Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Khi chợ chờ khách

Kim Loan: Thứ năm 29/06/2023, 08:59 (GMT+7)

Nhiều địa phương ở miền Tây hợp tác với doanh nghiệp xây dựng lại hệ thống ki - ốt, nhà lồng chợ khang trang. Thế nhưng, nhiều hệ thống chợ truyền thống xây xong lại “chết yểu” vì không có tiểu thương. Hoặc có tiểu thương mà buôn bán thì ế ẩm.

Xây tiền tỉ, nằm ngay trung tâm phố phường nhưng lại ế ẩm, bỏ hoang nhiều năm… là tình cảnh chung của rất nhiều tổ hợp chợ truyền thống tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Dần dần, chợ truyền thống sẽ “mất sức” cạnh tranh với các khu chợ tự phát vì những lý do.

Đến thành phố sầm uất của mảnh đất cuối trời, một năm nay, ai đi qua chợ "ma" phường 4, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đều cảm thấy tiếc nuối. Gọi là chợ “ma” vì rất thưa khách, vắng vẻ. Chợ Phường 4 được xây dựng với tổng số tiền 13 tỷ đồng, có 160 ki - ốt trong nhà lồng, hoàn thành vào tháng 3/2022. Nhưng đã hơn một năm nay, khu chợ vẫn chưa được lấp đầy, chỉ có 30% tiểu thương đồng ý di dời.  Chợ cũ ở gần đó đã bị giải tỏa nhưng người dân vẫn bám trụ để mua bán “tưng bừng”, trong khi chợ mới thì hoạt động cầm chừng.

Chị Nguyễn Thanh Nga – tiểu thương buôn bán tại chợ Phường 4, TP Cà Mau giải bày: Cũng muốn di dời về chợ mới lắm chứ, mà di dời thì phải đăng ký đóng tiền lô sạp. Trong khi đó đóng tiền rồi lại sợ không có khách, mình cũng muốn có chỗ nơi ổn định buôn bán, không thích cái cảnh buôn gánh bán bưng 5-10 phút là có người đến đuổi.

Hiện trạng chợ 'ma' Phường 4, TP Cà Mau.

Hiện trạng chợ "ma" Phường 4, TP Cà Mau.

Được đầu tư kiên cố, thoáng mát, hệ thống đèn chiếu sáng và điện phục vụ kinh doanh khá cơ bản, đảm bảo các yêu cầu phòng chống cháy nổ nhưng chợ Phường 4 lại “cạnh tranh” không nổi với chợ tự phát. Thành phố Cà Mau có hơn 100 chợ truyền thống mà đã có hơn chục chợ xây xong “bỏ hoang” giống như chợ Phường 4.

Ông Ngô Văn Uy Vũ – Phó Chủ tịch UBND Phường 4, TP Cà Mau cho biết phương án “niếu kéo” tiểu thương vào chợ mới: Để khuyến thích cho bà con di dời về chợ mới thì hiện nay địa phương bố trí lô sạp ở đó, bà con cứ vô bán và chúng tôi không thu tiền. Cho đến khi nào bà con mua bán ổn định.

Lâm vào cảnh dở khóc dở cười phải kể đến tiểu thương chợ Ngã Sáu, huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang). Khu chợ truyền thống này có vị trí "tiền sông hậu lộ" và đã tồn tại trên 15 năm. Nhưng hiện nay nhà lồng chợ hoang tàn, các lô sạp phần lớn đóng cửa, tiểu thương còn bám trụ lại không dám nhập hàng nhiều, sợ bán ế lâu ngày hư hỏng.

Chị Huỳnh Thị Bé, tiểu thương bán rau tại đây than thở: Mấy cái lô tạp hóa này mấy nay chợ ế quá nên người ta đóng cửa nghỉ hết. Giờ còn lại 3 hộ bán, mà ế lắm. Hồi cách đây hơn 1 năm thì buổi sáng không chị bán 4 triệu đó, bữa nào có đám là bán 6 triệu. Còn bây giờ sáng giờ bán chưa chưa được 200 ngàn nữa. Cái chợ này cái đường vô nhỏ xíu, xe chạy vô mắc quay đầu ra. 

