Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Học sinh đuối nước khi thi bơi vượt sông: Trách nhiệm và bài học

Xuân Tú: Thứ tư 28/06/2023, 05:46 (GMT+7)

Sự việc học sinh lớp 12 trường THPT Trần Nhân Tông, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh )đuối nước, tử vong khi tham gia giải bơi truyền thống thị xã Đông Triều và Hội thi bơi vượt sông truyền thống Bạch Đằng tỉnh Quảng Ninh ngày 25/6 vừa qua tiếp tục xoáy thêm vào nỗi đau tai nạn đuối nước ở trẻ em.

Trước đó không lâu, chiều 12/6, một nam sinh cũng đã tử vong do đuối nước tại khu vực bãi tắm Hòn Gai (TP.Hạ Long, Quảng Ninh). Trách nhiệm và bài học cần rút ra sau những sự việc trên là gì? PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Trọng An, chuyên gia bảo vệ trẻ em, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH.

PV: Trong chưa đầy 30 ngày của tháng 6/2023, tại Quảng Ninh xảy ra 2 sự việc học sinh đuối nước tử vong, mới nhất là ngày 25/6 tại giải bơi trên sông, một học sinh lớp 12 đã thiệt mạng. Theo ông, cần nhìn nhận trách nhiệm trong vụ việc này ra sao?

Bác sĩ Nguyễn Trọng An: Thực ra mình cũng chưa biết nguyên nhân chính, nhưng mà rõ ràng mỗi bên đều có trách nhiệm. Ban tổ chức là vẫn chịu trách nhiệm quan trọng nhất vì tổ chức một giải thi bơi như thế này phải xem người tham gia có đủ khả năng không, sức khỏe lịch sử về thành tích trước đây.  Công tác giám hộ, cứu hộ cũng phải có sự chuẩn bị rất cẩn thận, có người giám sát trên bờ, người giám sát dưới nước làm sao.

Trách nhiệm thứ hai, đó là trách nhiệm của gia đình, đã đồng ý cho em bé đi thi bơi thì cũng phải thông báo với Ban tổ chức về tiền sử, tiểu sử, sức khỏe và thành tích trước đây. Vấn đề thứ ba nữa Ban tổ chức ở cái giải này thôi nhưng nó lại phải nằm ở trong một cái đại hội truyền thống hay một sự kiện rộng lớn hơn, đã lên kế hoạch nhưng mà thời tiết mấy ngày mưa như thế, nước cao như vậy, sông chảy xiết như thế thì chúng ta hoặc là dừng lại hoặc thay đổi giờ. Đấy cũng là trách nhiệm cần phải chú ý.

Mặc dù thời tiết xấu, mưa khá lớn nhưng giải bơi tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh vẫn được tổ chức.

Mặc dù thời tiết xấu, mưa khá lớn nhưng giải bơi tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh vẫn được tổ chức.

PV: Tỷ lệ đuối nước ở trẻ em trong những năm qua dù đã được kéo giảm nhưng số trẻ em thiệt mạng trong môi trường nước hàng năm vẫn rất cao. Sau những câu chuyện đau lòng mới đây, theo ông bài học nào cần nghiêm túc rút ra trong công tác tổ chức hoạt động dưới nước cho trẻ em, để chúng ta không phải nói 2 từ “giá như” ạ?

Bác sĩ Nguyễn Trọng An: Ban tổ chức cực kỳ quan trọng, bao giờ cũng có sự chuẩn bị, khảo sát, phải chuẩn bị hiện trường diễn ra giải đảm bảo một sự an toàn. Cái vấn đề thứ hai là cái công tác giám hộ và cứu hộ trong môi trường nước này.

Đoàn vận động viên bơi đằng trước nhưng đằng sau bao giờ cũng có thuyền, có bác sĩ, có phao, có dây, có các phương tiện cứu hộ giám sát và phải theo dõi vì có thể là đang bơi rồi chìm nghỉm xuống, thì đó công tác chuẩn bị cực kỳ quan trọng.

Vấn đề thứ ba, đó là bản thân trẻ em và gia đình trẻ em cũng phải có trách nhiệm, khi em bé bắt đầu ghi tên tham gia thì cha mẹ cũng phải trao đổi, xem khả năng của con mình như thế nào, thành tích trước đây của con mình, con mình có bị bệnh tật gì không, có vấn đề gì gọi đột xuất hay là gần đây em bé có được khỏe không hay gì đấy. Cuối cùng là đến công tác cứu hộ.

Chẳng may chuột rút, đột ngột dừng tim, rơi xuống thì ai phát hiện và cứu hộ lên thì hô hấp nhân tạo thế nào, ép tim ngoài lồng ngực ra làm sao và các cơ quan y tế xung quanh như thế nào thì đấy là sự chuẩn bị phải đảm bảo an toàn cho cuộc thi cho trẻ em dưới môi trường nước.

PV: Xin cảm ơn ông.

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn