Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Kỷ nguyên taxi Hong Kong sắp kết thúc?

Hoàng Anh: Thứ năm 13/03/2025, 11:06 (GMT+7)

Các tài xế taxi ở Hong Kong, vốn nổi tiếng với phong cách lái xe tốc độ cao, thái độ cộc cằn và chỉ chấp nhận tiền mặt, đang đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh chính quyền thúc đẩy hiện đại hóa dịch vụ nhằm cải thiện trải nghiệm của du khách và cư dân.

Những thay đổi này có thể đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên taxi truyền thống ở Hong Kong, buộc tài xế phải thích nghi hoặc rời bỏ nghề.

 

Những tài xế cộc cằn, lười thay đổi

Các tài xế taxi đổi ca tại khu vực Prince Edward. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Các tài xế taxi đổi ca tại khu vực Prince Edward. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Không khí phảng phất mùi thuốc lá và những câu chửi thề bằng tiếng Quảng Đông khi khoảng nửa tá tài xế taxi tụ tập ở một góc yên tĩnh của khu Prince Edward đầy bụi bặm ở Hong Kong.

Đó là thời điểm giao ca buổi chiều, khi các tài xế ca ngày bàn giao xe cho những người làm ca đêm. Họ nộp những xấp tiền mặt cho một đại lý taxi chịu trách nhiệm thu tiền thuê xe, quản lý lịch trình. Người này đưa ra những lời khuyên về việc tập thể dục nhiều hơn hay bỏ thuốc lá, thế nhưng các tài xế chỉ phớt lờ bà ta.

Có lẽ không có nhiệm vụ nào khó khăn hơn ở thành phố hơn bảy triệu dân này ngoài việc thay đổi thói quen của tài xế taxi. Thường xuyên cáu kỉnh và vội vã tìm khách mới, các tài xế taxi ở Hong Kong đã duy trì cách làm việc của họ trong nhiều thập kỷ, phản ánh nhịp sống nhanh, căng thẳng của thành phố.

Một tài xế lau dọn taxi khi chờ tại sân bay vào tháng 8. Các quan chức đã triển khai một chiến dịch vào mùa hè nhằm kêu gọi các tài xế taxi cư xử lịch sự hơn. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Một tài xế lau dọn taxi khi chờ tại sân bay vào tháng 8. Các quan chức đã triển khai một chiến dịch vào mùa hè nhằm kêu gọi các tài xế taxi cư xử lịch sự hơn. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Thế nhưng họ đang chịu áp lực phải thích nghi với thời đại. Hành khách ngày càng chán ngán với kiểu lái xe ẩu, thái độ cộc cằn và đặc biệt là việc chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt – một nét kỳ lạ trong cuộc sống ở Hong Kong. Phương thức thanh toán này đã ăn sâu đến mức nhân viên sân bay thường phải nhắc du khách tại điểm đón taxi rằng họ cần mang theo tiền mặt.

Một số du khách than thở: “Tôi sắp về nhà ngay bây giờ, nhưng như bạn thấy đấy, tôi phải chờ taxi. Khi tôi nói với tài xế điểm đến của mình, họ lại từ chối chở. Tôi luôn gặp khó khăn trong việc tìm taxi”.

“Tôi sống ở Kowloon, và tôi phải trả 200 đô la để đi sang phía bên kia. Họ không bật đồng hồ, cũng không thực sự đón khách, chỉ hạ kính xuống và hét giá 200 đô. Nếu tôi không đi, thì sẽ có người khác chấp nhận. Tôi rất muốn về nhà, bạn sẽ làm gì nếu ở vào hoàn cảnh của tôi?”

Trước những lời phàn nàn và nhu cầu hồi sinh du lịch, chính quyền đã tìm cách siết chặt hoạt động taxi; kêu gọi tài xế lịch sự hơn. Họ cũng áp dụng hệ thống tính điểm, theo đó những hành vi sai phạm như hét giá hoặc từ chối khách sẽ bị theo dõi và có thể dẫn đến việc thu hồi giấy phép.

Các xe taxi đón khách tại Sân bay Quốc tế Hong Kong vào mùa hè năm ngoái. Nhân viên sân bay thường phải nhắc nhở du khách tại các điểm đón taxi rằng nhiều xe chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Các xe taxi đón khách tại Sân bay Quốc tế Hong Kong vào mùa hè năm ngoái. Nhân viên sân bay thường phải nhắc nhở du khách tại các điểm đón taxi rằng nhiều xe chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Ngành taxi ở Hồng Kông ngày càng gặp nhiều khó khăn khi thành phố đang nỗ lực khôi phục sức hút đối với du khách. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Ngành taxi ở Hồng Kông ngày càng gặp nhiều khó khăn khi thành phố đang nỗ lực khôi phục sức hút đối với du khách. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Đầu tháng 12 năm ngoái, chính phủ đề xuất yêu cầu tất cả taxi phải lắp đặt hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng và các phương thức thanh toán số vào cuối năm 2025, đồng thời lắp camera giám sát trong xe vào cuối năm 2026.

Thích nghi hoặc rời bỏ nghề?

Đúng như dự đoán, nhiều tài xế phản đối ý tưởng bị giám sát chặt chẽ hơn.

Lau Bing-kwan, một tài xế 75 tuổi với mái tóc bạc thưa thớt, người chỉ nhận tiền mặt, đặt câu hỏi: “Anh có muốn bị theo dõi mọi lúc không? Chính phủ đang ra lệnh quá nhiều”.

Nếu các biện pháp kiểm soát mới được áp dụng, đó sẽ là dấu chấm hết cho một kỷ nguyên của ngành taxi – vốn từ lâu đã là một ngoại lệ trong hệ thống giao thông đẳng cấp thế giới của Hong Kong. Hằng ngày, hàng triệu người di chuyển an toàn trên hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và những chiếc xe buýt hai tầng có điều hòa chạy đúng giờ.

Sự vội vã và cộc cằn phản ánh thực tế khắc nghiệt của nghề tài xế taxi: Khi đang chật vật với thu nhập ngày càng eo hẹp, họ không muốn lãng phí thời gian vào những phép lịch sự xã giao.

Chẳng hạn như, Lau Man-hung, một tài xế 63 tuổi, thường xuyên bỏ bữa và nhịn đi vệ sinh chỉ để ngồi sau tay lái đủ lâu để kiếm được khoảng 2.500 USD mỗi tháng – một khoản thu nhập chỉ vừa đủ để tồn tại trong một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

Ông Lau than phiền: “Một số khách hàng quá phiền phức. Họ cứ phàn nàn về lộ trình, rồi yêu cầu lái nhanh hơn”.

Lau Man-hung chuẩn bị trước ca làm việc tại khu vực Tai Kok Tsui vào một buổi sáng sớm tháng trước. Ông cố gắng dành càng nhiều thời gian lái xe càng tốt và kiếm được khoảng 2.500 USD mỗi tháng. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Lau Man-hung chuẩn bị trước ca làm việc tại khu vực Tai Kok Tsui vào một buổi sáng sớm tháng trước. Ông cố gắng dành càng nhiều thời gian lái xe càng tốt và kiếm được khoảng 2.500 USD mỗi tháng. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

 

Một thiết bị thanh toán điện tử trong taxi của ông Lau. Chính phủ đang đề xuất yêu cầu tất cả taxi lắp đặt hệ thống chấp nhận thẻ tín dụng hoặc thanh toán kỹ thuật số. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Một thiết bị thanh toán điện tử trong taxi của ông Lau. Chính phủ đang đề xuất yêu cầu tất cả taxi lắp đặt hệ thống chấp nhận thẻ tín dụng hoặc thanh toán kỹ thuật số. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Ngay cả trước khi kinh tế đi xuống, một số chủ sở hữu giấy phép taxi đã gặp khó khăn. Giấy phép taxi do chính quyền giới hạn. Một số chủ xe lỗ nặng khi bong bóng đầu cơ khiến giá giấy phép tăng vọt lên gần 1 triệu USD một thập kỷ trước, rồi sau đó vỡ tan.

Hiện tại, giá trị giấy phép chỉ còn khoảng 2/3 so với mức cao nhất trong quá khứ. Nhiều doanh nghiệp và tài xế sở hữu giấy phép đang tập trung vào việc gỡ gạc khoản lỗ thay vì nâng cao chất lượng dịch vụ.

Chris Chan, 47 tuổi, thành viên thế hệ thứ ba củaTin Shing Motors, một công ty gia đình, chuyên quản lý tài xế và cung cấp dịch vụ thế chấp giấy phép taxi cùng bảo hiểm xe, cho biết công ty của ông đang mắc kẹt với các khoản thế chấp mua vào thời điểm giá giấy phép còn cao ngất ngưởng.