Tiểu thương trong chợ Ngã Sáu cũ ( truyền thống) thì than thở vì quá ế ẩm. Bạn bè của chị chấp nhận vi phạm đã di dời ra lòng lề đường buôn bán.

Tiểu thương trong chợ Ngã Sáu cũ ( truyền thống) thì than thở vì quá ế ẩm. Bạn bè của chị chấp nhận vi phạm đã di dời ra lòng lề đường buôn bán.

Phần lớn các tiểu thương trong khu chợ này đã di chuyển ra ngoài mặt tiền giáp với đường giao thông bày bán từ sáng đến chiều. Ven vỉa hè tấp nập hàng bông, hàng cá, hàng hóa gia dụng. Người nào nhanh tay thuê được vỉa hè, còn không thì bày bán dưới chân cầu, lấn hành lang lộ giới, tiềm ẩn tai nạn giao thông rất cao.

Được hỏi vì sao bất chấp nguy hiểm để bày bán sát lề lộ thì anh Huỳnh Văn Hiền cho biết: Anh bán trong nhà lồng nhưng mà bên UBND thị trấn không giải quyết được cái đường thông thương cho khách chạy vô chợ, đường hiện tại hẹp lắm nên ế quá buộc anh phải bưng ra lề đường bán. Một ngày mà lỗ vài trăm ngàn thì ngày này qua tháng nọ sao chịu nỗi. Giờ bán vầy, sáng là người ta đuổi, tới 11h bưng ra bán được chút xíu là đuổi nữa rồi bưng chạy vô. Giờ cuộc sống nó khổ thì phải chịu chứ biết sao giờ.

Vào năm 2014, huyện Châu Thành quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại nhằm di dời chợ cũ đến nơi mới vừa đảm bảo ATGT vừa đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị. Tuy nhiên đến nay không tiểu thương nào đăng lí lô sạp để di dời bởi họ cho rằng vị trí khuất tầm mắt, giá cho thuê quá cao không bán được hàng, có bán cũng không có lời. Cho nên, hiện nay tại trung tâm thị trấn đang tồn tại tổ hợp chợ mâu thuẫn giữa “tự phát - tiêu điều - liều mạng”.

Chợ xây xong gần như bỏ hoang

Chợ xây xong gần như bỏ hoang

Tình trạng chợ truyền thống bị ế ẩm ở miền Tây được người dân và cả Chính quyền địa phương thừa nhận là do ý thức tiểu thương lẫn công tác quy hoạch của ngành chuyên môn. Nhiều khu chợ mới "chết yểu" do xây ở nơi chưa phù hợp. Cơ quan chức năng chưa mạnh tay xử lý chợ tự phát xung quanh. Người mua hàng lại quen ngồi trên xe, kêu “í ới” là có cọng hành, bó rau. Bên cạnh đó, chợ truyền thống đang bước vào cuộc cạnh tranh “khốc liệt” với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các sàn thương mại điện tử thông qua kênh bán hàng online.

Vai trò của chợ truyền thống rất quan trọng, ngoài chức năng là điểm phân phối thì chợ cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các tầng lớp dân cư trong xã hội, địa điển du lịch… Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, một trong những cách giúp chợ truyền thống tồn tại và phát triển phồn thịnh là xây dựng văn hóa chợ từ cách bán hàng của tiểu thương: Chợ truyền thống có một lợi thế là thân thuộc, người mua sẽ quen biết người bán, tin cậy người bán và hàng hóa của họ. Cho nên muốn tồn tại bền bỉ, chợ truyền thống phải chuẩn hóa hơn, bớt “nói thách” lại, để không xảy ra chuyện trả giá. Vệ sinh môi trường, đóng gói sản phẩm tốt hơn.

