Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Hành khách khuyết tật và nỗi cơ cực khi đi máy bay

Thái Sơn: Thứ sáu 16/09/2022, 16:41 (GMT+7)

Giống như những người bình thường khác, đối với người khuyết tật, nhu cầu được đi lại và tham gia giao thông hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không ít người khuyết tật thường xuyên gặp khó khăn trong tiếp cận phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt khi đi lại bằng máy bay.

Khi mới lên chuyến bay của hãng Air Transat, khởi hành từ Toronto (Canada) tới London (Anh) hôm 30/6, James Glasbergen vô cùng hào hứng vì sắp được chứng kiến tận mắt buổi biểu diễn của ban nhạc nổi tiếng Rolling Stones, lúc đó đang có chuyến lưu diễn ở châu Âu.

Tuy nhiên, điều mà người đàn ông, 46 tuổi bị liệt hai chân, không mong đợi đó là phải rời khỏi chiếc xe lăn điện để ngồi vào ghế máy bay.

Nỗi lo lắng của James nhanh chóng thành hiện thực khi hai nhân viên hàng không chật vật với sức nặng hơn 90 kg của anh. Sau hơn 3 phút không thể nâng James vào ghế ngồi họ đành… thả anh nằm thẳng giữa lối đi.

James Glasbergen, cựu nhân viên du lịch bị liệt từ ngực trở xuống do chấn thương trong một vụ tai nạn ô tô năm 1992, cho biết: “Không thể đưa tôi vào chỗ ngồi nên họ đã thả tôi xuống. Đột nhiên, cơ thể tôi đập mạnh xuống sàn với một tiếng động lớn”.

Đối với nhiều người khuyết tật đi máy bay là trải nghiệm không hề dễ dàng - Ảnh New York Times

Đối với nhiều người khuyết tật đi máy bay là trải nghiệm không hề dễ dàng - Ảnh New York Times

Sau 2 lần thất bại, một tiếp viên hàng không và hành khách trên máy bay cuối cùng cũng giúp James vào được ghế ngồi. Nhưng cảm giác của người đàn ông khi đó chỉ là sự buồn tủi và bị tổn thương: “Tôi cảm thấy thất vọng, sốc và tức giận, đây không phải lần đầu tiên tôi bị đánh rơi. Phẩm giá của những người khuyết tật như tôi đang bị tổn thương”.

Sau khi biết được sự việc, đại diện Air Transat đã gửi thư xin lỗi James đồng thời hứa sẽ cải thiện dịch vụ trong tương lai.

Bà Marie-Christine Pouliot, người phát ngôn Air Transat bày tỏ: “Dịch vụ hỗ trợ mặt đất được phụ trách bởi một nhà thầu thứ cấp, chúng tôi đang điều tra để tránh bất kỳ sự cố nào tái diễn”.

Không muốn vụ việc thêm phức tạp và đi quá xa, nhưng để người khuyết tật có thể tiếp cận giao thông công cộng thuận tiện hơn, James Glasbergen kêu gọi các hãng hàng không và cơ quan quản lý cho phép những người sử dụng xe lăn vẫn ngồi trong thiết bị di chuyển cá nhân khi đi máy bay, cũng như xe buýt, tàu điện.

Cô Melissa Graham, một cư dân sống ở Toronto - Ảnh CBC

Cô Melissa Graham, một cư dân sống ở Toronto - Ảnh CBC

Chia sẻ quan điểm trên, cô Melissa Graham, một cư dân sống ở Toronto nói về trải nghiệm căng thẳng của người khuyết tật đối với việc phải rời xe lăn mỗi khi đi máy bay: “Điều này vô cùng khó chịu, nó khiến việc đi máy bay trở nên căng thẳng. Tôi đã bay 6 lần kể từ tháng 12 năm ngoái và chưa chuyến bay nào cảm thấy hoàn toàn thoải mái”.

Đồng cảnh ngộ với Melissa, Charles Brown, một cựu quân nhân người Mỹ bị liệt hoàn toàn tay chân cho biết, việc phải rời chiếc xe lăn quen thuộc để ngồi vào ghế máy bay còn khiến người khuyết tật đối mặt nguy cơ gặp không ít chấn thương.

Brown chia sẻ, trong chuyến bay đầu tiên sau khi bị thương, đầu anh đập vào ghế ngồi phía trước và bị chấn động mạnh lúc máy bay hạ cánh. Ở một chuyến bay khác, hai nhân viên hàng không đánh rơi Brown, khiến anh phải nằm viện 4 tháng, đồng thời đối mặt căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm tính mạng.

Ngoài ra, Brown còn luôn lo lắng khi chiếc xe lăn, trị giá 41.000 USD được thiết kế riêng, phù hợp với cơ thể anh, xếp dỡ khỏi máy bay. Lo lắng này xuất phát từ thực tế, việc các hãng hàng không làm hư hỏng hoặc để mất xe lăn của hành khách khuyết tật không phải chuyện hiếm. Theo thống kê, năm 2021, các hãng hàng không Mỹ đã làm thất lạc hoặc hư hỏng hơn 7.200 xe lăn của hành khách khuyết tật, con số này tương đương khoảng 20 chiếc mỗi ngày.

Tại Việt Nam, Thông tư 81/2014 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung thì người khuyết tật được coi là hành khách đặc biệt được vận chuyển.

Theo đó, bên cạnh các nghĩa vụ như đối với hành khách thông thường, các hãng hàng không phải bố trí nhân viên chăm sóc, hỗ trợ; tổ chức và triển khai các loại hình dịch vụ hỗ trợ trong quá trình vận chuyển người khuyết tật. Miễn phí cước vận chuyển công cụ hỗ trợ của người khuyết tật như xe lăn, nạng, gậy dẫn đường,…

Ngoài ra, tùy từng hãng hàng không sẽ có quy định cụ thể riêng về thể loại dịch vụ hỗ trợ bắt buộc cho người khuyết tật.

Không chỉ nhận được hỗ trợ từ các hãng hàng không, theo Nghị định 28/2012 của Chính phủ, người khuyết tật đặc biệt nặng còn được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa. Trong đó, giảm tối thiểu 15% khi đi máy bay.

Có thể nói, trong những năm qua việc triển khai Luật Người khuyết tật và các các chỉ đạo của Bộ GTVT đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song hoạt động trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực giao thông vận tải vẫn cần nhiều cải thiện, bên cạnh đó triển khai các giải pháp để giúp người khuyết tật tiếp cận giao thông cộng cộng một cách tốt hơn. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.