Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Khốn khổ vì đường phố, vỉa hè bị đào xới

Hoàng Hà: Thứ bảy 05/11/2022, 06:06 (GMT+7)

Hà Nội đang tập trung chỉnh trang đô thị, trong đó ngầm hóa hệ thống lưới điện, cáp viễn thông, cấp nước, thoát nước…Tuy nhiên, do không đồng bộ, dẫn đến nhiều tuyến phố, ngõ ngách thường xuyên bị cày xới, cào bóc, trở nên gồ ghề, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn và bụi bặm, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Bà Nguyễn Thị Hương năm nay đã gần 90 tuổi, mắt mờ chân chậm nên mỗi sáng bà chỉ có thể tập thể dục bằng cách đi bộ ngay vỉa hè nơi con phố Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nơi bà sinh sống, với sự hỗ trợ của cây gậy.

Thế nhưng, nhiều năm nay vỉa hè, lòng đường nơi đây thường xuyên bị đào xới, mấp mô, gồ ghề, khiến cho việc thể dục và đi lại của bà Hương và bà con nơi đây gặp nhiều trở ngại.

"Đây, cứ đào ngoáy lên xong để đấy. Nó vừa không đẹp. Hai nữa là người ta sơ ý dẫm vào vấp ngã. Nhấp nhô khó đi, bình thường phẳng thì làm sao vấp ngã.  Đào lên trộn xuống như thế thì mới có cái ăn", bà Hương nói.

Dịp cuối năm, tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM xuất hiện là thời điểm nhiều dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị được thi công. Có những tuyến đường được đầu tư hàng trăm tỷ đồng đang bằng phẳng nhưng chỉ cách vài ngày hoặc vài tuần lại bị đào xới, cào bóc lên để đặt các đường ống ngầm điện, nước, internet nhưng việc hoàn trả mặt bằng thực hiện rất qua loa, mang tính hình thức.

Một số người dân phản ánh:

"Dọc đường Mỹ Đình, hay đường Thanh Liệt rất nhiều, có những cái ổ không cẩn thận còn ngã, rất nguy hiểm ở những con đường đào bới".

"Cũng gặp ở một số tuyến đường Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương họ cào đường để làm lại, nhưng cào đường vài ba tháng mới làm lại. Có những gờ sâu, đào lên không làm lại gây trật bánh xe người dân đi lại".

"Ngầm ra lại đẻ ra một loạt các hoạt động đào bới, xới lộn, xong đến lúc hỏng hóc lại đào bới. Theo tôi, cái này thành phố cũng phải xem xét lại cho kỹ".

anh_2_0.png

Điều đáng nói là các đơn vị thi công mạnh ai nấy làm, không có kế hoạch cụ thể, khiến các tuyến đường luôn trong tình trạng nham nhở, xuất hiện những con lươn mấp mô, ảnh hưởng đến chất lượng đường sá và  đe dọa đến sự an toàn của người tham gia giao thông.

Anh Nguyễn Văn Đạt, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội nhận xét: "Rất nhiều tuyến đường bị đào xới lên ảnh hưởng đến kết cấu đường và mỹ quan của thành phố, gây nguy cơ tai nạn giao thông. Đi đường gặp rất nhiều vụ tai nạn giao thông do đường mấp mô, nhất là những người phụ nữ tay lái yếu. Rõ ràng khi thi công người ta chỉ san lấp lại trả lại mặt bằng còn bê tông, mặt đường nhựa bị cắt lên rồi, nó sẽ không tốt như ban đầu".

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết, kinh nghiệm của nhiều đô thị trên thế giới là thực hiện giải pháp cống ngầm tích hợp, trong đó toàn bộ hạ tầng kỹ thuật được tích hợp trong một đường cống ngầm đến từng nhà một.

Theo ông Nghiêm, các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM có thể học theo cách làm này: "Lựa chọn từng đoạn đường thí điểm để làm hệ thống cống ngầm tích hợp tất cả hạ tầng kỹ thuật như nước ngoài ta làm mới giải quyết được. Đây là một thách thức về nguồn vốn và sự phối kết hợp giữa các ngành và là yêu cầu rất cần sự chỉ đạo của một thành phố Hà Nội".

Dịp cuối năm, lưu lượng phương tiện đi lại gia tăng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc thi công gấp rút do áp lực thời gian và áp lực tiến độ giải ngân cũng sẽ khiến cho chất lượng khó lòng đảm bảo.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Đây là mục tiêu và chủ trương của TP. Hà Nội khi xây dựng các khu nhà tái định cư dành cho người dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

UBND quận Hoàn Kiếm đang đề xuất hạn chế xe hợp đồng trên 16 chỗ sử dụng nhiên liệu diesel vào khu vực nội đô, nhất là khu vực phố cổ để góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm khí thải.

Vốn đầu tư công 'nằm im', điểm nghẽn phát triển kinh tế

Vốn đầu tư công "nằm im", điểm nghẽn phát triển kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội.

Thương màu gạch đỏ

Thương màu gạch đỏ

Mang Thít là vùng đất được bao bọc bởi hai con sông Cổ Chiên và Mang Thít. Hàng năm, theo dòng Cửu Long đổ về hạ lưu, những hạt phù sa mịn đã vượt hàng ngàn cây số tập kết về đây, hình thành những mỏ đất sét quý giá.

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Huyện Ba Tri, nằm ở phía Đông tỉnh Bến Tre, là nơi hội tụ vẻ đẹp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với những con sông uốn lượn quanh quanh, những rặng dừa xanh man mát, Ba Tri là vùng đất không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên mà còn là chiếc nôi của nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.