Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
>>> Tàu qua phố cà phê Phùng Hưng phải dừng khẩn cấp vì dân chạy không kịp
>>> Cà phê đường tàu: Hà Nội đâu cần một 'đặc sản' tiêu cực
>>> Dẹp cà phê đường tàu: Liệu có giống chiến dịch 'giải cứu' vỉa hè?
>>> Cộng đồng phản ứng gay gắt cà phê đường tàu, Hà Nội sẽ dẹp trước 12/10
Theo VNR, đầu năm 2018 khu vực phía Bắc ga Hà Nội (từ Km 0+595 đến Km 0+840 tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng) xuất hiện loại hình du lịch khách nước ngoài đi tham quan, quay phim chụp ảnh trên đường sắt, nhất là khi có tàu chạy qua.
Cùng với đó là các hàng quán bày bàn, ghế bán nước cho khách du lịch trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Ngay khi xuất hiện tình trạng trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã chỉ đạo Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải (đơn vị được giao quản lý) phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trong đó có cưỡng chế giải tỏa các hành vi vi phạm, xử phạt hành chính…
Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 được kiềm chế, tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực này lại tái diễn.
Đầu tháng 5/2022, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải đã có văn bản gửi các phường Hàng Bông, Cửa Nam, Điện Biên Phủ đề nghị có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng người dân bày bán hàng, du khách trong nước và nước ngoài quay phim chụp ảnh tại đây.
Cục Đường sắt Việt Nam cũng đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục chỉ đạo, xử lý tình trạng bán hàng trên đường sắt.
Ngay sau đó, UBND thành phố Hà Nội ra văn bản giao UBND các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình tiếp tục phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo, xử lý tình trạng bán hàng trên đường sắt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt.
Tuy nhiên, những vi phạm tại khu vực này vẫn hết sức nghiêm trọng. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhất là dịp nghỉ lễ 2/9 lại tái diễn tình trạng bán hàng và du khách nước ngoài, người dân đến khu vực này để chụp ảnh, quay phim.
Các “xóm đường tàu” ở Khâm Thiên, Lê Duẩn, Trần Phú-Phùng Hưng… vốn là nơi ở dành cho nhân viên ngành đường sắt. Ngày nay, các khu dân cư này đã trở thành nơi sinh sống của những lao động nghèo, khó khăn. Họ sinh hoạt, giặt giũ, ngắt rau, nuôi gà… ngay sát đường ray.
Điểm độc đáo của xóm đường tàu khi gợi nhớ về một thời xưa cũ đã được giới kinh doanh, du lịch tận dụng. Nhiều chủ nhà cho thuê lại mặt bằng để người khác đến bán café, dịch vụ ăn uống. Địa điểm này trở nên nổi tiếng và thu hút rất đông du khách nước ngoài đến "checkin", ngồi cà phê chờ những chuyến tàu đi xuyên qua khu phố cùng cảnh người dân sinh hoạt bình thường ở đây.
Thực tế, lực lượng chức năng liên tục và thường xuyên ra quân để xử lý những vi phạm lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt. Nhưng sau mỗi đợt ra quân, mọi việc không có nhiều chuyển biến đáng kể, khi người dân vẫn đang bám theo đường ray để sinh sống.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.