Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Làm sao để kiểm soát được tiêu chí trở thành giáo viên dạy lái xe?

Minh Thùy - Diễm Thúy: Thứ sáu 06/10/2023, 16:39 (GMT+7)

Vừa qua, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ GTVT trình Chính phủ cho phép điều chỉnh tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô theo hướng từ yêu cầu có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp thì chỉ cần tốt nghiệp THPT.

Kiến nghị “nới lỏng” này thu hút sự quan tâm rất lớn từ phía dư luận, nhất là các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe. Việc điều chỉnh tiêu chuẩn này có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo?

Làm thế nào để kiểm soát được các tiêu chí để trở thành giáo viên dạy thực hành lái xe, đảm bảo chất lượng giảng dạy? 

  

Tại dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 65/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe oto và dịch vụ sát hạch lái xe, đang được lấy ý kiến, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất điều chỉnh tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành lái xe theo hướng thay vì có bằng trung cấp chuyên nghiệp thì chỉ cần tốt nghiệp THPT, có GPLX thâm niên 3 năm đối với hạng B1.B2 và đối với hạng C.D.E là 5 năm cộng với có 50.000km lái xe an toàn trở lên; có chứng chỉ sư phạm dạy nghề trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.

Chia sẻ về cơ sở đưa ra đề xuất này, ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: “Quy định giáo viên có trình độ từ trung cấp trở lên có điều chỉnh xuống tốt nghiệp THPT thì đây cũng là một trong những yêu cầu của chính phủ về cắt giảm các điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Thứ 2 nữa là điều chỉnh này phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp, đối với giáo viên dạy trình độ sơ cấp thì phải có trình độ trung cấp hoặc là có trình độ kỹ năng nghề bậc cao nghĩa là bậc 3 trở lên. Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 thì nó cũng yêu cầu về tay nghề bậc cao thôi cũng không yêu cầu về trình độ tốt nghiệp THPT”.

Các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe muốn đủ điều kiện hoạt động phải tìm lách luật đi thuê bằng để “đối phó” với lực lượng chức năng

Các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe muốn đủ điều kiện hoạt động phải tìm lách luật đi thuê bằng để “đối phó” với lực lượng chức năng

Ủng hộ đề xuất này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, yêu cầu có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên, làm nảy sinh tình trạng mua bán bằng cấp giả. Nhiều người có thâm niên trong nghề nhưng lại không có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, bắt buộc họ phải tìm cách “hợp thức hóa”. Các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe muốn đủ điều kiện hoạt động phải tìm lách luật đi thuê bằng để “đối phó” với lực lượng chức năng.

“Bây giờ một số cơ sở lại phải đi thuê cái người có thêm trình độ trung cấp nhưng mà thật ra những cái người có trình độ trung cấp đó người ta lại không dạy người ta chỉ cho thuê hồ sơ thôi. Tuy rằng người ta không làm việc cho cơ sơ nhưng mà ký hợp đồng đi thuê như thế là mỗi tháng lại cũng phát sinh 2-3 triệu để trả cho cái người, người ta cho thuê tư cách của người ta để mà cho nó hợp thức hóa hồ sơ. Nó phát sinh nhiều hệ lụy làm tăng chi phí cho cơ sở, khi mà các cơ quan thanh tra kiểm tra, người ta vào thì rất khó cho các cơ sở đào tạo lái xe”.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Quyền, việc dạy thực hành lái xe oto là một lĩnh vực dạy nghề, đòi hỏi người người giáo viên phải có kinh nghiệm, tay lái vững vàng để “truyền nghề” cho học viên. Giáo viên dạy thực hành lái xe không nhất thiết phải có trình độ văn hóa trung cấp, việc bỏ tiêu chí này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lái xe.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Hiệu Trưởng Trường trung cấp giao thông Tiến Bộ (quận Tân Phú, TPHCM) cũng cho biết: những người đã có trình độ văn hóa trung cấp trở lên thường không mặn mà với nghề dạy lái xe ô tô trong khi đó những người có nhu cầu lại không đủ chuẩn.

Vì vậy, đề xuất này phù hợp với thực tiễn, không chỉ giải quyết được “bài toán” thiếu nhân sự của các trường mà còn đáp ứng được nhu cầu của người dân.

“Số người muốn tham gia ngành mình thì tốt nghiệp cấp 3 rất là nhiều, trước giờ không đủ tiêu chuẩn mà bây giờ phải đi học trung cấp 2-3 năm nữa thì cuộc sống người ta không thể nào đi học được. Bây giờ hạ tiêu chuẩn thì rất thuận lợi thuận lợi: một mặt các trường đói nhân sự đói giáo viên, một mặt ở bên này người ta muốn tham gia giảng dạy mà tiêu chuẩn không đủ thì nó hài hòa lợi ích của doanh nghiệp học viên tạo thuận lợi cho xã hội”.

