Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Hy vọng gì vào chức danh chuyên trách tư vấn học đường?

Xuân Tú: Thứ bảy 18/11/2023, 06:17 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bộ GD&ĐT đã thống nhất với Bộ Nội vụ tới đây có thêm một vị trí chuyên về tư vấn tâm lý học đường, việc này nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận trong bối cảnh bạo lực học đường đang là vấn nạn, cùng nhiều vấn đề phức tạp trong nhà trường.

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội có một số ý kiến về kế hoạch nêu trên.

 

PV: Có thể nói việc bố trí được một vị trí chuyên trách tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường học là rất cấp bách, không nên trì hoãn thêm. Ông có cùng quan điểm đó không ?

PGS.TS Trần Thành Nam: Việc đưa ra một thông tư về vị trí chuyên trách tham vấn tâm lý học đường là việc rất cần thiết và kịp thời, trong bối cảnh giáo dục nói chung quá nhiều căng thẳng.

Nhưng trên thực tế thì tôi không thích cái từ “tư vấn cho học sinh” mà phải dùng đúng từ chuyên môn của nó là” tham vấn học đường” để nó mang tính chuyên nghiệp, chứ nếu không cộng đồng sẽ hiểu rằng đây chỉ là tư vấn mang tính chất là cung cấp thông tin.

Tham vấn tâm lý học đường giải quyết những vấn đề cấp bách dẫn đến mục tiêu làm giảm nhẹ những mức độ căng thẳng và khiếm khuyết của người học, để giúp họ đạt những mục tiêu và ngoài ra phải phòng ngừa được những nguy cơ có thể xảy ra ở nhà trường.

Ví dụ như vấn đề bạo lực, chứ nếu mà không bố trí được thì ở thông tư mới lại nói rằng: nếu không bố trí được vị trí chuyên trách thì lại cho giáo viên kiêm nhiệm, làm thay hoặc lao động hợp đồng thì như vậy nó cũng không khác gì thông tin 16 cả.

Tư vấn tâm lý cho học sinh là biện pháp giáo dục văn minh và hiệu quả nhất, rất đáng được đầu tư đến nơi đến chốn. Ảnh: Thanh niên

Tư vấn tâm lý cho học sinh là biện pháp giáo dục văn minh và hiệu quả nhất, rất đáng được đầu tư đến nơi đến chốn. Ảnh: Thanh niên

 

PV: Vâng đó cũng là mối quan tâm của dư luận vì trước nay đúng là một số giáo viên đã phải kiêm nhiệm chức năng tư vấn tâm lý cho học sinh. Vậy theo ông khi đã có chuyên viên tham vấn, làm thế nào để học sinh dễ mở lòng hơn, còn chuyên viên phát huy được hết năng lực?

PGS.TS Trần Thành Nam: Xây dựng quy trình tham vấn học đường phải theo các chuẩn mực nghề nghiệp, phòng tham vấn phải riêng tư, người tham vấn phải thực hiện theo quy chuẩn, ví dụ bảo mật, tôn trọng thân chủ và hành động thì phải từ tâm, không gây hại cho thân chủ.

Chúng ta cũng cần truyền thông thay đổi định kiến và niềm tin sai lầm về vấn đề tinh thần, ví dụ như lo âu là thiếu ý chí hay trầm cảm chỉ là viện cớ. Trầm cảm cần gì phải đi đến chuyên viên tâm lý, trầm cảm chỉ cần ăn, đi chơi cho thoải mái là hết bệnh.

Việc đi tư vấn tâm lý nó chỉ là một cách thức. Giống như chúng ta bị cảm cúm thì chúng ta uống thuốc, thì lúc đó  học sinh mới mở lòng để chia sẻ.

Để vai trò của người tư vấn không nhạt nhòa thì mình cần phải phân tích nhiệm vụ của họ làm những gì và năng lực họ cần có. Họ phải hiểu được đâu là sự phát triển bình thường, đâu là sự phát triển tâm lý, hành vi lệch chuẩn, tâm bệnh, rối nhiễu hoặc là rối loạn.

Họ phải có kỹ năng thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, biết sử dụng công cụ như là các trắc nghiệm.

Họ phải có kỹ năng quản lý trường hợp có thể có nguy cơ trong nhà trường và giám sát, theo dõi, giáo dục, cung cấp dịch vụ để không biến mối nguy tiềm năng nào đấy trở thành vụ việc bạo lực.

Họ phải biết tham vấn cá nhân quy trình thế nào, tham vấn nhóm cho giáo viên, tham vấn nhóm cho phụ huynh ra sao.

PV: Đó quả là những yêu cầu không đơn giản, và nếu để giáo viên kiêm nhiệm thì thực sự vất vả, và cũng không hiệu quả. Vậy còn kinh nghiệm quốc tế nào có thể áp dụng cho Việt Nam trong công tác bố trí nhân sự chuyên trách tham vấn tâm lý học đường, xin ông cho biết?

PGS.TS Trần Thành Nam: Chuyên viên tham vấn học đường được yêu cầu phải đạt được tối thiểu đến trình độ bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp, ví dụ như chuyên ngành tham vấn học đường hoặc là tâm lý học học đường, hoặc tâm lý giáo dục chuyên sâu về định hướng và tâm lý học trường học, hoặc vị trí nhà tâm lý lâm sàng được cấp chứng chỉ hành nghề. Bộ Y tế đang tích cực triển khai quá trình này.

Đấy là một trong những kinh nghiệm quốc tế. Chúng ta có thể chưa hướng đến được ngay lập tức những điều giống như mô hình quốc tế đó, nhưng chúng ta phải có lộ trình, và tôi vẫn cho rằng vị trí chuyên trách trong nhà trường là đòi hỏi bức thiết.

Chúng ta cần phải chuyên biệt hóa nó, tìm được những người có đủ những năng lực thực hiện được các nhiệm vụ giống như chúng tôi đã chia sẻ ở phía trên. Và họ hàng năm phải được cập nhật các cách thức mới đã được chứng minh có hiệu quả.

PV: Xin cảm ơn ông!

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.