Các lô sạp trung tâm thương mại thị trấn Ngã Sáu ( Hậu Giang) 'đắp chiếu' nhiều năm vì tiểu thương không thuê.

Các lô sạp trung tâm thương mại thị trấn Ngã Sáu ( Hậu Giang) "đắp chiếu" nhiều năm vì tiểu thương không thuê.

Mặc dù các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và cải tạo các chợ, Bộ Công Thương cũng có hẳn một đề án phát triển chợ với tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ các điều kiện cần và đủ để duy trì sự hoạt động của chợ tại các địa phương ĐBSCL đang “mâu thuẫn”. Muốn chợ đẹp, có hệ thống vệ sinh môi trường tốt thì đa số chợ mới lại được quy hoạch ở nơi khuất trục giao thông chính, người đi chợ “lười đi xa”.

Muốn bán hàng đúng giá thì tiểu thương “đổ thừa” đóng phí lô sạp cao không có lời. Trong khi đó, tập trung lấn chiếm lòng lề đường phục vụ nhu cầu “tiện lợi” là vi phạm luật an toàn giao thông, làm khó ngành chức năng trong công tác xử lý.

Vai trò của nhà nước trong việc quy hoạch, cải tạo và xây dựng phát triển chợ truyền thống là vô cùng quan trọng. Đứng trước thực trạng trên, cần phải có những cơ chế chính sách thỏa đáng, hợp lý, mang tính khả thi để tiếp tục gây dựng lại bộ mặt của kênh thương mại truyền thống đang bị sa sút.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Đồng Nai, Yên Bái, Hà Nội ngay khi cả nước đồng loạt triển khai Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động năm 2024 cho thấy những khoảng trống rất lớn về an toàn lao động.

Đồng phục che áo lỗi

Đồng phục che áo lỗi

Những tín hiệu về khả năng thất bại nếu làm đường sắt đô thị trên làn BRT hiện nay đã được chỉ rõ. Vậy có cần thiết và lãng phí không khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu để triển khai vấn đề này.

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

Như thường lệ hàng năm, TP.HCM luôn lấy thời điểm giao mùa từ 15/4 -15/5 làm tháng hành động vì an toàn thực phẩm nhằm tuyên truyền người dân cảnh giác trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt.

Nhớ đĩa hoa cúng của ngoại

Nhớ đĩa hoa cúng của ngoại

Những bông hoa được đặt ngay ngắn lên một chiếc đĩa men với những bông hoa xanh nhàn nhạt, bà hai tay đặt lên ban thờ, sau đó là đến phần việc của ông, với một nén hương trầm thơm thoang thoảng mà đến bây giờ vẫn rõ ràng trong ký ức khứu giác của tôi.

Biến động tỷ giá sẽ có những tác động ra sao đến lạm phát?

Biến động tỷ giá sẽ có những tác động ra sao đến lạm phát?

Các nghiên cứu thực tế tại Việt Nam đã chỉ ra ảnh hưởng tương đối lớn của tỷ giá đến lạm phát, bởi cứ 1% mất giá đồng VNĐ thì lạm phát sẽ tăng 0,34%.

Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua,hỗ trợ chỉ số MXV-Index chốt ngày tăng 0,55% lên 2.300 điểm, nối dài đà hồi phục sang ngày thứ 3 liên tiếp; đồng thời đạt mức cao nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây.

Giá vàng giảm nhẹ sau phiên tăng lên đỉnh lịch sử

Giá vàng giảm nhẹ sau phiên tăng lên đỉnh lịch sử

Giá vàng hôm nay 8/5 trên thế giới quay đầu giảm trong bối cảnh nước Mỹ khó tìm thời điểm cắt giảm lãi suất. Giá vàng miếng SJC hạ nhiệt nhưng vẫn trên đỉnh lịch sử 87,2 triệu đồng/lượng. Mức giảm trên vẫn rất khiêm tốn so với đợt tăng bất thường của giá vàng từ đầu tuần đến nay.