Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Lấn chiếm hàng lang đường bộ: Địa phương không thể khoanh tay

Quách Đồng: Thứ năm 01/06/2023, 11:13 (GMT+7)

Để ngăn chặn tình trạng xâm phạm hàng lang an toàn đường bộ, Cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất, với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể đề xuất công an khởi tố. Tuy vậy, lâu nay, tình trạng này vẫn diễn ra tương đối phổ biến, nhưng rất ít trường hợp bị xử lý.

Quán cơm tại km183 cao tốc Nội Bài - Lào Cai rải đá làm bãi đỗ cho xe ra vào. Ảnh: nongnghiep.vn

Quán cơm tại km183 cao tốc Nội Bài - Lào Cai rải đá làm bãi đỗ cho xe ra vào. Ảnh: nongnghiep.vn

Trực tiếp theo dõi, giám sát việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống kết cấu công trình đường bộ trên địa bàn TP. Hà Nội, anh Nguyễn Xuân Anh, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông TP. Hà Nội không khỏi ngán ngẩm trước tình trạng người dân lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, nhất là việc chiếm dụng diện tích gầm cầu để bán hàng nước, tập kết vật liệu xây dựng, họp chợ, đe dọa nguy cơ mất an toàn giao thông.

Cụ thể, báo cáo của các nhà thầu tại thời điểm giữa tháng 2/2023 cho thấy, có gần 40 điểm hành lang đường bộ, gầm cầu bị chiếm dụng, như: gầm cầu vượt tỉnh lộ 70- Đại lộ Thăng Long, gầm cầu vượt Quốc lộ 2- đường Võ Nguyên Giáp…

"Ví dụ dân bày ra bán hàng, để đồ đạc linh tinh, lấn chiếm phạm vi đó, ra cả gầm cầu đi bộ, cả gầm cầu vượt, rồi lề đường. Một số hộ tụ tập uống nước, mua hàng, có một số hộ để sửa xe, rửa xe, có nguy cơ cháy nổ và mất an toàn giao thông", anh Xuân Anh cho biết.

Ông Vũ Hữu Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) – đơn vị quản lý, khai thác Quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cũng thừa nhận, tình trạng lấn chiếm vỉa hè và gầm cầu trên Quốc lộ 5 diễn ra thường xuyên. Mặc dù đơn vị đã ghi nhận, thông báo với chính quyền địa phương để phối hợp xử lý, song vẫn chưa thể giải quyết triệt để:

"Đặc biệt Quốc lộ 5 rất nguy hiểm vì nó gần như là đường phố, việc lấn chiếm hành lang bán hàng hóa dẫn đến việc xe cộ đỗ vào đấy để mua hàng hóa, làm cho TNGT xảy ra do xe máy đâm vào đuôi xe đang đỗ trái phép trên đường. Vidifi đã rất thường xuyên phối hợp với thanh tra để xử lý, tuy nhiên việc giải quyết của địa phương, đặc biệt là cấp huyện chưa quyết liệt", ông Hữu Thành cho biết.

Ông Bùi Đình Tuấn, Trưởng ban Khai thác, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tới 36 điểm từ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, thường xuyên bị người dân xé rào để vào cao tốc bắt xe khác, gây mất ATGT. Thống kê của VEC cũng cho thấy, từ năm 2022 đến nay, trên tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã xảy ra 5 vụ TNGT do ô tô va chạm với người đi bộ băng qua cao tốc, làm 5 người tử vong:

"Những chỗ dân phá rào thời gian vừa qua thì VEC cũng phải phối hợp với địa phưng tổ chức những đợt để hàn, đóng vào. Tuy nhiên tình trạng tháo dỡ trở lại vẫn diễn ra, nhưng do tuyến trải dài, đi qua những khu không phải đông dân cư, dẫn đến không thể quán xuyết hết được việc người dân phá hoại, đi thẳng vào cao tốc", ông Bùi Đình Tuấn nói.

Vỉa hè bị lấn chiếm để kinh doanh hàng quán tại Quốc lộ 1A đi qua phường Bình Thắng, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đại đoàn kết

Vỉa hè bị lấn chiếm để kinh doanh hàng quán tại Quốc lộ 1A đi qua phường Bình Thắng, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đại đoàn kết

Trên các tuyến Quốc lộ, tình trạng xâm phạm hành lang an toàn đường bộ cũng diễn ra phổ biến. Ông Võ Trường Giang, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ III, nêu thực trạng người dân, doanh nghiệp địa phương lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, hoặc đấu nối trực tiếp vào Quốc lộ, nhưng người đứng đầu chính quyền địa phương gần như “vô can”:

"16 đường mở không có giấy phép, mà hầu như là doanh nghiệp lớn. Nên cần phải có chế tài xử lý người đứng đầu. Chúng ta bỏ tiền ra rất nhiều mà chúng ta lại để địa phương họ không quy trách nhiệm người đứng đầu. Phải khởi tố một vài vụ nào đó để làm điểm", ông Giang cho biết.

