TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đây là một dịp đặc biệt để các cán bộ chiến sỹ ngành công an được lắng nghe trực tiếp hai nhân chứng lịch sử là bà Đặng Thị Thiệp - người từng cùng chồng là Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai đào hầm bí mật, vận chuyển và cất giấu hơn 2 tấn vũ khí phục vụ cho biệt động Sài Gòn tấn công vào mục tiêu Dinh Độc Lập và chi viện cho mục tiêu khác trong chiến dịch Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.
Và bà Trần Thị Lệ Thu (bí danh Thu Bà Điểm) - giao liên, sát cánh cùng ông Nguyễn Đức Hùng (bí danh Tư Chu) Chỉ huy Trưởng lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời gian chuẩn bị và diễn ra cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.
Bà Đặng Thị Thiệp (80 tuổi) vốn là con một cán bộ cấp cao tại Quảng Ngãi. Năm 1954, cha của bà là ông Đặng Hạnh tập kết ra Bắc, làm nhiệm vụ sang Trung Quốc và Liên Xô nhận vũ khí viện trợ. Trong thời gian đó, bà vào Sài Gòn hoạt động và được tổ chức giới thiệu cho gặp ông Trần Văn Lai.
Ông Lai bấy giờ đã lọt vào Dinh Độc Lập làm thầu khoán, lấy tin tức tình báo, và trở thành một cơ sở đắc lực trong nội thành, phục vụ các kế hoạch chiến lược, đưa đón cán bộ lãnh đạo Quân khu Sài Gòn - Gia Định từ căn cứ vào thành công tác; và làm kinh tế để tiếp tế, chi viện cho Quân khu…
Năm 1965, Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ thị đơn vị bảo đảm chiến đấu của Biệt động Sài Gòn xây dựng 12 hầm vũ khí chiến lược trong nội thành để chuẩn bị cho kế hoạch lớn khi có thời cơ. Ông Trần Văn Lai cùng các cán bộ khác nhận lệnh đào hầm, vận chuyển vũ khí từ căn cứ về và cất giấu trong hầm, chủ yếu là tại chính căn nhà của các gia đình Biệt động sinh sống.
Bà Đặng Thị Thiệp đã sát cánh cùng chồng mua nhiều căn nhà ở gần các mục tiêu chiến lược, các cơ quan đầu não của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa; trong đó có ba căn nhà liền kề ở 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3 hiện nay) để phục vụ cho kế hoạch đánh mục tiêu Dinh Độc Lập. Tại căn nhà này, ông Lai đã đào hầm, vận chuyển và cất giấu thành công hơn 2 tấn vũ khí, với sự chung tay của người vợ, người đồng chí Đặng Thị Thiệp trong vòng bố ráp gắt gao của địch.
Bà Trần Thị Lệ Thu (73 tuổi) - Cựu giao liên của Chỉ huy Trưởng Biệt động Sài Gòn, đã chia sẻ về những hiểm nguy, gian khổ mà bà đã trải qua trong những tháng ngày sát cánh cùng chỉ huy, miệt mài như con thoi đưa thư từ, mệnh lệnh cho các cán bộ khác để chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tiến công Mậu Thân 1968.
Chia sẻ với các cán bộ chiến sỹ Công an TP.HCM, bà Thu nhấn mạnh: “Cuộc tổng tấn công của lực lượng Biệt động Sài Gòn vào các mục tiêu đầu não của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa Xuân Mậu Thân 1968, đặc biệt là cuộc tấn công vào mục tiêu Đại sứ quán Mỹ do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (khi ấy là Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định) trực tiếp chỉ đạo, có thể xem là trận đánh quan trọng nhất, làm lung lay ý chí chiến đấu của lính Mỹ, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
Cuộc tấn công của Biệt động Sài Gòn đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ và buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán Paris, lập lại hòa bình ở Việt Nam, là tiền đề để đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước”.
Các cán bộ chiến sỹ công an TP.HCM đã bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sự đóng góp của các nhân chứng lịch sử trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để các cán bộ chiến sỹ công an học hỏi và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để hun đúc thêm tinh thần quyết tâm giữ vững nền an ninh, trật tự của TP.HCM và xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Trong dịp này, đoàn cán bộ chiến sỹ công an TP.HCM do Trung tá Đặng Kim Hoàng dẫn đầu cũng đã có chuyến hành trình “Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn”, tham quan Hầm chứa vũ khí bí mật của Biệt động Sài Gòn tại 287/70-72 Nguyễn Đình Chiểu (quận 3); thắp hương tại Bia tưởng niệm các chiến sỹ Biệt động Sài Gòn hy sinh trong trận tấn công vào Dinh Độc Lập 1968; thăm Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn 113A Đặng Dung, quận 1.
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra để đánh giá điều kiện hoạt động và duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới tại một số trung tâm đăng kiểm trên cả nước.
Bộ GTVT đang lấy ý kiến góp ý các bộ, ngành dự thảo Thông tư cho phép tự động giãn chu kỳ kiểm định xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi.
Mỗi ngày tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. Thủ Đức (TP.HCM) tấm lòng của của các thành viên nhóm thiện nguyện Nhất Tâm mang lại sự ấm áp cho những bệnh nhân, thân nhân, y bác sĩ và những người có hoàn cảnh khó khăn như anh xe ôm, chú bảo vệ, cô bán vé số....
Lực lượng chức năng đã ngăn chặn nhiều trường hợp thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, tụ tập điều khiển xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, bấm còi gây náo loạn đường phố, cá biệt có trường hợp còn đem theo cả gậy rút 3 khúc.
Vụ việc cụ bà ở Bình Dương bị chó Pitbull cắn tử vong mới đây tiếp tục nối dài danh sách nạn nhân của tình trạng nuôi chó dữ thiếu kiểm soát.
Diễn tập chữa cháy và cứu nạn trong hầm sông Sài Gòn là hoạt động thường niên, nhằm chuẩn bị kịch bản giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có sự cố; nâng cao trình độ nghiệp vụ chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn và phối hợp giữa các đơn vị.