Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Phải giải được “cơn khát” cát cho ĐBSCL

Kim Loan: Thứ tư 23/10/2024, 15:45 (GMT+7)

Hiện nay khu vực ĐBSCL đang triển khai 9 dự án giao thông quan trọng quốc gia, với tổng vốn đầu tư khoảng 106.000 tỷ đồng. Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ so với kế hoạch từ 4-15%. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án chưa đáp ứng yêu cầu.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương trong khu vực dự án tập trung hoàn thành 100% công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 10/2024

Thủ tướng yêu cầu các địa phương trong khu vực dự án tập trung hoàn thành 100% công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 10/2024

Chậm tiến độ do khan hiếm cát

Dự án thành phần 2 của Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đi qua địa bàn TP. Cần Thơ là một trong những gói thầu đang chậm tiến độ do thiếu cát.

Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Trưởng Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ (chủ đầu tư Dự án) cho biết, hiện Dự án thành phần này chia ra 5 gói thầu xây lắp, đến nay, giá trị thi công đạt tỷ lệ khoảng 12%, chậm tiến độ 15% so với kế hoạch. Theo ông Mười, nguyên nhân chậm là do tình hình cát khan hiếm.

Ông Nguyễn Văn Mười nói thêm: “Hiện nay thi công được mới 12%, cát khan hiếm, tỉnh An Giang chỉ cung cấp cát cho dự án khoảng 3 triệu m3, phân chia ra mỗi ngày chỉ khoảng 2.000 m3 nên số cát chưa thể  đáp ứng đủ so với tổng nhu cầu lượng cát Dự án cần là 7 triệu m3. Bên cạnh đó, công tác di dời hạ tầng điện trung thế còn vướng mắc, chưa thể thi công nhanh”

Không riêng gì cao tốc trục ngang mà hầu hết các tuyến giao thông trọng điểm đang thi công tại ĐBSCL đều chậm tiến độ. Theo báo cáo của Bộ GTVT, khu vực ĐBSCL đang triển khai 9 dự án giao thông, gồm:

Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Cần Thơ-Cà Mau gồm 2 đoạn Cần Thơ-Hậu Giang và Hậu Giang-Cà Mau; Dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng gồm 4 dự án thành phần; Dự án cao tốc Cao Lãnh-An Hữu gồm 2 dự án thành phần; Dự án cao tốc Mỹ An-Cao Lãnh; Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất, Gò Quao-Vĩnh Thuận; Dự án Cao Lãnh-Lộ Tẻ; Dự án Lộ Tẻ-Rạch Sỏi; Dự án cầu Rạch Miễu 2; Dự án cầu Đại Ngãi. Cả 09 dự án đều được giải phóng mặt bằng 99%. Tuy nhiên, tất cả đều chậm tiến độ so với kế hoạch từ 4 -15%.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết: “Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án chưa đáp ứng yêu cầu làm lãng phi nguồn lực và thời gian của nhà thầu. Tại Dự án Cần Thơ - Cà Mau, công suất khai thác hằng ngày mới chỉ đạt 54.000/76.000m3.

Tại Dự án đường Hồ Chí Minh thì hiện chỉ thi công các công trình cầu. Nếu không kịp thời bổ sung nguồn vật liệu cho các dự án để đạt công suất theo nhu cầu trong tháng 10/2024, sẽ rất khó đáp ứng tiến độ”.

Đến nay, các nhà thầu đã huy động tổng số 450 mũi thi công, 6.500 nhân lực, 2.200 thiết bị phù hợp với điều kiện thi công tại khu vực ĐBSCL

Đến nay, các nhà thầu đã huy động tổng số 450 mũi thi công, 6.500 nhân lực, 2.200 thiết bị phù hợp với điều kiện thi công tại khu vực ĐBSCL

"Mấu chốt" thiếu cát là do công suất khai thác hạn chế

Qua khảo sát của các địa phương ở ĐBSCL, hiện nguồn cát sông hiện có là 72 triệu m3/nhu cầu 65 triệu m3. Thủ tục cấp phép để khai thác nguồn cát sông đã hoàn thành, với tổng trữ lượng 34 triệu m3. “Mấu chốt” thiếu cát được địa phương và lẫn chủ đầu tư thừa nhận là do công suất khai thác hạn chế.

Ông Lữ Quang Ngời – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ( 1 trong 3 địa phương được giao nhiệm vụ cung ứng cát cho các Dự án cao tốc ở ĐBSCL và TP. HCM) cho biết những khó khăn: “Cung cấp cát cho đường Vành đai 3 thì tỉnh đã hoàn thành mặc dù Vĩnh Long rất khan hiếm cát.

Hiện nay Vĩnh Long còn tới 90 dự án trên địa bàn, thiếu 2 triệu mét khối cát. Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng thì tỉnh cũng đang thực hiện theo yêu cầu nhưng do các mỏ này trước đây được cấp phép theo hình thức thương mại, hiện giờ đổi lại cấp phép theo cơ chế đặc thù thì phải có quy trình rút giấy phép thương mại lại nên nó tốn thời gian”.

Để đảm bảo tiến độ, các tỉnh trong khu vực ĐBSCL tiếp tục nhận sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nhanh chóng hoàn thành thủ tục cấp phép khai thác mỏ trong tháng 10/2024. Bộ GTVT cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương về thời gian khai thác cát, sỏi lòng sông; đồng thời đẩy nhanh thủ tục cấp phép cho mỏ đá Antraco và giao khu vực biển cho các nhà thầu.

