Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến các vụ tai nạn liên tiếp xảy ra, lực lượng chức năng làm gì để ngăn ngừa tai nạn?
Theo ghi nhận của phóng viên sáng 21/10 trên Đại lộ Thăng Long hướng về Hà Nội không khó để bắt gặp các xe tải, xe bồn chở vật liệu xây dựng chuyển hướng đi vào Đại lộ thăng Long, cắt ngang các dòng phương tiện đang lưu thông trên tuyến đường gom, tiềm ẩn nguy cơ gây ra TNGT.
Đặc biệt, mới đây ngày 13/10 tại Đại lộ Thăng Long đoạn qua phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, hướng trung tâm thành phố đi ngoại thành đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa 2 xe ô tô tải tại làn khẩn cấp khiến 1 tài xế tử vong.
Trao đổi với VOV Giao thông, Trung tá Đặng Trung Kiên, Cán bộ Đội CSGT đường bộ số 11 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, sau khi vụ việc xảy ra, Đội CSGT đường bộ số 11 đã cử cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường và bàn giao cho các đơn vị chức năng tiếp tục điều tra làm rõ. Trước đó một số vụ tai nạn tương tự đã xảy ra trên tuyến được xác định là do tài xế buồn ngủ và thiếu chú ý quan sát khi tách/nhập làn trên cao tốc.
"Trong thời gian qua Đội CSGT đường bộ số 11 đã tăng cường xử lý rất nhiều trường hợp xe tải, chở quá khổ quá tải. Nguyên nhân có thể một phần do lái xe cố gắng lái thêm giờ, không tuân thủ nghỉ ngơi hoặc có thể là buồn ngủ, không chú ý quan sát dẫn đến tai nạn giao thông. Đội CSGT đường bộ số 11 đã tăng cường xử lý rất nhiều trường hợp xe tải và xe mô tô đi vào cao tốc nhằm kéo giảm TNGT xảy ra trong thời gian tới", Trung tá Đặng Trung Kiên cho biết.
Trung tá Đặng Trung Kiên cho biết thêm, hiện nay mặc dù nhân lực mỏng, một số phải tham gia tăng cường cho các nhiệm vụ khác của Phòng CSGT HN, vậy nên cán bộ chiến sĩ của Đội đã phải tăng cường làm thêm giờ để xử lý nghiêm các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT. Kết quả, trong 10 tháng năm 2024 Đội CSGT số 11 đã xử lý 343 trường hợp xe quá tải, quá khổ và cơi nới thành thùng, với tổng số tiền hơn 830 triệu đồng (trong đó xử phạt 92 chủ phương tiện); tước 47 GPLX, 12 phù hiệu và 8 tem kiểm định.
Trong khi đó, từ đầu năm đến nay qua công tác tuần tra, kiểm soát Đội CSGT đường bộ số 6 cũng đã xử lý 376 trường hợp xe quá khổ, quá tải. Thiếu tá Doãn Hữu Văn, Tổ trưởng Tổ tuần tra kiểm soát Đội CSGT đường bộ số 6 nhận định, một số vụ tai nạn liên quan đến xe tải, xe bồn chở vật liệu trên các tuyến vành đai đến từ kĩ năng lái xe của người điều khiển phương tiện:
"Về các vụ xe tải, xe bồn xảy ra va chạm trong thời gian vừa qua, Phòng CSGT cũng như đơn vị thường xuyên tuần tra trên các tuyến vành đai để xử lý xe quá tải, quá khổ. Bên cạnh đó xuất phát từ yếu tố khách quan vẫn còn một vài vụ va chạm, tai nạn đến từ kỹ năng lái xe của người điều khiển, không chú ý quan sát dẫn đến TNGT. Đội CSGT đường bộ số 6 thường xuyên tuyên truyền đến các chủ nhà xe, các bãi vật liệu không chở hàng quá tải cũng như kí cam kết đến từng nhà xe và đối với từng lái xe không chở hàng quá tải".
