Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Ảnh

GPMB đường Chùa Bộc chưa xong: Rác thải, nước đọng và phải bắc thang vào nhà

Lê Tùng: Thứ ba 29/08/2023, 08:29 (GMT+7)

Nói đến dự án chỉnh trang đô thị, xây mới công trình hay mở rộng lòng đường hè phố, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến ngay viễn cảnh đường phố khang trang, sạch đẹp hơn.

Ấy mà thực tế, một số công trình đã tồn tại khá lâu, kéo dài hết năm này sang năm khác, “năm đội năm, vốn đội vốn” lại đang làm mất niềm tin của người dân.

Cũng từ đó mà nảy sinh ra nỗi sợ mỗi khi các dự án triển khai chậm, dần dần hình thành trong tâm trí của người dân.

Sau khi nhận đền bù giải phóng mặt bằng tại dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà (quận Đống Đa), nhiều căn nhà trong diện quy hoạch đã được tiến hành phá dỡ.

Sau khi nhận đền bù giải phóng mặt bằng tại dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà (quận Đống Đa), nhiều căn nhà trong diện quy hoạch đã được tiến hành phá dỡ.

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà được mở rộng 3/4, hiện chỉ còn góc 1/4 hướng từ Chùa Bộc đi Tây Sơn.

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà được mở rộng 3/4, hiện chỉ còn góc 1/4 hướng từ Chùa Bộc đi Tây Sơn.

Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà theo quy hoạch tại góc 1/4 nút giao, từ Học viện Ngân hàng đến cổng trường Đại học Công đoàn, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5572/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 và được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 8006/QĐ-UBND ngày 17/11/2017, Quyết định số 4437/QĐ-UBND ngày 02/10/2020.

Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà theo quy hoạch tại góc 1/4 nút giao, từ Học viện Ngân hàng đến cổng trường Đại học Công đoàn, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5572/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 và được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 8006/QĐ-UBND ngày 17/11/2017, Quyết định số 4437/QĐ-UBND ngày 02/10/2020.

Một gian hàng bán bánh trung thu giữa rừng phế liệu

Một gian hàng bán bánh trung thu giữa rừng phế liệu

Không có đường để đi vào, cửa hàng này đành phải rời sang chỗ khác để tiếp tục buôn bán

Không có đường để đi vào, cửa hàng này đành phải rời sang chỗ khác để tiếp tục buôn bán

Theo quy định giá đất của UBND TP Hà Nội, tại vị trí trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) được dùng làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 47.148.780 đồng/m2.

Theo quy định giá đất của UBND TP Hà Nội, tại vị trí trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) được dùng làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 47.148.780 đồng/m2.

Vốn được biết đến là “con phố thời trang” của Hà Nội, có lợi thế mặt tiền đẹp, thuận lợi cho việc kinh doanh. Thế nhưng 2 năm nay, gia đình này lại chẳng thể buôn bán được gì vì dự án mở rộng đường đường Chùa Bộc còn đang dang dở.

Vốn được biết đến là “con phố thời trang” của Hà Nội, có lợi thế mặt tiền đẹp, thuận lợi cho việc kinh doanh. Thế nhưng 2 năm nay, gia đình này lại chẳng thể buôn bán được gì vì dự án mở rộng đường đường Chùa Bộc còn đang dang dở.

“Việc thi công quá chậm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống gia đình nhà chúng tôi. Từ đi lại đến sinh sống, kinh doanh, điều kiện về môi trường nhếch nhác, bẩn thỉu đổ ra đường ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề kinh doanh mà cứ kéo dài thời gian thế này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi. Hỏi thì người ta nói cứ theo tiến độ thôi. Còn tiến độ thế nào chúng tôi không được biết”, người dân sinh sống trên phố Chùa Bộc cho biết.

“Việc thi công quá chậm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống gia đình nhà chúng tôi. Từ đi lại đến sinh sống, kinh doanh, điều kiện về môi trường nhếch nhác, bẩn thỉu đổ ra đường ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề kinh doanh mà cứ kéo dài thời gian thế này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi. Hỏi thì người ta nói cứ theo tiến độ thôi. Còn tiến độ thế nào chúng tôi không được biết”, người dân sinh sống trên phố Chùa Bộc cho biết.

