Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tại Việt Nam, hiện chưa có những nghiên cứu tổng thể và quy mô về vấn đề này, nên từ những con số khảo sát ban đầu trong một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Bách Khoa về chất lượng không khí trong không gian nhà ở tại Hà Nội đã đưa ra những kết quả gây bất ngờ, ngay cả với những người làm chuyên môn.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở nước ta đã để lại nhiều hậu quả về ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Khi không khí bên ngoài ngày càng có xu hướng ô nhiễm thì mọi người có tâm lý là sẽ ở trong nhà, hạn chế ra đường để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên theo cảnh báo của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ và nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy: Môi trường trong nhà là nơi dễ phát sinh và tích tụ nồng độ chất ô nhiễm cao gấp 2-5 lần ngoài trời.
"Hệ hô hấp của em yếu nên hôm nào cảm giác trong không khí có nhiều bụi hơn là mũi của em bị đau rồi đấy ạ, nên em phải đeo khẩu trang vào, đấy là ở trong nhà đấy ạ."
"Mình cảm giác ra ngoài trời ô nhiễm hơn, khói bụi, xe, các tiếng ồn thì cảm giác là hơn, nhưng nếu ở trong nhà thì cũng có hôm thấy bí thì cũng khó chịu, bây giờ cảm giác cả trong cả ngoài, nhất là ở thành phố."
"Đây máy lọc nhà chị đây, 1 tuần phải rửa 2 lần mà bịt kín bụng luôn, mỗi lần rửa ra 2 cái thau đấy, đen sì luôn, riêng máy lọc nước đã kinh khủng rồi, bây giờ đến máy lọc không khí nữa mới gọi là kinh khủng, mình không nghĩ là nó lại ô nhiễm tới mức này."
Chất lượng không khí trong nhà phụ thuộc vào 3 yếu tố: Cấu trúc xây dựng (độ kín), chất lượng không khí bên ngoài và thói quen sinh hoạt. Mặc dù yếu tố chất lượng không khí bên ngoài là yếu tố bao trùm, tuy nhiên, chất lượng không khí trong nhà vẫn có thể không được như mong muốn.
TS Trịnh Quốc Dũng, Giảng viên Khoa Năng lượng nhiệt, Trường Cơ khí, Đại học Bách Khoa cho biết: “Chúng tôi chọn 2 căn hộ, 1 là ở nội đô, 2 là bên Long Biên, để so sánh giữa nội đô và ngoại thành thì có sự khác biệt gì không, lúc đầu cũng kỳ vọng bên ngoại thành sẽ đỡ hơn nhưng thật ra không phải, ô nhiễm không khí vẫn rất lớn, mặc dù không khí tương đối sạch, không gian rộng hơn…
Các căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng hay nhà tập thể hiện nay tại Hà Nội với mật độ ngày càng dày đặc, hầu hết đều có thiết kế rất kín, tận dụng tối đa diện tích xây dựng, sự luân chuyển không khí trong nhà kém nên điều hòa được sử dụng thường xuyên để tạo cảm giác mát mẻ nhưng lại không được thông thoáng, lượng khí tươi bên ngoài vào rất ít. Nồng độ chất ô nhiễm sẽ tích tụ, luẩn quẩn rồi tăng cao trong diện tích căn nhà và gây nguy hại cho sức khỏe con người.
Trung bình mỗi người làm công việc văn phòng thì thời gian chúng ta sinh hoạt trong một môi trường căn hộ kín chiếm tới 18-20 giờ mỗi ngày. Nếu chất lượng không khí không đảm bảo thì chắc chắn đó là những sát thủ vô hình đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhận thức của phần lớn người dân về vấn đề này lại chưa cao.
TS Trịnh Quốc Dũng cho biết thêm: "Khoảng 2-3 năm gần đây người ta mới quan tâm, và sau đại dịch covid thì người ta mới để ý dần dần tới chất lượng không khí. Qua những nghiên cứu này thì một phần để truyền thông cho xã hội để họ nắm được đầu tiên là mức độ cảnh báo của không khí ở trong nhà, thứ 2 là chúng ta phải có tác động thêm nữa, đó cũng chính là cái tạo điều kiện cho các hãng và nhà sản xuất có động lực phát triển sản phẩm hơn.
Rõ ràng một sản phẩm chỉ có tiết kiệm năng lượng với sản phẩm có cả lọc khí thì giá cả nó sẽ cao hơn, nhưng nếu người tiêu dùng chấp nhận việc chúng ta có không khí trong nhà tốt thì chúng ta không phải lăn tăn về giá cả nữa. Cái thứ 2 là nghiên cứu này cho chúng ta 1 thông tin là dù chúng ta có những giải pháp kỹ thuật tốt đến mấy mà chất lượng không khí ở ngoài trời nó xấu thì nói chung là rất khó."