Chia sẻ với VOVGT, Trung tá Đỗ Trường Quân, Đội trưởng Đội CSGT-TT, Công an huyện Hoài Đức cho biết, huyện Hoài Đức đang trong quá trình phấn đấu phát triển lên quận vào năm 2025, hiện nay nhiều công trình, dự án đang trong giai đoạn thi công mở rộng. Trong đó có 2 dự án lớn của thành phố đi qua địa bàn là đường Vành đai 3,5 và Vành đai 4, hiện nay đang là thời kỳ thi công cao điểm của các dự án này nên lượng phương tiện vận tải phục vụ thi công đã tăng đáng kể.
Từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn đã xảy ra 1 vụ TNGT liên quan đến xe tải chở vật liệu vào ngày 16/7 gây hậu hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khiến 4 người tử vong; ngày 14/10 cũng vừa xảy ra một vụ tai nạn liên quan đến xe bồn chở vật liệu phục vụ thi công công trình dân sinh va chạm với xe đạp, khiến 1 người tử vong. Trung tá Đỗ Trường Quân cho biết:
"Tới đây đơn vị xác định để chuẩn bị cho các chương trình hoàn thiện các tuyến đường này chắc chắn lượng phương tiện sẽ tiếp tục đưa nguyên vật liệu vào phục vụ thi công, chúng tôi sẽ phối hợp và yêu cầu các nhà thầu thi công kí cam kết, chấp hành nghiêm việc vận chuyển, không để tình trạng quá khổ, quá tải hoạt động trên địa bàn. Mặt khác đơn vị sẽ tham mưa cho Ban ATGT huyện tổ chức hội nghị, yêu cầu các đơn vị chức năng cùng tham gia phối hợp giải quyết vi phạm của các đơn vị thi công trên địa bàn huyện, phòng ngừa các phương tiện vận tải gây ra những vụ việc tương tự xảy ra ngày 16/7/2024."
Trung tá Đỗ Trường Quân cho biết thêm, xác định công tác đảm bảo TTATGT và kéo giảm TNGT là nhiệm vụ quan trọng và then chốt, vì vậy đơn vị đã tham mưu cho Ban ATGT và Công an huyện ra quân xử lý các phương tiện chở quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng.
Đặc biệt đơn vị còn giao trách nhiệm cho từng cán bộ quản lý địa bàn tập trung rà soát và yêu cầu các lái xe, chủ DN vận tải kí cam kết chấp hành nghiêm các quy định không vận chuyển quá khổ, quá tải. Đồng thời tổ chức tuần tra, thường xuyên di chuyển và thay đổi vị trí nhằm phát hiện kip thời các đối tượng trốn tránh lực lượng chức năng đi vào các tuyến liên thôn, liên xã. Từ đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không vì tiến độ thi công mà gây nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Sau hơn 1 tuần metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức, ông Phan Công Bằng - Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát”.
Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là một bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM. Tuy nhiên, để metro thực sự thay thế được xe máy, vẫn còn nhiều thách thức, từ việc kết nối đồng bộ với các phương tiện công cộng khác đến việc thay đổi thói quen di chuyển của người dân.
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em từ 5-15 tuổi tử vong vì đuối nước và Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
TP.HCM tổ chức thông xe đồng loạt 4 dự án giao thông cửa ngõ thành phố gồm cầu Phước Long, hầm chui HC1 nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành dự án Quốc lộ 50 giai đoạn 1 và đường Tân Kỳ Tân Quý.
Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL hàng thế kỷ qua vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng mà nhất là khách du lịch.
Thời điểm cận tết, không khí tại những hộ làm khô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trở nên nhộn nhịp và tất bật hơn. Giá các loại khô năm nay cũng tăng cao hơn so với những năm trước, báo hiệu cho một mùa tết ấm no đang về với những làng khô truyền thống nức tiếng Nam Bộ.