để ngăn chặn tình trạng xe “dù”, bến “cóc”, lực lượng CSGT TP.HCM tăng cường xử lý các hành vi vi phạm; đồng thời, từ nay đến 14/02, triển khai cao điểm tổng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
Từ việc trưng bày áp phích nâng cao nhận thức hơn đến các ưu đãi dành cho quán bar hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ tài xế thuê, đây là một số cách mà các nhà điều hành dịch vụ giải trí về đêm tại Singapore cho rằng có thể giúp giải quyết các trường hợp lái xe khi say rượu.