Rác thải nhếch nhác

Rác thải nhếch nhác

Ao tù nước đọng ô nhiễm môi trường

Ao tù nước đọng ô nhiễm môi trường

Những công trình dang dở, cột điện trơ trọi

Những công trình dang dở, cột điện trơ trọi

---

---

Đối với người dân sinh sống tại khu vực, từ lâu khái niệm vỉa hè đã chẳng còn nữa. Thay vào đó là các “núi” trạc thải xây dựng, rác sinh hoạt ùn ứn nhiều ngày hay những vũng nước sâu là nơi sinh sống của muỗi và loăng quoăng.

Đối với người dân sinh sống tại khu vực, từ lâu khái niệm vỉa hè đã chẳng còn nữa. Thay vào đó là các “núi” trạc thải xây dựng, rác sinh hoạt ùn ứn nhiều ngày hay những vũng nước sâu là nơi sinh sống của muỗi và loăng quoăng.

Vỉa hè đã không còn nữa, người dân phải xuống đường song hành cùng các phương tiện

Vỉa hè đã không còn nữa, người dân phải xuống đường song hành cùng các phương tiện

Ngay kể cả các bạn sinh viên cũng đành ngậm ngùi phải chuyển đi nơi khác sau 2 năm thuê trọ. Bạn Nguyễn Đức Tâm - Sinh viên Trường Đại học Thủy lợi cho biết, tình trạng rác thải ùn ứ trên vỉa hè ngày càng nhiều mà vẫn được vận chuyển đi, khiến đoạn đường Chùa Bộc trở nên nhếch nhác hơn bao giờ hết.

Ngay kể cả các bạn sinh viên cũng đành ngậm ngùi phải chuyển đi nơi khác sau 2 năm thuê trọ. Bạn Nguyễn Đức Tâm - Sinh viên Trường Đại học Thủy lợi cho biết, tình trạng rác thải ùn ứ trên vỉa hè ngày càng nhiều mà vẫn được vận chuyển đi, khiến đoạn đường Chùa Bộc trở nên nhếch nhác hơn bao giờ hết.

“Bây giờ người ta cứ vứt rác bừa bãi ra đây thôi. Kiểu như bây giờ người ta làm đường, bán đất đi nhiều nên thành khu vứt rác tự phát, người ta cũng chẳng làm gì. Em ở đấy thấy bốc mùi hôi lên sợ lắm. Rác thải ngoài đường, đến nhà xây xong còn vứt hết gạch ra đây, có thấy ai dọn đâu, cuối ngày người ta chẳng bốc đi, sáng hôm sau lại đầy tiếp rồi. Đến bây giờ ở đây không chịu được em phải chuyển đi thôi”, Sinh viên trường Đại học Thủy Lợi - Nguyễn Đức Tâm chia sẻ.

“Bây giờ người ta cứ vứt rác bừa bãi ra đây thôi. Kiểu như bây giờ người ta làm đường, bán đất đi nhiều nên thành khu vứt rác tự phát, người ta cũng chẳng làm gì. Em ở đấy thấy bốc mùi hôi lên sợ lắm. Rác thải ngoài đường, đến nhà xây xong còn vứt hết gạch ra đây, có thấy ai dọn đâu, cuối ngày người ta chẳng bốc đi, sáng hôm sau lại đầy tiếp rồi. Đến bây giờ ở đây không chịu được em phải chuyển đi thôi”, Sinh viên trường Đại học Thủy Lợi - Nguyễn Đức Tâm chia sẻ.

Hơn 100m đường Chùa Bộc, đa số các nhà đều bị lấy đất để thực hiện dự án. Hiện nay có gia đình vẫn ở lại, cố bám trụ ngôi nhà mặt đường để giữ kế sinh nhai. 

Hơn 100m đường Chùa Bộc, đa số các nhà đều bị lấy đất để thực hiện dự án. Hiện nay có gia đình vẫn ở lại, cố bám trụ ngôi nhà mặt đường để giữ kế sinh nhai. 

“Tiến độ thi công giải tỏa GPMB đường Chùa Bộc này rất chậm. Từ năm 2021 đến giờ là 2 năm rồi mà chỗ giải tỏa đấy chưa xong thì thi công thế nào? Chưa kể, mất vệ sinh kinh khủng, mà bây giờ đang dịch bệnh sốt xuất huyết thế này. Muốn làm cho sạch sẽ đi để đỡ phải ảnh hưởng đến người xung quanh” - Không có cửa, phải lấy thang để leo vào nhà, người dân bức xúc nói.

