Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đã hơn 1 tháng xảy ra vụ tai nạn đường sắt khiến 1 người tử vong tại lối đi tự mở qua đường sắt ở ngõ 268 đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội) người dân nơi đây vẫn cảm thấy bàng hoàng và ám ảnh.
Theo anh Nguyễn Văn Lâm Lâm đây không phải lần đầu tiên khu vực trên xảy ra va chạm giữa tàu hoả và các phương tiện khác: "Ở đây từ ngõ 268 đi ra khuất tầm nhìn, chỉ cần người dân chạy xe không chú ý quan sát, thậm chí vừa đi vừa nghe điện thoại, mất tập trung là rất dễ xảy ra tai nạn. Vụ tai nạn hôm mùng 6 tết bác kia đi từ Bệnh viên Thăng Long đi về, vừa mớm lên đây thì va chạm với tàu hỏa, xe và người băng qua bên kia, người thì nằm bên cạnh nhà tôi, xe nằm cạnh xe ba gác kia.
Hồi tháng 8 năm ngoái cũng tại ngõ này có 2 cháu học sinh đi từ trong ra khuất tầm nhìn cũng bị tai nạn và tử vong. Ở đây chưa đầy 1 năm mà có tới 2 vụ tai nạn chết người, như thế này thì tai nạn sẽ còn tiếp diễn."
Chia sẻ với VOV Giao thông, anh Trình Hữu Trung cho biết, nhà anh ngay đầu ngõ 268 đường Ngọc Hồi, thường ngày khi tàu hỏa sắp đến anh vẫn luôn ra đầu ngõ để cảnh giới; anh và bà con nơi đây còn tự lắp đèn chiếu sáng, biển cảnh báo tàu hỏa, tuy nhiên dường như việc đối mặt với tàu hỏa thường xuyên cũng dẫn tới tâm lý chủ quan, lơ là, thiếu cảnh giác của người dân và bất chấp băng qua đường tàu. Vì vậy tai nạn xảy ra là khó tránh khỏi.
"Người dân từ ngõ đi ra thường thiếu quan sát, vì đây là đoạn dốc, nếu cẩn thận khi đi tới đây phải đỗ lại để quan sát, trong khi đường sắt là đường ưu tiên nên người dân băng qua phải để ý, quan sát, cảm thấy an toàn mới đi tiếp. Thế nhưng nhiều khi người dân cứ đi ào ào, nhiều lúc tôi hô cũng không kịp", anh Trình Hữu Trung nói.
Theo quan sát của phóng viên tại khu vực này cứ cách vài mét lại có một lối mở qua đường sắt và từ lâu đường ngang dân sinh qua ngõ 268 và ngõ 210 là hai trong số nhiều điểm đen về TNGT đường sắt tại khu vực này. Thế nhưng, dù liên tục có tai nạn chết người nhưng người dân vẫn vô tư phóng xe băng qua đường sắt, thậm chí nhiều bạn trẻ còn không đội mũ bảo hiểm.
Trung tá Nguyễn Đình Hùng, Đội trưởng Đội CSGT-TT, Công an huyện Thanh Trì cho biết, trên địa bàn huyện có 84 lối đi tự mở qua đường sắt. Thời gian qua đơn vị đã phối hợp với ngành đường sắt thu hẹp các lối đi tự mở, ngăn ngừa ôtô băng qua đường sắt, tuy nhiên các lối mở nhỏ lẻ vẫn còn khá nhiều:
"Công an huyện đã tiến hành điều tra cơ bản toàn bộ 84 lối mở, nhất là khu vực thị trấn Văn Điển, mặc dù chỉ trong khoảng 200m nhưng có rất nhiều lối mở và các lối mở này đi vào nhiều khu dân cư. Hiện tại các lối mở này đã được điều tra cơ bản và trích lục sổ đỏ các các nhà dân ở xung quanh các lối mở này; chúng tôi phối hợp với thị trấn Văn Điển tuyên truyền, vận động người dân không mở thêm lối đi mới và tiến hành rào lại, chúng tôi cũng sẽ tiến hành lắp camera tại các vị trí này. Ngoài ra Ban chỉ đạo 197 đã tham mưu và xử lý rất quyết liệt các vi phạm về trật tự xây dựng dọc đường sắt, vi phạm hành lang ATGT đường sắt."
Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng ga Văn Điển chia sẻ, đây là địa bàn phức tạp và mất ATGT đường sắt rất cao. Nơi đây có 2 tuyến đường sắt đi qua là tuyến Bắc - Nam và Hà Nội – Lào Cai, với 3 khu gian, do xu hướng đô thị hóa ngày càng cao nên mật độ dân cư cũng ngày càng đông. Vì thế tai nạn, sự cố xảy ra tại các lối đi tự mở ngày một diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng trong năm 2023 khu vực này đã xảy ra 11 vụ TNGT thì có tới 10 vụ liên quan đến lối đi tự mở và đường ngang có cảnh báo tự động (trong đó 5 người chết và 7 người bị thương), trong 2 tháng đầu năm 2024 đã xảy ra 2 vụ TNGT đường sắt, khiến 1 người tử vong.
"Bây giờ muốn giảm tai nạn thì phải làm đường gom, bởi các vụ TNGT xảy ra hầu hết đều ở lối đi tự mở và ở đường ngang có cảnh báo tự động nhưng người dân thiếu ý thức cố tình vượt qua và không chấp hành đèn báo hiệu ngừng. Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi là xóa lối đi tự mở, địa phương cũng rất muốn thu hẹp, rào lại và làm đường gom. Cả 2 bên đều mong muốn thế nhưng việc triển khai làm đường gom rất chậm, không biết vướng mắc do đâu? Chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương cùng các ban ngành vào cuộc để làm đường gom", ông Nguyễn Trung Thành cho biết.
Ông Thành cho biết thêm, trong phạm vi ga quản lý hiện có 40 lối đi tự mở, từ năm 2017 đến nay UBND huyện Thanh Trì mới xóa được duy nhất một lối đi tự mở tại Km8+150 khu gian Văn Điển – Giáp Bát, khu vực này gần cầu Văn Điển do xảy ra nhiều vụ TNGT đường sắt.
Đồng thời, với nguồn vốn kinh phí hạn hẹp được nhà nước giao hàng năm ngành đường sắt đã nỗ lực thu hẹp các lối đi không hợp pháp, tuy nhiên việc xóa hoàn toàn các lối đi tự mở khu vực này không biết bao giờ mới hoàn thành, trong khi thời hạn theo QĐ 358 của TTCP đang đến rất gần.
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Ở một toa tàu nhỏ và đặc biệt mang dáng dấp của Hà Nội xưa được tình cờ bắt gặp trên phố, sẽ đưa bộ hành du hành ngược thời gian về những năm tháng đã cũ với nhiều mảnh ký ức quan trọng đối với cuộc đời người dân Thủ đô một thời.
Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.
Mưa bão, ngập lụt đã khiến nhiều cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp mất trắng. Chính phủ, các ngành và các địa phương cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau thiên tai?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xếp giáo viên mầm non là công việc nặng nhọc và có thể nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi.
Hồ Hoàn Kiếm, không gian văn hóa của gắn liền với nhiều di tích lịch sử. Thế nhưng thời gian qua, những gian hàng liên tục được dựng lên, những chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức vào các ngày cuối tuần hay các gánh hàng rong chèo kéo du khách đã làm xấu đi hình ảnh “trái tim của thủ đô”…
Từ 07/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, theo Quyết định số 61/2024 vừa được UBND thành phố Hà Nội đã ban hành. Theo đó, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.