Là một trong những đơn vị nghiên cứu chuyên môn liên quan, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cũng thừa nhận hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu quy mô, tổng thể về những tác động của chất lượng không khí trong nhà tới sức khỏe con người, mặc dù vấn đề này với các nước phát triển, họ đã quan tâm và nghiên cứu chi tiết từ nhiều năm trước.
Ông Đinh Xuân Ngôn- Trưởng Khoa an toàn vệ sinh lao động, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết: "Ở VN trong thời gian qua cũng đã có 1 số nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng không khí trong nhà đang là vấn đề nổi cộm với 1 số thông số so với tiêu chuẩn là đều vượt giá trị cho phép, ví dụ chỉ số về bụi, về vi sinh vật như nấm mốc. Tuy nhiên, ở VN cũng mới chỉ có các nghiên cứu lẻ tẻ, chưa được công phu. Trong thời gian tới, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cũng có dự kiến và đề xuất với cơ quan chức năng về nghiên cứu tổng thể về đánh giá chất lượng không khí trong nhà, đồng thời có những khuyến cáo kịp thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng."
Công nghệ hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí trong nhà
Đề án nghiên cứu và đánh giá thực trạng chất lượng không khí trong nhà của nhóm sinh viên Khoa năng lượng, trường Cơ khí, Đại học Bách khoa HN là một trong những nghiên cứu xanh được đánh giá cao trong Ngày hội sáng tạo khoa học 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Từ những nghiên cứu chi tiết, đề án bước đầu đã tìm ra được những giải pháp cơ bản, hiệu quả để cải thiện tình trạng này, đặc biệt là nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ.
Là một người tham gia trực tiếp vào quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng không khí trong nhà, Nguyễn Tiến Anh- sinh viên K63 khoa Năng lượng nhiệt, Trường Cơ khí, ĐH Bách Khoa đã có những thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng không khí trong nhà, qua đó thôi thúc bản thân tìm đến những giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng này, trước hết là trong chính không gian gia đình mình:
"Ví dụ như nhà em thì em cũng có sắm thêm mấy bộ đo chất lượng không khí, cũng như mua thêm một cái máy lọc không khí đặt tại chỗ ở phòng khách. Ngay chính bản thân em cũng thay đổi quan điểm về chất lượng không khí trong nhà vì nó rất là quan trọng. Đầu tiên đơn giản nhất là chúng ta hãy thay đổi chính thói quen sinh hoạt thường ngày của chúng ta bởi vì đó cũng là 1 trong những nguyên nhân lớn gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà.
Giả sử như tình trạng chúng ta hút thuốc trong phòng, nấu ăn, thắp hương, hoặc sử dụng các chất tạo mùi như nến thơm, nước hoa mà chúng ta sử dụng quá thường xuyên trong một phòng kín thì nó sẽ gây nên nhiều nồng độ chất độc hại hay có những nhà để tiết kiệm điện thì họ sẽ ngủ chung trong 1 phòng vd 4 người ngủ trong phòng kín và bật điều hòa thì gây ra nồng độ CO2 trong phòng rất cao, oxy bên ngoài ko tràn vào trong phòng nên khi chúng ta ngủ dậy sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và đau đầu, giảm hệ suất làm việc và chất lượng sống."
Trước mắt, hiện nay công nghệ có thể hỗ trợ phần nào trong việc cải thiện chất lượng không khí trong gia đình. Nhóm nghiên cứu của Tiến Anh đang mong muốn cải thiện sản phẩm để phù hợp và tối ưu với điều kiện không khí đặc trưng của khu vực miền bắc Việt Nam, trong đó có Hà Nội:
"Bọn em đang nghiên cứu 1 sản phẩm trong đề án này là 1 thiết bị lọc không khí và xử lý không khí trong nhà. Thiết bị này có 3 chức năng chính, thứ nhất là sẽ cấp gió tươi oxy từ bên ngoài vào trong phòng mình. Khi cấp như thế, nó sẽ tốt hơn là mình thông gió tự nhiên. Thứ 2 là thiết bị này nó sẽ xử lý bớt nhiệt độ và độ ẩm, Những những nhà mới thì có thể sử dụng thiết bị như bọn em đang nghiên cứu thì nó sẽ lắp trên trần vào nhà mình và cấp không khí vào từng phòng.
Còn giải pháp khác là cũng sử dụng máy lọc không khí nhưng là thiết bị đặt tại chỗ, thiết bị cục bộ ở từng phòng một để tái tuần hoàn không khí nhà mình cho sạch."
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.