“Tiến độ thi công giải tỏa GPMB đường Chùa Bộc này rất chậm. Từ năm 2021 đến giờ là 2 năm rồi mà chỗ giải tỏa đấy chưa xong thì thi công thế nào? Chưa kể, mất vệ sinh kinh khủng, mà bây giờ đang dịch bệnh sốt xuất huyết thế này. Muốn làm cho sạch sẽ đi để đỡ phải ảnh hưởng đến người xung quanh” - Không có cửa, phải lấy thang để leo vào nhà, người dân bức xúc nói.

Thế nhưng cũng có gia đình phải bỏ đi nơi khác để sinh sống hoặc trở về quê bởi diện tích nhà sau khi bị dự án lấy chỉ còn vỏn vẹn chưa đến 2m chiều sâu như căn nhà trong ảnh

Thế nhưng cũng có gia đình phải bỏ đi nơi khác để sinh sống hoặc trở về quê bởi diện tích nhà sau khi bị dự án lấy chỉ còn vỏn vẹn chưa đến 2m chiều sâu như căn nhà trong ảnh

Tình trạng dự án dang dở, kéo dài từ năm này qua năm khác, đất đá ngổn ngang, hố ga biến thành những cái bẫy dành cho người đi đường không phải chuyện hiếm gặp ở thủ đô. Có nơi làm lại cống thoát nước, có nơi đi lại đường dây điện, cũng có nơi lát lại đá vỉa hè chỉ sau vài năm sử dụng… Còn người dân sinh sống quanh khu vực vỉa hè bị đào xới luôn trong tình trạng ngán ngẩm, bức xúc vì nhiều tháng qua họ không thể đi bộ trên vỉa hè, xe máy ra vào nhà gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, để vào nhà, nhiều gia đình còn phải tự tay xếp gạch tạo thành lối đi riêng. Cũng từ đây, các dự án mở rộng đường khi triển khai đã trở thành nỗi sợ hãi, niềm tin từ đó cũng bay dần theo những tiếng thở dài của người dân.

Tình trạng dự án dang dở, kéo dài từ năm này qua năm khác, đất đá ngổn ngang, hố ga biến thành những cái bẫy dành cho người đi đường không phải chuyện hiếm gặp ở thủ đô. Có nơi làm lại cống thoát nước, có nơi đi lại đường dây điện, cũng có nơi lát lại đá vỉa hè chỉ sau vài năm sử dụng… Còn người dân sinh sống quanh khu vực vỉa hè bị đào xới luôn trong tình trạng ngán ngẩm, bức xúc vì nhiều tháng qua họ không thể đi bộ trên vỉa hè, xe máy ra vào nhà gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, để vào nhà, nhiều gia đình còn phải tự tay xếp gạch tạo thành lối đi riêng. Cũng từ đây, các dự án mở rộng đường khi triển khai đã trở thành nỗi sợ hãi, niềm tin từ đó cũng bay dần theo những tiếng thở dài của người dân.

 

Lê Tùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xe hợp đồng không được gom khách lẻ: Quản lý thế nào?

Xe hợp đồng không được gom khách lẻ: Quản lý thế nào?

Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…

Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông

Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông

Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.

Bỏ xe, không nộp phạt vi phạm giao thông: Trốn không thoát, thiệt hại nhiều hơn

Bỏ xe, không nộp phạt vi phạm giao thông: Trốn không thoát, thiệt hại nhiều hơn

Thực tế đã từng có nhiều trường hợp người vi phạm giao thông cố tình không chấp hành bằng cách bỏ lại phương tiện, vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp. Không riêng gì tại Việt Nam, đây cũng là tình huống mà lực lượng chức năng ở nhiều nước trên thế giới phải đối mặt.

Trăm năm hủ tiếu Mỹ Tho

Trăm năm hủ tiếu Mỹ Tho

Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.

Thị phần môi giới hàng hóa 2024: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Thị phần môi giới hàng hóa 2024: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.

Nhiều phường tại TP.HCM ‘về chung nhà’

Nhiều phường tại TP.HCM ‘về chung nhà’

Từ ngày 01/1/2025, 80 phường thuộc 10 quận nội thành TP.HCM đã chính thức sáp nhập thành 41 phường mới. Đây là một sự kiện quan trọng trong nỗ lực tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý và phục vụ người dân của thành phố.

Cảnh báo mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép dịp Tết

Cảnh báo mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép dịp Tết

Những tháng cuối năm và giáp Tết Nguyên đán, hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép sẽ có chiều hướng gia tăng. Thời gian qua, tại TP.HCM và các tỉnh lận cận, hàng loạt vụ vận chuyển pháo nổ trái phép cũng bị phát hiện.