Trước thực trạng hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm ngang nhiên và phổ biến, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Khu quản lý đường bộ, Sở GTVT thống kê các vi phạm đấu nối vào hành lang an toàn giao thông trái phép, xem xét mức độ vi phạm của từng trường hợp. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có thể đề nghị chuyển cơ công an xử lý:

"Đề nghị các Khu, các Sở khi phát hiện ra phải có thái độ rất kiên quyết. Trách nhiệm của địa phương là phải can thiệp, bảo vệ, giúp cơ quan quản lý đường bộ có được hành lang an toàn đường bộ thì phải xử lý các trường hợp đấu nối trái phép. Thậm chí với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì cũng có thể đề nghị chuyển sang cơ quan điều tra", ông Cường cho biết.

Ông Cao Văn Hiệp, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội- người thường xuyên trực tiếp đi xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ cho hay, từ đầu năm đến nay, Thanh tra giao thông Hà Nội đã xử lý gần 1.200 vụ vi phạm, tập trung vào các hành vi bày bán hàng hóa trái phép, đặt biển quảng cáo sai quy định… Tuy vậy, nếu chỉ trông chờ việc xử lý thì không thể ngăn chặn triệt để tình trạng vi phạm:

"Để duy trì kết quả mà lực lượng thanh tra đã thực hiện, tới đây Sở GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng thanh tra phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng để tăng cường công tác xử lý, giải tỏa dứt điểm các hành vi lấn chiếm lòng lề đường, hành lang ATGT", ông Hiệp nói.

Bát nháo đấu nối trái phép, lấn chiếm hành lang đường bộ QL27C. Ảnh: Báo Giao thông

Bát nháo đấu nối trái phép, lấn chiếm hành lang đường bộ QL27C. Ảnh: Báo Giao thông

Luật Giao thông đường bộ và nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, tuy vậy, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra thường xuyên. Bởi vậy, việc xử lý đối tượng xâm phạm hành lang an toàn đường bộ là cần thiết, song cũng cần xem xét trách nhiệm của địa phương khi vi phạm diễn ra ngang nhiên, phổ biến.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Không thể mãi chỉ hô hào “suông”".

Chỉ khoảng 200km, từ Vĩnh Phúc lên Lào Cai, gần 40 điểm mở trái phép từ nhà dân vào cao tốc, chỉ để phục vụ những nhu cầu của số ít người dân để bắt xe khách gây mất ATGT. Hậu quả, 5 vụ tai nạn giao thông giữa ô tô và người đi bộ, làm 5 người chết xảy ra trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai từ năm 2022 đến nay – thống kê từ cơ quan quản lý khai thác tuyến - phần nào cho thấy hậu quả nghiêm trọng của hành vi xâm phạm hàng làng an toàn đường bộ.

Cơ quan quản lý tuyến có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ của mình. Để xảy ra tình trạng người dân xé rào vào cao tốc, dẫn đến hậu quả chết người, trách nhiệm của đơn vị quản lý tuyến đã rõ.

Tuy vậy, Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 11/2010, nghị định 17/2021 cũng đã quy định rõ trách nhiệm của UBND tỉnh, huyện, xã có công trình đường bộ đi qua phải có trách nhiệm quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý và bảo trì hệ thống đường trên địa bàn của địa phương.

Quy định là vậy, nhưng tình trạng xâm phạm hàng lang an toàn đường bộ diễn ra phổ biến, nhiều vụ tai nạn gây chết người có nguyên nhân từ việc vi phạm hành lang an toàn đường bộ đã xảy ra, nhưng người đứng đầu chính quyền địa phương cấp quận, huyện, xã phương không ai bị xử lý, là điều rất khó chấp nhận.

Việc ngăn chặn, chấn chỉnh tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự quyết liệt của chính quyền địa phương. Bởi thực tế, lực lượng chức năng giải tỏa xong sẽ bàn giao mốc giới cho chính quyền địa phương quản lý. Nếu chính quyền địa phương không sát xao, chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng tái lấn chiếm lại diễn ra là điều dễ hiểu.

Chính vì vậy, việc đề cao trách nhiệm, sự chủ động của chính quyền địa phương trong chỉ đạo lực lượng chức năng giám sát, nhắc nhở, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ có vai trò rất quan trọng.

Chẳng hạn như việc thành lập các tổ công tác thường xuyên kiểm tra, xử lý các điểm mới phát sinh vi phạm và duy trì các vị trí đã giải tỏa; Những vị trí đã cưỡng chế, giải tỏa tổ chức cắm cọc tiêu, đặt biển báo hiệu; bàn giao trách nhiệm quản lý cho từng địa phương, nếu địa phương nào để tái lấn chiếm cần kiểm điểm nghiêm túc, hạ bậc thi đua… Chỉ khi chính quyền địa phương coi đó là việc của mình, của địa phương mình để vào cuộc quản lý, tình trạng xâm phạm hành lang an toàn đường bộ mới có thể được ngăn chặn.

Bởi vậy, muốn chấn chỉnh tình trạng xâm phạm hàng lang an toàn đường bộ, trước hết phải khắc phục những yếu kém trong quản lý nhà nước, phải xử lý trách nhiệm của những người liên quan, từ người đứng đầu địa phương đến người thực thi công vụ khi lơ là việc bảo đảm hành lang an toàn đường bộ. Phải khắc phục được bất cập từ đội ngũ chính quyền địa phương rồi mới nói đến chuyện xử lý vi phạm của người dân.

Bởi lẽ, bản thân những người đại diện cho Nhà nước lại thực thi pháp luật không nghiêm minh, không làm hết trách nhiệm, thì hệ quả người dân “nhờn luật” cũng là tất yếu./.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.