Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Liệu Hà Nội có đang “lạm phát” phố đi bộ? Nên phát triển dựa trên chất lượng hay số lượng?
Hàng ngày, anh Nguyễn Văn Nam, một nhà thiết kế, đều đi làm qua khu vực công viên nước Hồ Tây. Điểm khiến anh lưu tâm là tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn hiện đã không còn chức năng dành riêng cho bộ hành, mà đã được chuyển đổi thành một địa điểm văn hóa, không gian sáng tạo, tổ chức các sự kiện.
Anh Nam chia sẻ quan điểm về thất bại của phố đi bộ Trịnh Công Sơn: “Hồ Tây gần như không có dịch vụ bổ trợ gì đi theo, nên phố đi bộ không hấp dẫn được tôi. Đặc thù mật độ dân cư trên đấy không quá cao. Các khu biệt thự thì cũng đã có sẵn đường nội bộ rồi. Còn điều quan trọng nhất, Hồ Tây không hẳn là điểm đến du lịch quá nổi bật ở Hà Nội, nên có thể nó sẽ không dễ thành công như Hồ Gươm”.
Một số nhà chuyên môn quy hoạch kiến trúc cho rằng, phố đi bộ ở quận Tây Hồ thất bại vì chưa xác định được rõ chức năng, nhiệm vụ, chưa tạo được sức hút từ dịch vụ thương mại, chưa đồng bộ nhu cầu đi chơi thư giãn của người dân với các nhu cầu văn hóa khác; và chưa có nguồn lực để cải tạo nhà quanh phố đi bộ phù hợp với mục đích mới của khu vực.
Trong khi đó, chị Lê Hồng Tuyến, trú tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), thường xuyên dẫn các con đi chơi ở các tuyến phố đi bộ vào dịp cuối tuần. Đánh giá về tuyến phố đi bộ mới là Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), chị Tuyến ủng hộ việc tạo thêm các không gian vui chơi, giải trí cho người dân và trẻ nhỏ vốn đang rất ít ỏi.
Tuy nhiên, theo chị Tuyến, có một số bất cập về giao thông: “Nhược điểm lớn nhất ở phố đi bộ Trần Nhân Tông là thời gian cấm đường, chỉ một mặt còn lại sát hồ Thiền Quang dành cho 2 chiều ô tô, xe máy. Có những buổi trưa không hề có bố mẹ nào cho trẻ nhỏ ra đường đấy chơi cả. Vì công viên Thống Nhất bên cạnh đã là một không gian đi bộ rồi, không nhất thiết tràn ra và chiếm một mặt đường phía trước nữa."
Chị Tuyến băn khoăn về hiện tượng thương mại hóa quá mức ở các tuyến phố đi bộ Hồ Gươm và phố Trần Nhân Tông. Đơn cử như sự tràn lan của hàng rong và các dịch vụ xe điện, xe ắc quy, xe scooter tốc độ cao; hay biến không gian đi bộ thành hội chợ ăn uống mất trật tự và vệ sinh:
“Theo tôi, cơ quan chức năng cần quản lý chặt hơn những dịch vụ như vậy. Các con bị thói quen ra phố đi bộ là chơi những trò như vậy, mà không phát triển các trò chơi dân gian như ô ăn quan, đánh chuyền hay nhảy lò cò. Kể cả người lớn điều khiển xe điện nhưng vẫn có thể va chạm, và gây xích mích giữa các gia đình. Và tôi đồng tình với việc không nên tổ chức các gian hàng mang tính thương mại hóa cao quá, đi kèm với việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan sau hội chợ rất khó. Nó làm khung cảnh phố đi bộ rất nhem nhuốc”.
Trước thông tin quận Hai Bà Trưng mở rộng không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông-hồ Thiền Quang, quận Ba Đình dự kiến phố đi bộ hồ Ngọc Khánh, quận Đống Đa mở tuyến phố đi bộ Hoàng Cầu - Hào Nam, kết hợp không gian đi bộ hồ Hoàng Cầu, ga Cát Linh - Hà Đông, và hàng loạt tuyến đi bộ kết hợp ẩm thực khác, kiến trúc sư Ngô Doãn Đức cho rằng, các địa phương cần làm tốt “đề bài”, tức là định nghĩa rõ mô hình, mục tiêu và điều kiện thực hiện, tránh hiện tượng làm theo phong trào.
“Định nghĩa làm rõ thì sẽ được đón nhận tốt. Chứ không nên theo phong trào kiểu quận này có quận kia cũng phải có, không nhất thiết phải ‘nặn’ ra. Cần tránh điều ấy. Cơ sở ấy có đủ điều kiện thành phố đi bộ không, hay ‘lên gân’ nhiều quá, không dựa vào bối cảnh thực tế có sẵn để nâng lên. Ví dụ phố cổ làm rất dễ dàng, có sẵn hàng quán lâu đời hai bên, có nhiều câu chuyện văn hóa hấp dẫn, chứ không phải chúng ta đặt một thứ, xong bày biện ra. Có khi không giải quyết được toàn bộ, mà phải ‘cấy’ vào nhiều quá các vấn đề”, Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức cho biết.
Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức cũng đồng tình với quan điểm: các địa phương cần khảo sát kỹ nhu cầu của nhân dân, điều kiện ở những vị trí dự kiến làm phố đi bộ và bài toán quản lý đặt ra khi đưa vào hoạt động. Đặc biệt là kinh nghiệm từ các mô hình thất bại, kể cả các mô hình thành công gặp khó khăn gì, để đúc rút, tránh hiện tượng phố đi bộ trở thành nơi chuyên bán hàng, ô nhiễm vệ sinh công cộng, nhếch nhác, kém văn hóa.
Việc các địa phương nỗ lực xây dựng thêm không gian phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân là rất đáng ngợi khen. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển “nóng” như hiện nay, càng cần sự tỉnh táo để tránh những tuyến phố đi bộ được tưng bừng khai trương, nhưng sau đó lại âm thầm chuyển đổi./.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.