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ thì cũng không ít ý kiến lo ngại về việc kiểm soát tiêu chí thâm niên lái xe cũng như số km tích lũy của giáo viên:

"Nhiều bạn giờ cầm bằng lái suốt 3 năm chưa cầm chiếc xe nữa chứ, còn lái xe an toàn xác nhận là bạn chưa có gây tai nạn, chưa có ghi nhận trên hệ thống chứ đâu có biết anh chạy 50.000 km an toàn là kiểu gì cũng đâu có đơn vị nào xác nhận mình chạy 50.000 hay 100.000 km gì đâu".

"Lái xe thì nó không như giờ bay của phi công, người ta đi nhiều đi ít, nước ta chưa có sự đo lường km vận hành của lái xe, chạy bao nhiêu km thì hoàn toàn là không có cơ sở, cái tiêu chí này là tiêu chí mù mờ".

Về vấn đề này, ông Lương Duyên Thống - Trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN cho biết: việc kiểm soát thâm niên căn cứ vào thời gian GPLX được cấp; việc theo dõi số km lái xe an toàn sẽ thông qua việc theo dõi hành vi vi phạm của người lái trong quá trình lái xe trên toàn bộ hệ thống theo dõi (dữ liệu từ Bộ CA) và theo dõi người lái xe trong dữ liệu của Cục đường bộ Việt Nam. Trước mắt, giáo viên sẽ phải tự chịu trách nhiệm về tính chân thực khi khai báo về thâm niên và số km lái xe an toàn.  

“Trong thời gian tới thực hiện quyết định số 965 ngày 7/8/2023 của Bộ GTVT phê duyệt đề án tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong lĩnh vực đường bộ giai đoạn 2023-2025 định hướng 2030 sẽ xây dựng phần mềm quản lý lái xe sau khi cấp GPLX; tất cả các lái xe sẽ được vào phần mềm quản lý để theo dõi thời gian lái xe, số km lái xe và các vi phạm trong quá trình lái xe. Còn đối với các lái xe kinh doanh vận tải thì được lắp thiết bị giám sát hành trình cũng theo dõi được quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của người lái xe”,  ông Lương Duyên Thống cho biết.

Để trở thành giáo viên dạy lái xe đòi hỏi phải đạt bằng cấp trung cấp chuyên nghiệp trở lên, dẫn đến thực trạng nhiều người “lách luật” đi “thuê, mua bằng cấp” hoặc cố tình giấu giếm, khai hồ sơ thiếu trung thực

Để trở thành giáo viên dạy lái xe đòi hỏi phải đạt bằng cấp trung cấp chuyên nghiệp trở lên, dẫn đến thực trạng nhiều người “lách luật” đi “thuê, mua bằng cấp” hoặc cố tình giấu giếm, khai hồ sơ thiếu trung thực

Có thể thấy việc điều chỉnh tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành lái xe không chỉ tháo gỡ khó khăn về vấn đề nhân sự mà còn phân rõ trách nhiệm của giáo viên và các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe trong việc khai báo, quản lý, kiểm tra và giám sát đào tạo.

Song, cơ quan quản lý cũng cần có cơ chế để kiểm soát chặt chẽ thâm niên, số km tích lũy của giáo viên, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Cần thiết nhưng không buông lỏng quản lý

 

 

Đội ngũ lái xe là lực lượng rất quan trọng trong đảm bảo an toàn giao thông. Để có được người lái xe đạt chuẩn thì công tác đào tạo bài bản, chuyên nghiệp là rất cần thiết, giúp người lái xe có thể điều khiển phương tiện một cách an toàn và hiệu quả trên đường; trong đó vai trò hướng dẫn của giáo viên dạy sát hạch lái xe mang tính quyết định.

Thực tế, hiện nay ở các trung tâm sát hạch lái xe, người giảng viên dạy lái xe được tuyển từ nhiều nguồn khác nhau, từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp đến đại học nhưng cũng có trường hợp giảng viên chỉ có công tác thâm niên trong nghề, có kỹ năng thuần thục và trải nghiệm thực địa.

Thế nhưng, để trở thành giáo viên dạy lái xe đòi hỏi phải đạt bằng cấp trung cấp chuyên nghiệp trở lên, dẫn đến thực trạng nhiều người “lách luật” đi “thuê, mua bằng cấp” hoặc cố tình giấu giếm, khai hồ sơ thiếu trung thực. Trong khi, công tác kiểm tra, kiểm chứng còn nhiều khó khăn, do thiếu các cơ sở, phương pháp để tra cứu, xác thực tính hợp pháp của các loại giấy tờ này.

Chưa kể, người có trình độ trung cấp, đại học thường không mặn mà với nghề dạy lái xe nên dẫn đến thiếu giáo viên dạy thực hành. Ngược lại người có thâm niên, kinh nghiệm lái xe an toàn có nhu cầu thì lại không đạt chuẩn.

Vì vậy, việc cho phép điều chỉnh tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô từ bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hạ xuống chỉ cần tốt nghiệp THPT đã mở ra nhiều điều kiện cho đội ngũ dạy lái xe. Bởi xét về bản chất, học lái xe cũng là học nghề, kỹ năng xử lý tình huống mới là yếu tố quyết định an toàn lái xe, không hẳn là lý thuyết.

Đã đến lúc, nâng cao công tác sát hạch lái xe thực chất, thực học trở nên cấp thiết

Đã đến lúc, nâng cao công tác sát hạch lái xe thực chất, thực học trở nên cấp thiết

Nên những đối tượng lái xe kinh nghiệm thâm niên, có số km lái xe an toàn được phép dạy lái xe là rất cần thiết, để khắc phục mặt tồn tại chỉ nặng về lý thuyết hiện nay. Theo đó, người học viên sẽ được thực hành cầm tay chỉ việc thuần thục hơn, xử lý tình huống thực địa tốt hơn.

Tuy nhiên, cũng phải khẳng định, nếu công tác đào tạo thiếu phương pháp, khả năng truyền đạt, kỹ năng sư phạm thì học viên cũng khó nắm bắt. Vì vậy, cùng với việc điều chỉnh tiêu chuẩn, các cơ sở đào tạo lái xe sẽ phải chịu trách nhiệm bồi dưỡng, tổ chức tập huấn kỹ năng sư phạm, trao đổi kỹ năng thực hành một cách bài bản cho đội ngũ giảng viên; thiết lập nội dung, chương trình đào tạo đảm bảo tính đúng, đủ, chặt chẽ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lái xe cho các học viên.

Mặt khác nữa, dù cơ sở đào tạo lái xe sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chương trình đào tạo của mình, nhà nước cũng cần chú trọng công tác quản lý. Cụ thể là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các Sở Giao thông vận tải đối với đội ngũ giáo viên, các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe cần được siết chặt; thay vì chỉ kiểm tra qua loa về bằng cấp mà không kiểm tra giờ thực hành, thực địa.

Qua đó, kịp thời khắc phục các tồn tại, thiếu sót, phòng ngừa các nguy cơ tiêu cực có thể xảy ra, nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe. Phía học viên cũng kịp thời phản ánh đến cơ sở sát hạch lái xe, thậm chí là cơ quan quản lý nhà nước, nếu chương trình đào tạo không đúng hoặc chưa sát với thực tế.

Đã đến lúc, nâng cao công tác sát hạch lái xe thực chất, thực học trở nên cấp thiết. Bởi nếu buông lỏng quản lý trong công tác đào tạo lái xe sẽ dẫn đến nhiều lái xe không đạt chuẩn, tiếp tục tiềm ẩn những rủi ro, tai nạn, gây lo lắng cho mất an toàn cho cộng đồng và xã hội.

Minh Thùy - Diễm Thúy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông, ở cửa ngõ phía Đông, đoạn từ bến xe miền Đông (mới) đến nút giao thông Tân Vạn, lượng phương tiện tăng cao từ 17h ngày 26/4.

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đến ngày 31/3/2024 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử sẽ bị xem xét xử lý, kể cả việc tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Thiên đường thể dục

Thiên đường thể dục

Khi tạm biệt một “Thành phố mưa phùn” của mùa xuân mới, Hà Nội lại đón cơn mưa rào chớm hạ khiến bước chân bộ hành thêm vội vã. Nhưng điều đó càng khiến vùng đất trở nên đáng nhớ khi mang nhiều sắc thái khác biệt vào mỗi mùa trong năm và mỗi thời điểm trong ngày.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty ĐSVN đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng).

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Sau gần 4 năm khởi công xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân đã hoàn thành, xóa nỗi lo ngập nước của người dân TP. Thủ Đức.

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

Theo nhận định của Ban ATGT TP.HCM, dịp nghỉ lễ năm nay có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu vận tải hàng hóa cũng như nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhất là các khu vực cửa ngõ ra vào Thành phố, nhà ga, bến tàu…