Bắt 12 bảo vệ Khu công nghệ cao nhận tiền “bảo kê” cho xe quá tải chạy trong giờ cấm
Để cho các xe trên 3,5 tấn được lưu thông qua Khu công nghệ cao trong khung giờ cấm, tổ bảo vệ đã thu của mỗi doanh nghiệp khoảng 30 triệu đồng tiền “bảo kê”.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thế nhưng, tại một số nơi vẫn còn xảy ra thưa kiện khi mà bên thu hồi đất và người có đất bị thu hồi chưa tìm được tiếng nói chung. Và như thế, cuộc sống “lay lắt” chờ đợi bồi thường tái định cư cứ dài thêm theo năm tháng.
“Giá đất bồi thường quá rẻ so với giá thực tế cho nên chúng tôi cũng không có khả năng đi ra ngoài mua đất ở bất cứ nơi đâu. Vì thế, chúng tôi không đồng ý cái đó” - Đây là lời “than thở” của ông Hoàng Tuấn Cường, sống tại khu vực 6, phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ khi chính gia đình bị rơi vào tình cảnh khó khăn.
Năm 2019, UBND quận Ninh Kiều thu hồi đất của 89 hộ dân tại khu vực 6 và 7, phường An Bình để giao cho Chủ đầu tư xây dựng khu đô thị mới An Bình – Hồng Phát với quy mô 773 nền. Ông Cường và các hộ khác có tổng diện tích bị hu hồi là 15.000 mét vuông.
Tuy nhiên, quá trình thương lượng giữa hai bên không đạt được kết quả đã dẫn đến các hộ đồng khởi kiện bên thu hồi đất. Tòa án Nhân dân cấp cao tại TPHCM chấp thuận kháng cáo của các hộ dân và chuyển hồ sơ để TP. Cần Thơ giải quyết lại. Thế nhưng, vụ việc vẫn chưa có hồi kết. Nhân khẩu trong nhà thì “tứ tán” làm thuê chờ nhận thường bồi.
Bà Lý Thị Phi Phụng, ngụ tại khu vực 6, phường An Bình cho hay: “Trước đây, sống ổn định có vườn có trái cây có lúa sản xuất để ăn, từ hồi cưỡng chế tới giờ gia đình tôi vất vả phải đi mần kiếm thêm để sống. chúng tôi cần đổi đất để cất nhà cho cha mẹ, anh em ở”.
Ranh giới giữa sự đồng thuận và khiếu kiện liên quan đến các chủ trương thu hồi đất rất mong manh. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận về dự án Luật đất đai sửa đổi, nhiều đại biểu đã đồng tình với việc thu hồi đất phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhân dân – Nhà nước – Doanghnghiệp. Người có đất bị thu hồi luôn ở thế bị động, có khả năng mất chỗ ở cũ hoặc mảnh đất mưu sinh. Quan tâm đến chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư là để người dân bị thu hồi đất không bị thiệt thòi.
Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng: “Thu hồi đất thực hiện nhà ở thương mại, sử dụng đất 100% đất nông nghiệp, chủ đầu tư có thể thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất để thực hiện dự án. Cá nhân, hộ gia đình đất có đất tham gia với chủ đầu tư dưới hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trường hợp không thỏa thuận được thì Nhà nước thu hồi đất giao cho nhà đầu tư thực hiện, việc thu hồi đất phải được bồi thường bộ trợ, tái định cư theo quy định của Luật, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, người dân bị thu hồi đất và nhà đầu tư”.
Tại dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất phải áp dụng nguyên tắc khi thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Ông Đặng Quốc Khánh - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định: “Phải bảo đảm cho người dân có đất bị thu hồi có được nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Trong đó, để có cuộc sống bằng và hơn nơi ở cũ không phải chỉ về điều kiện sống về hạ tầng mà chọn vị trí của tái định cư, chọn vị trí vừa ở và vừa sản xuất rất quan trọng, phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, phù hợp với tính cộng đồng, phù hợp với dân tộc. Như vậy chính quyền địa phương phải quyết định được việc chúng ta tái định cư như thế nào.”
Việc thực hiện thu hồi đất và bồi thường phải hài hòa lợi ích, đảm bảo cuộc sống người dân tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ là đưa chính sách vào cuộc sống hiệu quả. Có như vậy mới giúp cho việc quản lý đất đai ổn định và cũng thể hiện tầm vóc, bản lĩnh, sự linh hoạt, nghĩa tình của đơn vị được giao nghĩa vụ quản lý đất đai tại địa phương./.
Để cho các xe trên 3,5 tấn được lưu thông qua Khu công nghệ cao trong khung giờ cấm, tổ bảo vệ đã thu của mỗi doanh nghiệp khoảng 30 triệu đồng tiền “bảo kê”.
Những ngày qua, một số tài xế liên tục phản ánh họ không gửi xe vào bãi, nhưng vẫn bị nhân viên quét mã để thu phí. Một số trường hợp chủ xe ngay lập tức phản đối, đã được các nhân viên thu phí trả lại tiền.
Nghị định 168 đặt ra các mức xử phạt nghiêm khắc đối với vi phạm giao thông, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp và tài xế tuân thủ quy định, giảm thiểu tai nạn và vi phạm.
Tình trạng lộn xộn, nhếch nhác tại các cổng bệnh viện là điều không khó để bắt gặp tại Hà Nội. Tại khu vực cổng bệnh viện Bạch Mai (Giải Phóng, Hà Nội) vẫn tiếp diễn dù lực lượng chức năng liên tục ra quân xử lý.
Khám phá đường Nguyễn Trãi - tuyến đường huyết mạch bậc nhất Hà Nội với 5 cái "nhất" đầy thú vị.
Vụ việc xảy ra vào trưa nay (18/3) tại Khu tập thể số 11 Vọng Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nữ tài xế có nồng độ cồn đã điều khiển xe ô tô tông liên tiếp 10 xe máy khiến cho 1 người tử vong và nhiều người khác bị thương.