Các nhà thầu cần bổ sung nhân lực, thiết bị, tổ chức thi công 3 ca 4 kíp và tăng cường quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn lao động để bù lại tiến độ bị chậm trễ.

Ông Đỗ Minh Châu, Phó giám đốc công ty CP Đầu tư xâu dựng và kỹ thuật VNCN E&C – đơn vị khai thác mỏ các biển B1 của tỉnh Sóc Trăng để cung ứng cho cao tốc Cần Thơ – Cà Mau cho biết: “Công suất yêu cầu 30.000 khối/ngày, năng lực huy động đến thời điểm này thì chúng tôi khai thác 15.000 khối/ngày. Từ nay đến cuối tháng sẽ cố gắng khai thác 30.000 khối/ngày”.

Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án chưa đáp ứng yêu cầu làm lãng phi nguồn lực và thời gian của nhà thầu

Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án chưa đáp ứng yêu cầu làm lãng phi nguồn lực và thời gian của nhà thầu

Đến nay, các nhà thầu đã huy động tổng số 450 mũi thi công, 6.500 nhân lực, 2.200 thiết bị phù hợp với điều kiện thi công tại khu vực ĐBSCL (riêng dự án Cần Thơ - Cà Mau đã huy động 183 mũi thi công, 971 thiết bị, 3.000 nhân lực).

Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Trưởng Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ (chủ đầu tư Dự án thành phần 2, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng) cho biết: “Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, tỉnh Tiền Giang sẽ cung cấp cho Dự án khoảng hơn 4 triệu m3 cát; đang thăm dò để đánh giá trữ lượng cát cung cấp.

Nếu được cung cấp thêm lượng cát này, Ban sẽ tăng cường thi công quyết liệt để đảm bảo đúng tiến độ dự án. Đồng thời chúng tôi cũng đã yêu cầu địa phương di dời đường dây điện hạ thế sớm để chúng tôi thi công”.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề xuất Thủ tướng chỉ đạo Bộ TN&MT nên kiểm tra tất cả các mỏ cát ở ĐBSCL. Từ đó nắm chắc dữ liệu về tài nguyên cát hiện nay và có hướng chỉ đạo lâu dài. Bởi theo Bộ NN&PTNT, nguồn cát sông ở ĐBSCL rất hạn chế, thậm chí không đạt yêu cầu để khai thác. Bên cạnh đó, các mỏ cát này lại liên quan đến vấn đề sạt lở rất lớn, thực tế một số địa phương và người dân đã phản ánh. Do đó, phải tổ chức đánh giá lại tác động môi trường.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: “Tài nguyên cát sông ở ĐBSCL không phải phục vụ ngắn hạn cho các dự án đường cao tốc như hiện nay mà còn cho các công trình ở địa phương, khu đô thị, khu công nghiệp mọc cạnh đường cao tốc về sau. Phải khảo sát, kiểm tra để xác định lại chúng ta đang có cái gì, bao nhiêu và sử dụng được bao lâu. Như vậy, sẽ đỡ đi câu chuyện nhà thầu trúng thầu mỏ cát này, nhưng khai thác không được, rồi lại loay hoay đi tìm mỏ cát khác”.

Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ so với kế hoạch từ 4-15%

Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ so với kế hoạch từ 4-15%

Giải quyết dứt điểm 3 vướng mắc 

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL diễn ra vào sáng ngày 16/10 ở TP. Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị  các bộ, ngành, địa phương phối hợp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chưa chủ động trong việc triển khai cấp phép, giao mỏ vật liệu xây dựng thông thường, một số cơ quan quản lý địa phương chưa nghiên cứu sâu các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các quy định pháp luật, hiểu chưa hết, chưa đúng dẫn đến chưa chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải giải quyết dứt điểm 3 vướng mắc là: Giải phóng mặt bằng; di dời đường điện cao thế và cung ứng vật liệu (cát, đá, sỏi). Các địa phương trong khu vực dự án tập trung hoàn thành 100% công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 10/2024. Nỗ lực đạt mục tiêu, cơ bản hoàn thành 600km đường cao tốc vùng ĐBSCL đến hết năm 2025 và đến năm 2030 có khoảng 1.200km.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Đây là mục tiêu và chủ trương của TP. Hà Nội khi xây dựng các khu nhà tái định cư dành cho người dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

UBND quận Hoàn Kiếm đang đề xuất hạn chế xe hợp đồng trên 16 chỗ sử dụng nhiên liệu diesel vào khu vực nội đô, nhất là khu vực phố cổ để góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm khí thải.

Thương màu gạch đỏ

Thương màu gạch đỏ

Mang Thít là vùng đất được bao bọc bởi hai con sông Cổ Chiên và Mang Thít. Hàng năm, theo dòng Cửu Long đổ về hạ lưu, những hạt phù sa mịn đã vượt hàng ngàn cây số tập kết về đây, hình thành những mỏ đất sét quý giá.

Vốn đầu tư công 'nằm im', điểm nghẽn phát triển kinh tế

Vốn đầu tư công "nằm im", điểm nghẽn phát triển kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội.

Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con

Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con

Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.