Chris Chan, quản lý của Tin Shing Motors, tại văn phòng của ông ở Hong Kong. Ông cho biết biên lợi nhuận đã giảm sút, trong khi Uber ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Chris Chan, quản lý của Tin Shing Motors, tại văn phòng của ông ở Hong Kong. Ông cho biết biên lợi nhuận đã giảm sút, trong khi Uber ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Để giảm bớt gánh nặng nợ nần, ông Chan cần cho thuê xe taxi càng nhiều càng tốt. Nhưng việc tìm tài xế lại không dễ dàng. Nhiều người đã lớn tuổi, còn giới trẻ thì không mặn mà với công việc vất vả này. Biên lợi nhuận ngày càng thu hẹp, đặc biệt khi chi phí bảo hiểm gần như tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Uber, dù hoạt động trong vùng xám của luật pháp Hong Kong, cũng đã cướp đi một lượng khách đáng kể.

Đồng quan điểm, ông Cheng, người đã lái taxi 30 năm, cho biết: “Thu nhập của tôi đã giảm 20% vì hành khách lựa chọn gọi Uber. Khó khăn lắm”.

Các khiếu nại của công chúng về việc lái xe ẩu và thái độ thô lỗ của tài xế taxi là điều phổ biến. Tuy nhiên, một chuyên gia cho rằng ấn tượng của công chúng không phải lúc nào cũng công bằng. “Hầu hết họ chỉ muốn kiếm sống.” Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Các khiếu nại của công chúng về việc lái xe ẩu và thái độ thô lỗ của tài xế taxi là điều phổ biến. Tuy nhiên, một chuyên gia cho rằng ấn tượng của công chúng không phải lúc nào cũng công bằng. “Hầu hết họ chỉ muốn kiếm sống.” Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Các tài xế taxi thường gắn nhiều điện thoại di động trên bảng điều khiển để nhận cuộc gọi, sử dụng GPS và cập nhật thông tin về thị trường chứng khoán hoặc kết quả đua ngựa. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Các tài xế taxi thường gắn nhiều điện thoại di động trên bảng điều khiển để nhận cuộc gọi, sử dụng GPS và cập nhật thông tin về thị trường chứng khoán hoặc kết quả đua ngựa. Ảnh: Anthony Kwan cho The New York Times

Còn đối với các tài xế taxi, khoảng một nửa trong số họ đã ngoài 60 tuổi và không đủ khả năng nghỉ hưu. Họ phải kiếm ít nhất 14 USD mỗi giờ mới có thể hòa vốn sau khi trừ tiền xăng và chi phí thuê xe. Với họ, tiền mặt vẫn đáng giá hơn việc chờ đợi vài ngày để các khoản thanh toán điện tử được xử lý.

Thực tế, vẫn có những tài xế như Joe Fong, 45 tuổi, người hiểu rằng thái độ đối đầu không mang lại lợi ích gì và sẵn sàng thích nghi với nhu cầu khách hàng.

Anh Fong nói: “Tại sao phải tranh cãi? Chúng ta cần nhau. Bạn cần đi xe, tôi cần tiền.”

05hongkong-taxis-dispatch-01-jtcb-superJumbo

Để tối đa hóa thu nhập, Fong chia thời gian giữa lái xe riêng cho Uber và chạy taxi cho một hãng xe tên Alliance. Trên bảng điều khiển của anh có đến năm chiếc điện thoại, sẵn sàng chấp nhận thanh toán điện tử. Anh cũng không mảy may phản đối khi Alliance lắp đặt camera giám sát trên tất cả xe taxi của hãng vào năm ngoái.

Anh Fong nói khi ngồi sau tay lái của một chiếc taxi hybrid đời mới của Toyota, trông giống như sự kết hợp giữa xe taxi London và PT Cruiser: “Tôi không như mấy tài xế già kia. Thế giới đã thay đổi. Bạn phải chấp nhận nó.”

Còn tại Việt Nam, các hãng taxi truyền thống đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể để thích nghi với sự phát triển của taxi công nghệ và xu hướng sử dụng xe điện.

Nhiều hãng đã đầu tư vào việc phát triển ứng dụng trên điện thoại di động để khách hàng dễ dàng đặt xe. Giá cước được niêm yết công khai và thống nhất giữa đồng hồ trên xe và trên ứng dụng.

Một số hãng hợp tác với nền tảng công nghệ để tận dụng lợi thế của cả hai mô hình.

Cùng với đó, taxi truyền thống đã bắt đầu "xanh hóa" đội xe bằng cách mua và thuê xe điện từ VinFast. Đến nay, có 13 doanh nghiệp đã hoàn thành mục tiêu chuyển đổi 100% sang sử dụng xe điện.

Có thể thấy, để tồn tại, các hãng taxi truyền thống đã chủ động hiện đại hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ và tận dụng công nghệ tránh mất thị phần trên chính sân nhà. 

Đến đây, chuyên mục Thế giới giao thông xin được khép lại. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong những chuyên mục sau!

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.